Kinh nghiệm một số mơ hình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 40)

1.5.1. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thơn trên địa bàn xã Hồi Thượng – Thuận Thành – Bắc Ninh Thượng – Thuận Thành – Bắc Ninh

Hồi Thượng là một xã nằm ven sơng Đuống với tổng diện tích 552,12 ha trong đó đất nơng nghiệp là 315 ha chiếm tỷ lệ 57,05%, xã có 9.310 nhân khẩu, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 4.611 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 49,5%. Người dân trong xã chủ yếu là làm nông nghiệp và phát triển ngành nghề, thương mại dịch vụ.

Trên địa bàn của xã hiện có 8 cơng ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động, trong đó có 04 cơng ty chun may gia công màn tuyn xuất khẩu, 02 công ty chuyên sản xuất đồ gỗ dân dụng, 01 công ty chuyên may quần áo xuất khẩu, 01 công ty đá xẻ và 01 hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tổng hợp, ngoài ra cịn có 934 hộ gia đình chun sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, 339 hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ, từ đó đã góp phần thúc đẩy cho sự phát triển ngành nghề, làng nghề của xã trong những năm qua.

Quá trình phát triển ngành nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn xã dẫn đến diện tích và qui mơ sản xuất nông nghiệp dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như may mặc, làm mộc, xây dựng và một số nghề nhỏ lẻ khác; số lượng người dân trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, quy mô sản xuất các ngành nghề còn nhỏ bé, manh mún, nhất là các làng có nghề truyền thống như điêu khắc gỗ, sơn mài, đội ngũ các bậc thợ lành nghề dần bị mai một, hành nghề theo lối cũ, kinh nghiệm là chính, áp dụng khoa học và cơng nghệ cịn nhiều hạn chế, lượng nguồn lao động chưa thực sự được quan tâm đúng mức và phù hợp với các ngành nghề sẵn có. Đặc biệt quy hoạch và định hướng sự phát triển bền vững cho làng nghề, các cơ sở sản xuất còn nhiều hạn chế.

Từ thực trạng trên, ý thức được tầm quan trọng về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND xã phối hợp với cơ sở dạy nghề tìm kiếm ngành nghề phù hợp với đặc thù địa phương, đã từng bước đưa công tác nhân cấy nghề mới, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống hiện tại, đào tạo nghề tới từng người lao động ở thơn xóm nơi có nghề truyền thống. Đồng thời cấp Ủy từ xã đến thôn ra Nghị quyết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề giai đoạn 2010-2015 làm cơ sở cho cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Năm 2010-2012, UBND xã phối hợp cùng nhà trường đào tạo được 10 lớp với 360 lao động trong đó lĩnh vực nơng nghiệp chiếm 22,3%; lĩnh vực công nghiệp chiếm 46,6%; lĩnh vực nghề truyền thống chiếm 31,1%. Trong quá trình đào tạo, Ban chỉ đạo xã đã phối hợp các thợ giỏi tại cơ sở làng có nghề truyền thống, đề xuất cơ sở đào tạo xây dựng nội dung chương trình đào tạo, áp dụng kiến thức và cơng nghệ trong q trình học và thực hành tại các xưởng sản xuất, tại lớp học, giúp cho lao động sau khóa đào tạo ngồi tiếp thu kiến thức bảo đảm có kỹ năng nghề được thành thạo và hành nghề tốt hơn. Đặc biệt sau mỗi khóa học nghề Ban chỉ đạo xã đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành tổ chức tập huấn nâng cao cho học viên về kiến thức tổ chức sản xuất, kỹ năng bán hàng, quản trị doanh nghiệp…Đồng thời tổ chức hội nghị cam kết giữa làng nghề với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cùng các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn sản xuất như Ngân hàng Chính sách, Vietcombank.

