Về thực trạng các hoạt động giảng dạy Tiếng Anh của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Về thực trạng các hoạt động giảng dạy Tiếng Anh của giáo viên

Để nhận định đúng thực trạng dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 15 GV Tiếng Anh trong huyện. Với những nội dung điều tra, kết quả như sau:

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát hiện trạng các hoạt động giảng dạy của giáo viên T T Các biện pháp dạy học Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp 60 33,3 6,7 2 Cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến

thức mới 40 13,3 46,7

3 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 13,3 66,7 20 4 Thay đổi phương pháp giảng dạy khi HS

không hứng thú học 20 40 40

5 Trao đổi với HS về phương pháp học tập 0 26,7 73,3 6 Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới ở

nhà 66,7 33,3 0

7 Kiểm tra việc tự học của HS 13,3 20 66,7

8

Lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học để rút kinh nghiệm và sử dụng kết quả kiểm tra , đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy học

0 0 100

9 Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải

trong quá trình học tập 0 13,3 86,7

10 Thực hiện kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá

đúng kết quả học tập của HS 40 60 0

Qua bảng số liệu ta thấy đa số GV thực hiện tốt nhiệm vụ chuẩn bị bài trước khi lên lớp, việc này có quyết định nhiều đến chất lượng giờ dạy, nhưng vẫn cịn khơng ít GV chưa chú trọng việc chuẩn bị bài lên lớp, thêm vào đó hơn 50% GV chưa thường xuyên cập nhật và mở rộng bài giảng cho HS. Nhiều GV chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức để theo kịp với chương trình đã đề ra mà chưa quan tâm đến làm thế nào cho HS cảm thấy hứng thú học tập, chưa thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học tích cực, khơng trao đổi với HS về phương pháp học tập. chỉ có 13,3% GV thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học tích cực và 20% GV thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy khi HS không hứng thú học. Điều này chứng tỏ rằng còn nhiều tồn tại trong việc giảng dạy của GV. Qua bảng khảo

sát ta thấy đa số GV đã chú ý đến yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhưng việc kiểm tra thì cịn ít do đó khơng mang lại hiệu quả trong việc tự học của HS. Điều đáng chú ý là khơng có GV nào trao đổi với HS về phương pháp học tập, lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học để rút kinh nghiệm và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy học. Việc này là hạn chế rất lớn trong việc GV tự điều chỉnh mình trong quá trình giảng dạy.

Việc tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong q trình học tập thì khơng có GV nào chú ý đến. Chính tình trạng này làm cho GV khơng thực sự hiểu được HS và khơng giúp HS tháo gỡ khó khăn trong học tập.

Hiện nay trên thực tế số HS ở mỗi lớp học đều trên 40 em, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng phương pháp, phương tiện dạy học.

Nhìn vào kết quả điều tra ta thấy phương pháp mà GV sử dụng thường xuyên nhất là thuyết trình, vấn đáp. Trong giờ học thường vẫn là GV phổ biến kiến thức, HS thụ động tiếp thu kiến thức. Cũng có gần 50% số GV sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm, theo cặp, và số ít GV sử dụng phương pháp đóng vai theo tình huống. Tuy nhiên, phương pháp đó mới chỉ dừng lại ở mức bắt trước những hội thoại trong bài học. Đa phần GV lên lớp chỉ đơn thuần luyện đọc cho HS nghĩa của từ vựng, dạy ngữ pháp và không chú trọng vào tình huống, họ khơng làm cho giờ học Tiếng Anh thực sự sinh động. Chính điều này dẫn đến sự nhàm chán trong giờ học và ảnh hưởng đến hứng thú học tập của HS. Điều này được các GV giải thích là lớp học q đơng nên yêu cầu HS làm việc theo cặp, nhóm, đóng vai theo tình huống sẽ rất mất trật tự. Mục tiêu của môn học Tiếng Anh là HS được rèn luyện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng trên thực tế đa số HS chỉ biết kỹ năng đọc hiểu cịn các kỹ năng khác thì rất lúng túng.

Theo kết quả điều tra thì các đồ dùng dạy học, phương tiện hiện đại chỉ được GV sử dụng trong các kỳ hội giảng, dự giờ thường xuyên.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiết bị của nhà trường chưa được trang bị đầy đủ, tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp của một số GV chưa cao. Thêm vào đó việc chuẩn bị phương tiện dạy học mất nhiều thời gian, kinh phí nên nhiều GV ngại sử dụng các phương tiện dạy học. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy môn tiêng Anh ở các trường THPT huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn.

