Biện pháp 3: Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 88 - 90)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Nguyễn

3.2.3. Biện pháp 3: Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và

và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp:

- Xác định cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục

- Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh, tạo sự đồng bộ thống nhất trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh

- Ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tác động đến học sinh. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng chăm lo cho cơng tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

- Thực hiện tốt tính chất, nguyên lý giáo dục: “…Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp:

- Xác định cơ chế phối hợp và tổ chức phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội trong cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh

3.2.1.3. Cách thực hiện

Muốn quản lý giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả cần có sự kết hợp sức ma ̣nh giữa gia đình- nhà trường- xã hội. Nhà trường phải chủ động, chủ trì sự phối hợp với gia đình và xã hội. Sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình- nhà trường- xã

thức tổ chức, phương pháp đến khâu kiểm tra đánh giá của công tác giáo dục đạo đức học sinh.

* Nhà trường phối hợp với gia đình, với Ban đại diện cha mẹ học sinh:

Đầu năm học, nhà trường thực hiện qui trình thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, Bầu trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường phổ biến kế hoạch giáo dục đạo đức cho cha mẹ học sinh, thống nhất xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, với ĐTN và các lực lượng xã hội khác trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Mỗi tuần Ban đại diện cha mẹ học sinh phân công thành viên trực tại trường để nắm bắt tình hình của trường, của lớp, của học sinh, kịp thời kết hợp xử lý những tình huống học sinh vi phạm đạo đức. Cuối tuần, cuối tháng trao đổi, rút kinh nghiệm, đề xuất với GVCN, với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Tổ chức họp cha mẹ học sinh định kỳ 3lần/1 năm học, ngoài ra những lớp có nhiều học sinh vi phạm, lớp chậm tiến bộ…có thể họp đột xuất để bàn biện pháp giáo dục học sinh.

Thực hiện tốt việc thông tin 2 chiều giữa GVCN và cha mẹ học sinh bằng điện thoại, bằng sổ liên lạc hàng tháng, bằng việc gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh tại trường, bằng cách xuống trực tiếp gia đình…Trong thực tiễn, nếu giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp chặt chẽ với gia đình thì hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh sẽ cao.

Nhà trường mời đại diện cha mẹ học sinh tham gia các cuộc họp, hội thảo về giáo dục đạo đức. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh được tham gia vào hội đồng khen thưởng, hội đồng kỷ luật học sinh.

* Nhà trường phối hợp với xã hội:

Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan đồn thể, tổ chức chính trị xã hội như: Cơng an, giao thơng, Mặt trận tổ quốc, Ban tuyên giáo, Hội cựu giáo chức, Hội cựu quân nhân, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Các cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương….để giáo dục học sinh.

Hiệu trưởng nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương đưa kết quả xếp loại văn hoá, hạnh kiểm của học sinh làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hố. Xây dựng thơng tin hai chiều về giáo dục học sinh giữa nhà trường và chính quyền địa phương nhằm quản lý chặt chẽ học sinh.

Ví dụ: Khi học sinh nghỉ tết Nguyên đán thì nhà trường chủ động gửi cơng văn thông báo cho UBND địa phương thời gian nghỉ, yêu cầu học sinh phải thực hiện tốt những qui định về ATGT, về pháo, ANTT… Khi học sinh phải rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè thì nhà trường gửi danh sách để địa phương kết hợp theo dõi giáo dục… Nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương trong việc quản lý các quán Game, Pi-A, Internet, hiệu cầm đồ ở khu vục gần trường và trong địa phương.

Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với công an địa phương trong cơng tác giữ gìn an ninh trật tự trong và ngồi trường, tạo mơi trường an toàn, lành mạnh trong nhà trường. Phân cơng các đồng chí trong BGH cùng đại diện CMHS xuống dự hội nghị giáo dục của địa phương hàng năm để thực hiện tốt hơn công tác xã hội hoá việc việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

* Gia đình phối hợp với xã hội:

Ngồi nhà trường thì gia đình và xã hội cũng cần có sự phối hợp để quản lý và giáo dục học sinh, nhất là khi học sinh sau thời gian học ở trường về nhà sinh hoạt tại gia đình, tại địa phương nơi cư trú. Cùng với gia đình thì cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể… nơi các em cư trú cũng góp phần trong cơng tác giáo dục đạo đức. ĐTN địa phương đến ngày 30/5 hàng năm sẽ tiến hành nhận bàn giao ĐVTN của nhà trường về sinh hoạt. Chính quyền, ĐTN địa phương cùng với gia đình có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hè vui tươi bổ ích để giúp các em học sinh được nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần sau những ngày học tập vất vả, hoạt động hè còn giúp các em rèn luyện đạo đức, bổ sung những hiểu biết xã hội…để ngày một hoàn thiện nhân cách bản thân. Sau hè, đoàn thanh niên địa phương lại bàn giao học sinh cho nhà trường.

Liên kết chặt chẽ ba lực lượng giáo dục: Gia đình-Nhà trường-xã hội sẽ tạo môi trường giáo dục đồng bộ, lành mạnh, an toàn để học sinh rèn luyện đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 88 - 90)