Thực trạng về hình thức thực hiện giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 66 - 70)

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Nguyễn Trãi huyện

2.4.4. Thực trạng về hình thức thực hiện giáo dục đạo đức

Để tìm hiểu về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức học sinh ở trường tôi đã lấy ý kiến của CBQL và giáo viên đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.26: Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức giáo dục đạo đức học sinh

STT Hình thức giáo dục

Mức độ thực hiện Hiệu quả GDĐĐ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Cao Bình thường Kém 1

Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần (theo chủ đề trong tuần, tháng)

71,3 28,7 0 65 30 5

chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 3

Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên.

75 25 0 67,

5 30 2,5

4

Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại...

22,5 77,5 0 70 27,5 2,5

5

Giáo dục đạo đức thơng qua các hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi…

62,5 37,5 0 67,

5 32,5 0

6 Giáo dục đạo đức thông qua

các giờ dạy văn hoá trên lớp 65 35 0 50 45 5

7

Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo…

55 45 0 70 30 0

8

Giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề

32,5 67,5 0 57,

5 42,5 0

9

Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn.

10 70 20 60 38,7 1,3

Kết quả khảo sát ở bảng 2.26 cho thấy nhà trường thường xuyên thực hiện giáo dục đạo đức học sinh: nhất là Giáo dục thông qua các hoạt động của Đồn thanh niên 75%; Giáo dục thơng qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 75%; Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần 71,3%. Thấp nhất là Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn 10%, tiếp theo là Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại 22,5%. Điều này cho thấy các hình thức giáo dục đạo đức học sinh của các trường THPT chưa phong phú.

Hiệu quả giáo dục đạo đức cao nhất là Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại 70%; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo 70%, giáo dục đạo đức thơng qua các hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao, trị chơi 67,5%; một hình thức khác tuy không được tổ chức thường xuyên song đem lại hiệu quả cao như giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn 60%.

Một số hình thức giáo dục thường xuyên thực hiện song hiệu quả đem lại chưa cao, từ kết quả khảo sát đòi hỏi nhà trường và những người làm công tác quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến những hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh chẳng hạn hình thức Giáo dục thơng qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại; Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn tuy không được tổ chức thường xuyên song đem lại hiệu quả rất cao bởi các hình thức này phù hợp với đặc điểm ưa thích hoạt động, ham học hỏi khám phá cái mới, thích được bày tỏ chính kiến, thích khẳng định bản thân của tuổi học sinh THPT.

Nếu biết khai thác đặc điểm này thì việc chuyển tải những nội dung cần giáo dục đạo đức đến học sinh sẽ tự nhiên hơn, khơng gây cảm giác gị bó bị ép buộc phải thực hiện ở học sinh, đồng thời hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.

Để tìm hiểu sâu hơn tôi tiếp tục lấy ý kiến của học sinh về mức độ thực hiện và thái độ của các em với các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức học sinh ở trường, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.27: Thực trạng mức độ thực hiện và thái độ của học sinh với hình thức giáo dục đạo đức STT Hình thức giáo dục Mức độ thực hiện Thái độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng thực hiện Thích Khơng thích 1 Giáo dục thông qua giờ sinh

hoạt sáng thứ Hai đầu tuần (theo chủ đề trong tuần, trong tháng)

81 19 0 56 44

2 Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị

kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

3 Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên.

78 22 0 72 28

4 Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch…

28 60 12 80 20

5 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi…

67 33 0 69 31

6 Giáo dục đạo đức thơng qua các giờ dạy văn hố trên lớp

72 28 0 61 39

7 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo…

66 34 0 70 30

8 Giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề

45 55 0 68 32

9 Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn.

21 69 10 78 22

Qua kết quả khảo sát học sinh ở bảng 2.27 cho thấy ý kiến của các em rất trùng với ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ thường xuyên của hình thức giáo dục đạo đức: Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần 81%; Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên 78%; Giáo dục đạo đức thơng qua các giờ dạy văn hố trên lớp 72% . Một số hình thức chưa được quan tâm là Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn; Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch…

Kết quả trên cũng cho thấy thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường, có tới 80% số ý kiến cho rằng thích Giáo dục thơng qua các hoạt động thực tế thăm quan, du lịch; 78% số ý kiến cho rằng thích Giáo dục thơng qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn; 72% số ý kiến cho rằng thích Giáo

dục thơng qua các hoạt động của Đồn thanh niên. Tuy nhiên có những hình thức giáo dục học sinh khơng thích như: Giáo dục thơng qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần 44%; Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 40%; Giáo dục đạo đức thơng qua các giờ dạy văn hố trên lớp 39%... Do đó các nhà quản lý cần hết sức lưu ý để kết hợp những hình thức giáo dục cho phù hợp đặc điểm lứa tuổi của các em để có kết quả cao trong cơng tác giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 66 - 70)