Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 74 - 78)

trƣờng THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Hiệu trưởng đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức. Công tác kiểm tra đánh giá được tiến hành để giúp nhà trường đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối năm học

Nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp các lực lượng để giáo dục học sinh, huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia giáo dục đạo đức học sinh.

Về phía học sinh, đa số các em có nhận thức đúng đắn về việc học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức. Nhiều em xác định đúng đắn động cơ, thái độ, ý thức trong học tập và tu dưỡng cho nên tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá tốt chiếm tỉ lệ tương đối cao, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%, tỉ lệ học sinh đỗ Đại học từ 60%- 70%, trường liên tục nằm trong TOP 200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất.

Từ những kết quả trên cho thấy công tác QLGD đạo đức học sinh ở trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong các năm qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường và của toàn Huyện.

2.5.2. Hạn chế

Nhiều cán bộ giáo viên tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh song do sức ép trong việc đảm bảo chất lượng dạy học, chất lượng thi cử, dạy ôn thi đại học, dạy học sinh giỏi... nên chưa quan tâm đúng mức và không dành nhiều thời gian cho công tác giáo dục đạo đức hoặc có quan tâm song không thường xuyên. Một số giáo viên do lượng khối lượng kiến thức trong một giờ học nhiều nên mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ, dạy hết kiến thức của bài học nên rất hạn chế trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường chưa cụ thể, chưa đúng qui trình xây dựng kế hoạch, chưa có sự tham gia của đại diện các lực lượng xã hội do đó khó khăn trong cơng tác tun truyền và tổ chức thực hiện.

Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức chưa thật quyết liệt, có thời điểm cịn bị chi phối bởi kế hoạch dạy học, thi cử. Sự phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân trong nhà trường chưa đồng bộ, nhịp nhàng.

Công tác kiểm tra đánh giá thể hiện bằng việc xây dựng được hệ thống kiểm tra đánh giá và được cụ thể bằng kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh. Tuy nhiên, việc

kiểm tra đánh giá còn chưa thường xuyên. Kết quả kiểm tra đánh giá chưa được sử dụng hiệu quả trong việc điều chỉnh (thúc đẩy, uốn nắn, xử lý) hành vi đạo đức của học sinh.

Nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực của bản thân học sinh, một số hình thức tổ chức chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Sự phối kết hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo dức học sinh còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa thường xun, chưa có cơ chế ràng buộc giữa Gia đình- Nhà trường-Xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Ý thức thực hiện nội qui, nền nếp của một bộ phận học sinh chưa cao. Tính tích cực trong việc tự rèn luyện, tự giáo dục của một số học sinh còn rất mờ nhạt.

Chế độ khen thưởng cịn nhiều bất cập, khơng kịp thời do đó chưa thật sự động viên, khuyến khích được cá nhân và tập thể phát huy hết khả năng và tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Vì thế, cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác QLGD nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức học sinh, đáp ứng với yêu cầu phát triển con người toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do tác động mặt trái cơ chế thị trường lên mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và giáo dục đạo đức học sinh. Lối sống thực dụng, ham hưởng thụ vật chất, coi nhẹ các giá trị truyền thống, các giá trị đạo đức đang hàng ngày hàng giờ tác động không nhỏ đến một bộ phận học sinh THPT. Nhiều luồng văn hoá độc hại trong thời kỳ mở cửa đang tác động không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của khơng ít học sinh THPT

Quan niệm trong đánh giá kết quả giáo dục từ xã hội, các cấp lãnh đạo và ngay cả người dân, thường nghiêng về chất lượng văn hóa (tỉ lệ đỗ tốt nghiệp, tỉ lệ đỗ Đại học cao đẳng, tỉ lệ học sinh Giỏi…) nhiều hơn là chất lượng đạo đức, lối sống.

