Thực trạng về nhận thức công tác giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 59 - 63)

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Nguyễn Trãi huyện

2.4.1. Thực trạng về nhận thức công tác giáo dục đạo đức học sinh

2.4.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu về tầm quan trọng của cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên và thu được kết quả sau:

Bảng 2.19: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

78% 22% 0

Qua Bảng 2.19 cho thấy: Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng và quan trọng, có tới 78% ý kiến trả lời cho rằng công tác giáo dục đạo đức là rất quan trọng, 22% ý kiến trả lời cho rằng quan trọng, khơng có ý kiến nào cho rằng không quan trọng.

Đây là tiền đề thuận lợi cho việc triển khai việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh

Tiếp tục khảo sát nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tôi thu được kết quả:

Bảng 2.20: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

STT Nội dung giáo dục đạo đức Mức độ ( %)

Rất cần Cần Không cần

1 u nước, u CNXH, u hồ bình 60 40

2 Lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, thương yêu con người.

56,3 43,7 0

3 Thật thà, trung thực, dám chịu trách nhiệm.

82,5 17,5 0

4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể. 65 35 0

Tinh thần hợp tác, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

70 30 0

5 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu. 55 45 0 6 Giáo dục sức khoẻ sinh sản, hơn nhân,

hạnh phúc gia đình

68,8 31,2 0

7 Giáo dục lối sống lành mạnh, văn hoá 75 25 0

8 Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm.

57,5 42,5 0

9 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phòng tránh các tai tệ nạn xã hội

45 55 0

10 Đức tính hiếu thảo; biết ơn ơng bà, cha mẹ, thầy cơ; kính trên nhường dưới.

80 20 0

11 Tôn trọng nội qui, pháp luật, nghiêm túc trong công việc

67,5 32,5 0

12 Có ý chí vượt khó vươn lên 51,3 48,7 0

Qua bảng 2.20 cho thấy hầu hết các ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết và cần thiết,

được cho là rất cần thiết với tỉ lệ cao nhất 82,5%, sau đó đến Đức tính hiếu thảo; biết ơn ơng, bà, cha, mẹ thầy cơ; kính trên nhường dưới được cho với mức độ rất cần thiết là 80%. Nội dung Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phịng tránh các tai tệ nạn xã hội có mức độ rất cần thiết thấp nhất 45%. Đây là yếu tố quan trọng và thuận lợi để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh trong các nhà trường THPT nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.

Để hiểu rõ hơn về sự quan tâm của nhà trường đến các nội dung giáo dực đạo đức cho học sinh, tôi tiếp tục trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các em học sinh cho thấy thực tế các nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường những năm qua đã được quan tâm khá toàn diện. Tuy nhiên chưa đảm bảo sự thống nhất cao, đồng bộ về các khái niệm, quan niệm, nội dung của từng chuẩn mực, phần lớn các thầy cơ quan tâm nhiều đến nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc : chủ yếu là nhiệm vụ học tập và công việc được giao ( ý thức trách nhiệm, tự giác, cần cù, …), nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người (lòng nhân ái, hướng thiện, khoan dung, vị tha , tế nhị, yêu đời,...).

Để khảo sát tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, tôi tiếp tục lấy ý kiến của phụ huynh học sinh

2.4.1.2. Nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Bảng 2.21: Nhận thức của phụ huynh học sinh về tầm quan trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

81% 19% 0

Qua bảng 2.21 cho thấy đa số phụ huynh đều nhận thức công tác giáo dục đạo đức học sinh là rất quan trọng 81%, quan trọng là 19%.

Khảo sát nhận thức của cha mẹ học sinh về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT cho thấy:

Bảng 2.22: Nhận thức của phụ huynh học sinh về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

STT Nội dung giáo dục đạo đức

Mức độ ( %)

Nên làm Không nên Ý kiến khác

3 Thật thà, trung thực, dám chịu trách nhiệm.

82 0 18

4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể. 66 0 34

5 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu. 52 18 20

6 Giáo dục sức khoẻ sinh sản, hôn nhân, hạnh phúc gia đình

58 20 12

7 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phòng tránh các tai tệ nạn xã hội

50 10 40

8 Đức tính hiếu thảo; biết ơn ơng bà, cha mẹ, thầy cơ; kính trên nhường dưới.

80 0 20

9 Có ý chí vượt khó vươn lên 58 0 42

Kết quả khảo sát cũng cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh đều có nhận thức đúng mức về công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đây là tiền đề thuận lợi để tổ chức các hoạt động phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

2.4.1.3. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần thiết phải giáo dục

Học sinh chính là chủ thể của q trình giáo dục, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, vì vậy cơng tác giáo dục đạo đức chỉ có kết quả khi học sinh có nhận thức đúng đắn, có ý thức và chủ động tham gia vào các hoạt động tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Khi tham khảo ý kiến của các em học sinh tôi thu được kết quả:

Bảng 2.23: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức mà học sinh THPT cần

STT Nội dung giáo dục đạo đức

Mức độ (%)

Rất cần Cần Không cần

1 Yêu nước, yêu CNXH, yêu hồ bình 62 38 0

2 Lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, thương yêu con người.

71,7 28,3 0

3 Thật thà, trung thực, dám chịu trách nhiệm. 77,3 20,7 2

4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể. 67,7 29,3 3

6 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu. 56,7 38,3 5 7 Giáo dục sức khoẻ sinh sản, hôn nhân, hạnh

phúc gia đình

73,3 22,7 4

8 Giáo dục lối sống lành mạnh, văn hoá 65 30,3 4,7

9 Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm.

50 38 12

10 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phịng tránh các tai tệ nạn xã hội

70 36 4

11 Đức tính hiếu thảo; biết ơn ơng bà, cha mẹ, thầy cơ; kính trên nhường dưới.

67,3 21,7 3

12 Tôn trọng nội qui, pháp luật, nghiêm túc trong công việc

59,3 36 4,7

Qua bảng 2.23 cho thấy: Các nội dung Yêu nước, yêu CNXH, u hồ bình, và Thật thà, trung thực có 100% ý kiến học sinh cho rằng cần và rất cần. Ở mức độ rất cần thiết: Nội dung Lối sống văn hoá chiếm 65%; Nội dung Lòng nhân ái, vị tha, thương yêu con người chiếm 71,7%; Đức tính hiếu thảo, biết ơn ơng bà, cha mẹ, thầy cơ; kính trên nhường dưới chiếm 67,3% … Kết quả trên phản ánh đa số học sinh đã nhận thức được những phẩm chất đạo đức mà các em cần thiết để hoàn thiện nhân cách bản thân. Từ nhận thức trên, học sinh sẽ chủ động tham gia tích cực vào q trình rèn luyện bản thân để tự hồn thiện nhân cách.

Bên cạnh đó cịn một số ý kiến không nhỏ cho rằng không cần các nội dung giáo dục đạo đức ở trên như: Nội dung Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu 5%; Nội dung Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm 12%; Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phịng tránh các tai tệ nạn xã hội 4%; Tôn trọng nội qui, pháp luật, nghiêm túc trong công việc 4,7%; Giáo dục lối sống lành mạnh, văn hố 4,7%...Do đó nhà trường cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức cho học sinh về nội dung giáo dục đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 59 - 63)