Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 81)

học phổ thông

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT phải phục vụ mục tiêu giáo dục thời kỳ CNH-HĐH đất nước, mục tiêu đó được thể hiện ở Điều 17- Luật Giáo dục 2005: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Đảm bảo tính đồng bộ là các biện pháp QLGD đạo đức phải tác động vào các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, đồng thời các biện pháp QLGD đạo đức phải tác động vào các khâu, các yếu tố của hoạt động giáo duc đạo đức và QLGD đạo đức….

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, Tổ chun mơn, Đồn Thanh niên, Cơng Đồn, Ban đại diện cha mẹ học sinh…. Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa các bộ phận lại có mối liên hệ, liên kết với các nhau để thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Mặt khác, giáo dục đạo đức học sinh không chỉ là việc làm của riêng nhà trường mà cịn cần phải có sự phối hợp của các lực lượng khác (gia đình-xã hội). Do đó, khi nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý phải luôn tuân thủ nguyên tắc này

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trường, của địa phương. Mặt khác để

các biện pháp đi đến thành cơng cịn cần dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và những định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả

Ngun tắc này địi hỏi biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của các nhà trường và sự đồng thuận của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và hội đồng sư phạm nhà trường.

Mặt khác, khi thực hiện các biện pháp giáo dục phải đảm bảo tính hiệu quả thực hiện đúng mục tiêu giáo dục phổ thông.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngồi nhà trường ngồi nhà trường

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Kế hoạch giáo dục đạo đức định hướng để các lực lượng giáo dục thực hiện theo theo một lộ trình đã được xác định chứ không kiểu làm được chăng hay chớ, vớ đâu làm đó.

- Phát huy được trí tuệ, sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục ngay từ việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện.

- Kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường giúp cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục biết được mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, xác định rõ vai trò trách nhiệm từng thành viên, xác định nguồn lực và phân bổ nguồn lực, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Từ đó để tất cả mọi người phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra.

- Các cấp quản lý căn cứ kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp:

- Xây dựng qui trình làm kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh - Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo qui trình

- Tổ chức triển khai kế hoạch đến tất cả các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh

+ Thành lập ban đức dục: Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban đức dục. Ban đức dục có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Thành phần của Ban đức dục gồm: Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng) làm trưởng Ban, các uỷ viên gồm: Bí thư ĐTN; Khối trưởng chủ nhiệm của 3 khối 10,11,12; Một số GVCN; Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh.

+ Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo các bước: Bước 1: Thành lập ban soạn thảo kế hoạch giáo dục đạo đức.

Ban soạn thảo kế hoạch giáo dục đạo đức bao gồm: Ban đức dục, đại diện Chi bộ Đảng nhà trường, đại diện BCH cơng đồn nhà trường. Mời đại diện diện cấp uỷ chính quyền địa phương; đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện một số ban ngành của Huyện, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường tham gia.

Sau khi thành lập Ban soạn thảo kế hoạch giáo dục đạo đức, nhà trường tổ chức họp để giới thiệu mục tiêu cấp học, báo cáo tình hình đạo đức năm học trước, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác giáo dục trong năm học mới, kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường, Hiệu trưởng phân tích SWOT để mọi người thấy được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức.…. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên.

Bước 2: Thu thập các thơng tin về tình hình địa phương, nhà trường, mục tiêu của từng bộ phận

Sau khi phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, các thành viên của Ban soạn thảo sẽ phân tích thơng tin về tình hình địa phương, tình hình của nhà trường, những yêu cầu của ngành, của địa phương để vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.

Từ những phân tích cụ thể, Ban soạn thảo sẽ xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức, thống nhất những nội dung giáo dục cần thiết để đưa vào trong kế hoạch, cụ thể hoá những biện pháp, ấn định tường minh các điều kiện cung ứng cho cơng tác giáo dục đạo đức .... Sau đó Ban soạn thảo đưa ra bản dự thảo Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Bước 3: Thảo luận kế hoạch giáo dục đạo đức, tổng hợp viết kế hoạch hoàn chỉnh

Sau khi có bản dự thảo Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức họp thảo luận kế hoạch. Thành phần của cuộc họp thảo luận

bao gồm: Hội đồng sư phạm, Lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương, mời một số đại diện Ban ngành đồn thể (Cơng an, Tun giáo, Huyện Đồn...), mời đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức...), Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.

