2.2.5 .Hiệu quả đào tạo
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý
Năm biện pháp đề xuất nêu trên, mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện riêng biệt. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ năm biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều cùng chung một mục tiêu. Trong năm biện pháp đó,
biện pháp thứ nhất “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên Tiếng Anh của các trường THPT huyện Bắc Sơn” là tiền đề để thực hiện các
biện pháp cịn lại vì trong bất cứ vấn đề nào, yếu tố con người ln mang vai trị quyết định. Trong giáo dục cũng vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học, điều đầu tiên phải quan tâm là phải nâng cao trình độ chun mơn và năng lực của đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Biện pháp thứ năm “Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Tiếng Anh trong nhà trường” đóng vai trò điều
kiện để thực hiện các biện pháp còn lại. Hoạt động dạy học Tiếng Anh nếu khơng có các phương tiện dạy học, đặc biệt các phương tiện hiện đại hỗ trợ thì việc đổi mới hoạt động dạy học bộ mơn này khó đạt hiệu quả cao. Biện pháp thứ hai “Đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên” và biện pháp thứ tư “Quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh THPT” là hai biện pháp mang tính cơ bản trong quản lý hoạt động dạy học của nhà trường. Biện pháp thứ ba “Tăng cường quản lý hoạt động tổ chun mơn ngoại ngữ” có vai trị góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi thể nghiệm, thực hiện mọi hoạt động của tổ, là nơi trực tiếp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của giáo viên về dạy học ngoại ngữ. Do đó, tăng cường quản lý hoạt động của tổ môn là việc không thể thiếu trong nhà trường hiện nay.