Từ những việc làm nêu trên sau mỗi khóa học đã đào tạo số lao động có việc làm đạt 80-85%. Trong đó số lao động tự đầu tư mở rộng qui mô sản xuất tại các làng nghề với 28 tổ hợp tác mộc mỹ nghệ (thơn Bình Cầu trạm điêu khắc gỗ), Các nghề kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi thú y, nghề may mặc có việc làm 100% đáp ứng kịp thời các doanh nghiệp may mặc tại địa phương. Qua khảo sát kết quả sau đào tạo nghề đối với các loại hình kỹ thuật nơng nghiệp thu nhập bình quân: 3 - 4 triệu/tháng/lao động, chăn nuôi thú y

thu nhập 4 - 4,5 triệu/tháng/lao động. Đặc biệt nghề mộc mỹ nghệ 7-8 triệu/tháng/lao động.

1.5.2. Tổ chức triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Huyện Phổ Yên là huyện phía Nam của tỉnh Thái Ngun có diện tích tự nhiên là 258,87 km2, dân số trung bình là 140.492 người, trong đó có 86.500 người trong độ tuổi lao động. Trong những năm gần đây, phát huy được lợi thế của địa phương, kinh tế của huyện đã có sự phát triển vượt bậc, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 20,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Đến hết năm 2012, cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ chiếm 86,4%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ cịn 13,6 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt 44 triệu đồng/người/năm. Phấn đấu đến năm 2015 trở thành thị xã công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Đạt được những thành tựu như trên, trước hết huyện Phổ Yên đã tích cực trong thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, đến nay, huyện đã quy hoạch và xây dựng được 2 khu công nghiệp tập trung, 6 cụm công nghiệp, 2 điểm công nghiệp và Tổ hợp khu công nghiệp dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích trên 4.000 ha, tổng vốn đăng ký là trên 63.000 tỷ đồng. Đặc biệt, đầu năm 2013, Công ty điện tử Samsung Electronic đã khởi công xây dựng nhà máy tại Khu cơng nghiệp n Bình trên địa bàn huyện với số vốn đăng ký đầu tư là 2 tỷ USD, nhu cầu tuyển dụng lao động khoảng 30.000 lao động. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Từ những đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội cho thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và việc làm của xã hội là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với một địa phương đang tích cực thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng đô thị phấn đấu trở thành thị xã công nghiệp.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huyện ủy Phổ Yên đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. UBND huyện đã xây dựng Đề án "Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2011 - 2016" với mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 2.500 lao động nông thôn.

UBND huyện đã thành lập BCĐ cấp huyện và chỉ đạo tất cả các xã, thị trấn thành lập BCĐ, phân công cụ thể các thành viên BCĐ phụ trách địa phương, lĩnh vực để từ đó tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Do đó đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với cơng tác đào tạo nghề. Phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo nghề để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp với ngành, nghề mà người lao động đăng ký nhu cầu đào tạo, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, BCĐ huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện công tác đào tạo nghề, tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thơn. Ngồi phần kinh phí hỗ trợ của Tổng cục Dạy nghề, của tỉnh, huyện Phổ Yên đã trích ngân sách địa phương trên 1,8 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả đạt được, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đảm bảo thực hiện tốt nhất kế hoạch đã đề ra.

Kết quả trong 3 năm qua, huyện Phổ Yên đã tổ chức dạy nghề cho 4.905 lao động, bao gồm: Người hưởng chính sách ưu đãi người có cơng là 158 người, người lao động thuộc hộ nghèo là 393 người; người thuộc hộ dân tộc thiểu số là 251 người; người tàn tật là 6 người; người bị thu hồi đất canh tác là 864 người; người thuộc hộ cận nghèo là 416 người; lao động nông thôn khác là 2.814 người. Số nghề đã được đào tạo là 19 nghề, bao gồm: Nghề phi nông nghiệp là 11 nghề; nghề nông nghiệp là 9 nghề. Kết quả giải quyết việc

làm sau đào tạo đạt 91%, trong đó, nghề phi nơng nghiệp chiếm 86%. Bao gồm: Số người được doanh nghiệp tuyển dụng là 1.327 người; số người được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 453 người; thành lập được 02 HTX sau khi học nghề; số người tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn là 2.702 người. Số người thoát nghèo sau khi học nghề, có việc làm là 145 người; số hộ trở thành hộ khá là 25 hộ.