Để cuộc họp có chất lượng, Ban giám hiệu nên gửi trước bản dự thảo kế hoạch cho các thành viên trong cuộc họp để mọi người có thời gian đọc, nghiên cứu và đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, Hiệu trưởng nhà trường phải là người chủ trì và chủ động trao đổi, tiếp thu các ý kiến trong cuộc họp. Sau khi đã thống nhất các ý kiến, nhà trường tổ chức viết bản kế hoạch hồn chỉnh và trình Sở GD&ĐT Thái Bình phê duyệt.

Bước 4: Triển khai thực hiện kế hoạch:

Sau khi đã có kế hoạch giáo dục hồn chỉnh, Hiệu trưởng nhà trường triển khai đến các tổ chun mơn, các đồn thể và cán bộ giáo viên trong nhà trường. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, các tổ chức đoàn thể và giáo viên, đặc biệt là GVCN xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo chức năng và nhiệm vụ của mình, trình BGH phê duyệt kế hoạch, sau đó thực hiện.

Kế hoạch giáo dục đạo đức không những chỉ được triển khai thực hiện bên trong nhà trường mà hiệu trưởng còn phải chủ động phổ biến đến cha mẹ học sinh, đế các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan để mọi người cùng nắm được và chủ động phối hợp thực hiện.

+ Từ kế hoạch giáo dục đạo đức đã được xây dựng, Ban đức dục cụ thể hoá thành một số kế hoạch tác nghiệp

Bước 5: Tổ chức đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Hàng tháng hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp với Ban đức dục để đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường. Định kỳ họp 2 lần vào cuối kỳ I và cuối kỳ II để sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, các phiên họp định kỳ thành phần được mở rộng, khơng những chỉ có lực lượng giáo dục bên trong nhà trường mà còn mời thêm đại diện các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của thầy -trò và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

- Làm cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng, của Nhà nước, của Ngành GD&ĐT về giáo dục đạo đức học sinh nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người theo mục tiêu giáo dục và đáp ứng với yêu cầu của xã hội

- Làm cho CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các tổ chức trong nhà trường nhận thức rõ vai trị và trách nhiệm của mình trong cơng tác giáo dục đạo đức và rèn luyện đạo đức học sinh, quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa “ dạy chữ và dạy người”

- Làm cho các lực luợng xã hội hiểu và đồng thuận, phối hợp giáo dục đạo đức học sinh

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp:

- Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các loại văn bản:

+ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI (nhấn mạnh nội dung có liên quan đến giáo dục)

+ Nghị quyết TW 2 khoá VIII( Nghị quyết chuyên đề về GD&ĐT), Kết luận hội nghị TW lần thứ 6 của Ban chấp hành TW Đảng khoá IX, Nghị quyết trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ quá độ lên CNXH; Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT về quy chế đánh giá học sinh THCS và THPT .

+ Luật Giáo dục 2005; Điều lệ trường THPT. Các qui định, qui chế, văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT liên quan đến học sinh THPT.

+ Các văn bản của Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh Thái Bình, Sở GD&ĐT Thái Bình về giáo dục, về thực hiện nhiệm vụ năm học.

+ Các văn bản của Huyện Uỷ và UBND huyện Vũ Thư về giáo dục + Nội qui, qui định của trường THPT.

- Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và các tổ chức trong nhà trường:

+ Tuyên truyền vai trò của từng tập thể và cá nhân trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

+ Tuyên truyền nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức, tập thể, cá nhân trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

* Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức:

Hiệu trưởng nhà trường thông qua Chi bộ Đảng, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị, của địa phương để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức bao gồm: Nội dung, thời gian, đối tượng, lực lượng tham gia, cơ sở vật chất, phương tiện, kiểm tra đánh giá việc nhận thức… đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh.