Bảng 2.12: Thực trạng sử dụng phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học của GV

TT Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ I Các phương pháp dạy học 1 Thuyết trình, vấn đáp 73,3 26,7 0 3 Thảo luận nhóm 33,3 60 6,7

4 Đóng vai theo tình huống 20 53,3 26,7

II Các phương tiện dạy học

1 Bảng phấn 100 0 0

2 Đồ dùng dạy học: ảnh, hình vẽ, phiếu

học tập… 20 46,7 33,3

3 Các phương tiện hiện đại phục vụ cho

dạy học Tiếng Anh 6,7 33,3 60

2.2.4. Thực trạng hoạt động học của học sinh

Chương trình dạy học Tiếng Anh THPT hiện nay được biên soạn theo đường hướng lấy người học làm trung tâm (centered learners) và tương đồng với đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching -CLT). Trong đó, phương pháp dạy học cũng như biên soạn chương trình được chú ý nhiều nhất là phương pháp dựa vào nhiệm vụ (task - based).

Trên quan điểm về chương trình và phương pháp dạy học Tiếng Anh đó, chung tơi đã khảo sát 100 HS thuộc các trường THPT huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn về hoạt động học Tiếng Anh. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.13: Nhu cầu và phƣơng pháp học Tiếng Anh của HS

Câu hỏi SL %

Nhóm câu hỏi về thái độ học tập đối với bộ môn Tiếng Anh

1.Bạn có thích học mơn Tiếng Anh khơng?

- Rất thích 5 5 %

- Thích 20 20%

- Bình thường 43 43 %

- Khơng thích 32 32 %

2. Mơn Tiếng Anh đối với công việc của các bạn sau này là:

- Có ích 50 50 %

- Khơng có ích 7 7 %

- Không biết 43 43 %

3. Theo bạn, quá trình học Tiếng Anh là:

- Rất khó 55 55 %

- Bình thường 38 38 %

- Khơng khó 7 7 %

4. Học Tiếng Anh khó nhất là kỹ năng:

- Nghe 38 38 %

- Nói 34 34 %

- Đọc 6 6 %

- Viết 22 22 %

5. Bạn có động cơ học tập bộ mơn Tiếng Anh khơng:

- Có 37 37 %

- Khơng 27 27 %

Nhóm câu hỏi về việc tổ chức dạy học Tiếng Anh

6. SGK Tiếng Anh bạn đang học ở lớp thì :

- Rất phù hợp 5 5 %

- Phù hợp 10 60 %

- Không phù hợp 64 12 %

- Không biết 21 18 %

7. Phương pháp giảng dạy của GV ở lớp:

- Dễ hiểu 25 25 %

- Bình thường 48 48 %

- Khó hiểu 27 27 %

8. Giáo viên của bạn chủ yếu sử dụng thời gian trên lớp để:

- Luyện tập đều 4 kỹ năng 52 52 %

- Chủ yếu rèn ngữ pháp 45 45 %

- Chủ yếu rèn nghe nói 3 3 %

9. Bạn có được hướng dẫn về phương pháp học tập mơn Tiếng Anh khơng?

- Có 56 56 %

- Không 44 44 %

10. Bạn đã dành thời gian học môn Tiếng Anh mỗi ngày ở nhà là:

- Khơng có 73 40 %

- Nửa giờ 26 58 %

- Một giờ 1 1 %

- Hai giờ 0 0 %

11. Việc thực tập nghe nói Tiếng Anh của bạn thì:

- Thường xuyên 0 0 %

- Thỉnh thoảng 5 50 %

- Rất ít khi 29 38 %

Nhận xét:

50% HS đều nhận thức rằng Tiếng Anh rất có ích cho các em sau này tìm việc làm hoặc làm công cụ để học cao hơn một số ít cho rằng để đi lao động xuất khẩu. Tuy nhiên, có đến 32% ý kiến khơng thích học mơn này và 43% cho là bình thường, tức là chưa tìm được động cơ học tập Tiếng Anh. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, thật đáng tiếc khi mà trong xu thế hội nhập hiện nay vẫn cịn có những học sinh xem nhẹ mơn ngoại ngữ. Ngun nhân có thể là do các em đã khơng xác định đúng động cơ, mục đích học tập vì các em chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không biết rằng một lúc nào đó ngoại ngữ sẽ giúp em rất nhiều trong công việc sau này và trong cả cuộc sống hàng ngày khi mà thời đại CNTT và kĩ thuật hiện đại đang bùng nổ chúng ta sẽ không thể thiếu ngoại ngữ.

Chỉ có 37% HS được hỏi có động cơ học tập. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong học tập ngoại ngữ. Nếu người học khơng có động cơ học tập thì khó có thể tiếp thu và sử dụng hiệu quả một ngoại ngữ. Đó cũng là nguyên nhân chỉ có 7% HS tham gia tích cực các hoạt động học trên lớp. Chương trình học hiện nay được cho là chưa phù hợp, số GV hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn chưa đều và giảng dạy chưa thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, GV vẫn cịn tập trung nhiều vào kiến thức ngơn ngữ.