Một số gia đình chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh hoặc có quan tâm nhưng thiếu phương pháp giáo dục; một số gia đình do cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ ly dị, cha mẹ khơng gương mẫu… gây khó khăn trong q trình giáo dục trẻ ngay từ gia

mức thấp nên sự quan tâm, chăm sóc dạy bảo cũng như đầu tư cho con cái học tập còn ở mức độ nhất định.

Thu nhập cũng như đời sống cả cán bộ giáo viên ngành giáo dục cịn nhiều khó khăn do đó nhiều người chưa tồn tâm tồn ý với cơng tác giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức học sinh.

Một số chế độ chính sách, việc động viên khen thưởng cho những người làm cơng tác giáo dục đạo đức cịn nhiều bất cập: chẳng hạn theo Luật thi đua khen thưởng năm 2006 thì khơng có danh hiệu GVCN giỏi; hiện nay chế độ trừ giờ cho giáo viên làm chủ nhiệm được 4 tiết/1tuần.

Giáo dục đạo đức học sinh là một cơng việc khó khăn, địi hỏi nhiều thời gian cơng sức, hiệu quả của nó nhiều khi khơng nhìn thấy ngay trước mắt (chẳng hạn bằng sự tiến bộ trong điểm số là có thể nhìn nhận học sinh có tiến bộ trong học tập, song để “ nhìn” thấy học sinh tiến bộ trong đạo đức thì cần một thời gian khá dài và nhiều khi không thấy kết quả rõ nét) do đó ngay từ các cấp quản lý giáo dục, nhà trường và người dân thường tập trung vào giáo dục trí dục( kiến thức) mà chưa chú trọng vào việc giáo dục đạo đức.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một số cán bộ quản lý chưa quan tâm, chưa tập trung nhiều cho công tác giáo dục đạo đức. Phần lớn thời gian, nguồn lực trong nhà trường tập trung cho việc dạy học (cơng tác trí dục), chưa dành nhiều thời gian cho công tác giáo dục đạo đức.

Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể trong từng giai đoạn thường bị xem nhẹ và chưa đặt ngang tầm với kế hoạch dạy học

Công tác giáo dục đạo đức chưa được tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trong nhà trường cũng như cộng đồng dân cư nên việc nhận thức của cán bộ, giáo viên, các cấp uỷ Đảng chính quyền và nhân dân địa phương còn ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra.

Công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều nhược điểm như: Chưa có sự chỉ đạo và kiểm tra việc giáo dục đạo đức của giáo viên bộ môn. Việc chỉ đạo GVCN làm công tác giáo dục đạo đức chưa thực sự đạt hiệu quả. Hoạt động của Đồn thanh niên cịn nặng về hình thức, theo thời vụ, cơng tác kiểm tra nền nếp của Đoàn làm chưa thường xuyên, việc nắm bắt tư tưởng, tình cảm của Đồn viên thanh niên cịn bộc lộ nhiều hạn chế.

Sự phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh của các lực lượng giáo dục chưa tốt, chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia và tham gia tích cực trong cơng tác giáo dục đạo đức, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức. Đội ngũ GVCN đa số là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm và phương pháp giáo dục còn hạn chế, một số GVCN chưa nhiệt tình trong công tác, việc phối hợp GVCN và phụ huynh học sinh còn ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác phối hợp giáo dục.

Việc đánh giá, động viên khen thưởng, chế độ đãi ngộ với người làm công tác giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều bất cập (Từ Bộ GD&ĐT đến Sở GD&ĐT cũng chỉ tập trung chỉ đạo và tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi, chưa tổ chức hội thi giáo viên làm công tác giáo dục đạo đức giỏi). Việc tôn vinh giáo viên trong các nhà trường hiện nay cũng chỉ tập trung tuyên dương giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi đạt giải…rất ít và thậm chí chưa tuyên dương, khen thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên có thành tích trong việc cảm hố và giáo dục học sinh cá biệt. Do đó trong các nhà trường giáo viên cũng tập trung nhiều cho việc “dạy chữ” mà lơ là việc “dạy người”.

2.6. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thƣ tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 74 - 78)