1.5.3. Tổ chức quản lý, huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án dạy nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trình dự án dạy nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh duyên hải của miền Tây Nam bộ, diện tích đất tự nhiên 3.312 km2; dân số chung của tỉnh năm 2012 là 1,329 triệu người, lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 60%; lao động khu vực thành thị chiếm 21,7% và lao động khu vực nông thôn chiếm 78,29%. Phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (66,18%), lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng chậm.

Thực hiện đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, trước hết, Ban chỉ đạo mỗi cấp phải xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của cấp mình, đồng thời cụ thể hóa thành Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn theo từng năm, thông qua HĐND trước khi trình UBND cùng cấp phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh nguồn kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm và Dạy nghề, nguồn kinh phí ngân sách địa phương bố trí trực tiếp cho việc thực hiện Đề án, các địa phương trong tỉnh đã chủ động lồng ghép với nguồn kinh phí của các chương trình, dự án tài trợ có liên quan đến mục tiêu đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động như: nguồn kinh phí Dự án đào tạo nghề theo nhu cầu giảm nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (JFPR) do Quỹ giảm nghèo của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, nguồn kinh phí Dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển do Chính phủ Đức tài trợ, nguồn kinh phí Dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do Chính phủ Canada tài trợ, dự án đào tạo nghề cho cán bộ y tế nhằm nâng cao

năng lực cho cán bộ y tế cơ sở do Quỹ Toàn cầu tài trợ. Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện rất tốt việc lồng ghép với nguồn kinh phí đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành (Quyết định này đã được thay thế bởi Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2013); dự án đầu tư phát triển các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc (Chương trình 135), Đề án Phát triển nghề công tác xã hội theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Với quy trình quản lý và lồng ghép các nguồn lực nêu trên. Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn”, tỉnh Sóc Trăng đã đạt một số kết quả chủ yếu sau:

Tổng số lao động nông thôn được học nghề là 29.762 người, với tổng kinh phí thực hiện là 40,651 tỷ đồng (kinh phí Đề án là 20,871 tỷ đồng; kinh phí lồng ghép là 19,780 tỷ đồng). Trong đó lao động nơng thơn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là 433 người, hộ nghèo là 6.407 người, người dân tộc thiểu số là 14.564 người, người tàn tật là 38 người, người thuộc diện hộ cận nghèo là 502 người, thuộc các nhóm đối tượng cịn lại là 7.818 người.

Số lao động nơng thơn tìm được việc làm sau khi học nghề là 22.462 người (chiếm tỷ lệ 75,5%); trong đó số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng là 3.821 người, số lao động làm ra sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu là 3.167 người, số lao động tự tạo việc làm là 15.474 người.

Số hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm và thốt nghèo là 1.685 hộ; số hộ trở thành hộ khá là 2.311 hộ.

1.5.4. Bài học rút ra trong công tác đào tạo nghề

- Tổ chức dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thành phố, của cả tỉnh; đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng; nhu cầu học nghề, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của người tham gia học nghề.

- Phải huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể quần chúng trong xã như: Đồn thanh niên, Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh.... Từ khâu tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Huy động sự tham gia của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp có khả năng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho người lao động sau khi học nghề.

- Phải huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút lao động qua đào tạo nghề từ khâu xây dựng nội dung chương trình đào tạo đến quá trình tổ chức đào tạo và nhận người học nghề vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

- Lồng ghép các chương trình, dự án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn để mang lại hiệu quả cao.

- Chương trình, giáo trình đào tạo phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng nhu cầu học nghề, đảm bảo dễ áp dụng vào thực tiễn.

- Thời gian học phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật ni, và quy trình sản xuất.

Tiểu kết chương 1

1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động nhằm trang bị cho LĐNT những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người LĐNT để họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học, cụ thể:

- Đào tạo nghề mới để chuyển nghề vào làm tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ;

- Đào tạo lại nghề để tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hiệu quả thu nhập tăng.

2. Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm: - Tuyên truyền, tư vấn học nghề;

- Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)