Xu hướng dạy học hiện nay chú trọng vào việc hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn để dần hướng đến việc tự học của HS. Tự học chính là việc bản thân HS tự tổ chức hoạt động học thông qua các công việc cụ thể như: tự lập kế hoạch học tập bộ môn, tự làm các bài tập, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, đọc sách, nghiên cứu các tài liệu liên quan, thảo luận với bạn bè, tự tìm kiếm thơng tin có liên quan đến nội dung bài học, môn học qua các nguồn tư liệu để giải quyết các nhiệm vụ học tập của bản thân. Qua khảo sát hoạt động tự học của HS, có thể thấy như sau: Có đến 66% HS khơng dành thời

gian học tập Tiếng Anh .Chính vì xác định khơng đúng động cơ học tập nên ngoài thời gian học ở trường ở lớp, số các em đầu tư tự học là rất ít. Qua trao đổi với các em, hầu hết các em cho biết việc dành thời gian học ngoại ngữ ở nhà là rất hạn chế, các em ít khi ơn lại bài hay làm bài tập ở nhà mà hầu hết đều nhờ vào sự giảng dạy của GV trên lớp.

Về cả kĩ năng thực hành khi học ngoại ngữ, đa số các em cho rằng cả bốn kĩ năng: “nghe, nói, đọc, viết" đều rất quan trọng. Trong số đó, hai kĩ năng "nghe" và "nói" các em rất ngại sử dụng nên ít sử dụng vì cho rằng hai kĩ năng này rất khó. Bởi các em khơng được thường xun luyện nghe, luyện nói. Các em thường chỉ chú trọng việc làm bài tập ngữ pháp, luyện các dạng bài trước khi làm bài kiểm tra. Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài là khơng có. Các em cho rằng khó khăn trong việc học ngoại ngữ chủ yếu là cách thành lập cấu trúc câu, nghĩa là sắp xếp trật tự từ của câu sao cho đúng và hợp lý. Bên cạnh đó là một vài kĩ năng khác như phát âm, cách học từ vựng, kĩ năng nghe... Với các phương pháp dạy học ngoại ngữ, các em hứng thú với các kĩ năng chủ yếu sau: vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, dạy có phương tiện hiện đại hỗ trợ... bởi các em cho biết những phương pháp dạy học đó mang một khơng khí thoải mái, cởi mở giữa thầy và trị trong lớp. Do đó học sinh có thể tiếp thu bài dễ dàng mà không bị áp lực căng thẳng.

Bảng 2.14: Ý kiến của học sinh về hoạt động tự học môn Tiếng Anh T T Các hoạt động S ố lượ ng - % Tần xuất thực hiện TX TT CBG 1 Lập kế hoạch tự học SL 8 23 69 %

2 Phát hiện và lựa chọn kỹ năng còn yếu đề tự học thêm SL 9 25 66

%

3 Đọc và học thêm tài liệu, sách tham khảo Tiếng Anh khác SL 6 29 65

%

4 Nghe và ghi chép những vấn đề giáo viên giảng trên lớp SL 52 43 5

%

5 Có ý thức tham gia tích cực các hoạt động trên lớp SL 9 47 44

%

6 Hệ thống hoá các kiến thức đã học SL 15 26 69

%

7 Trao đổi thắc mắc với thầy cô và bạn SL 15 43 42

%

8 Ln hồn thành bài tập ở nhà theo yêu cầu của giáo viên

SL 26 57 17

%

9 Sử dụng nhiều phương tiện học tập khác nhau ở nhà (vi tính, cassette..)

SL 0 2 98

%

10 Luyện tập đều 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết SL 0 7 93 %

11 Tự kiểm tra kết quả học tập SL 3 24 73

%

Ghi chú: - Thường xuyên: TX - Thỉnh thoảng: TT - Chưa bao giờ: CBG Nhận xét:

Trong 11 nội dung của hoạt động tự học, chỉ có nội dung 4 “Nghe và ghi chép những vấn đề giáo viên giảng trên lớp” là có tỉ lệ cao nhất (56%).

Tiếp theo là mức độ hoàn thành bài tập ở nhà mà thầy cô đã giao (52%). Điều đó chứng tỏ HS vẫn cịn thụ động, chưa thực sự tích cực, chủ động trong học tập mơn Tiếng Anh. Đó cũng là lý do hầu hết HS không lập kế hoạch tự học (92%), không xem tài liệu tham khảo có liên quan đến mơn học (94%), không sử dụng các phương tiện nghe nhìn như máy cassette, Internet để học tập

Tiếng Anh (100% thỉnh thoảng hoặc chưa bao giờ). Đặc biệt có đến 97% thực hiện chưa tốt việc tự kiểm tra kết quả học học tập để có sự điều chỉnh phù hợp. Từ đó, có thể kết luận rằng ý thức tự học của HS chưa cao, hầu hết vẫn phải nhờ thầy cô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 63)