*Triển khai thực hiện:

Đầu tháng 8 hàng năm, tổ chức Hội nghị Chi bộ và họp Hội đồng giáo dục để phổ biến và quán triệt các nội dung trong Văn kiện Đại hội, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; Luật giáo dục; Các văn bản của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đến tất cả Đảng viên, cán bộ, giáo viên trong nhà trường

Triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức tới tất cả các tổ chức, đoàn thể, cán bộ giáo viên và học sinh. Kiểm tra, phê duyệt kế hoạch tuyên truyền về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của từng bộ phận và cá nhân.

+ Với Chi bộ Đảng: Chi bộ Đảng lãnh đạo Nhà trường trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Chi bộ Đảng đề ra đường lối, chủ trương để lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể.

Chi bộ Đảng đề ra chủ trương về công tác giáo dục đạo đức học sinh, chỉ đạo chính quyền nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức, qua đó kịp thời điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn. Để chủ trương của chi bộ đi vào đời sống đòi hỏi mỗi đảng viên trong chi bộ phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu trong các hoạt động giáo dục đạo đức và bản thân phải là tấm gương sáng cho đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo.

+ Với CBQL: Phải được bồi dưỡng nâng cao nhận thức về cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục đạo đức, biết tổng kết rút kinh nghiệm và thực hiện tốt các chức năng của quản lý. Bác Hồ nói : “ Cán bộ nào, phong trào ấy” do đó CBQL trong nhà trường phải có nhận thức đầy đủ về cơng tác giáo dục đạo đức học sinh và đi đầu trong việc thực hiện công tác này.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, người CBQL còn phải tăng cường tuyên truyền kế hoạch giáo dục đạo đức để các lực lượng giáo dục hiểu rõ và phối hợp thực hiện. Đặc biệt là đội ngũ GVCN phải được trang bị, tập huấn, bồi dưỡng

kiến thức và nắm chắc các văn bản, qui định của Nhà nước, của ngành, của nhà trường về công tác giáo dục học sinh.

+ Với Đoàn Thanh niên:

Đây là tổ chức tập hợp đông đảo ĐVTN sinh hoạt và hoạt động, Chi bộ và nhà trường chỉ đạo Đoàn Thanh niên tuyên truyền về các phẩm chất đạo đức, lối sống, các nội qui, qui định của nhà trường, các tiêu chí thi đua để mỗi ĐVTN biết và tự giác thực hiện. Bí thư ĐTN nhà trường là một thành phần trong Ban đức dục của nhà trường, được tham gia bàn bạc và tổ chức các hoạt động rèn luyện đạo đức cho ĐVTN nhà trường. Bí thư Đồn trường phải thường xun tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ cơng tác Đồn cho đội ngũ học sinh làm cơng tác Bí thư các Chi đồn các lớp, qua đó sẽ tạo ra sức mạnh cho các Chi đoàn trong các hoạt động rèn luyện đạo đức của ĐVTN.

+ Với GVCN:

GVCN phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. GVCN phải thực sự là người thầy, người cha, người anh, người bạn của học sinh. GVCN chính là “ người Hiệu trưởng khơng có con dấu” đối với tập thể lớp. Tác phong, lối sống, năng lực và phương pháp giáo dục, sự gương mẫu trong đạo đức của giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

+ Với giáo viên bộ mơn: Phải được tun truyền để hiểu rõ vai trị, vị trí của mơn học mà mình giảng dạy với sự hình thành nhân cách học sinh. Phải thấm nhuần tư tưởng: Dạy học khơng chỉ là dạy kiến thức, mà hơn thế cịn dạy cách sống, cách làm Người, bất cứ một mơn học nào cũng có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh, hình thành thái độ cho học sinh với mỗi mơn học là một trong những mục tiêu của giáo dục, tránh tình trạng như hiện nay, giáo viên chỉ quan tâm đến mục tiêu dạy kiến thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 81)