Chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 57 - 59)

2.2. Hiện trạng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.2.2. Chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà

Chất lượng lao động được thể hiện thơng qua trình độ chun mơn của người lao động, sức khỏe người lao động và tác phong cơng nghiệp.

Trình độ chun mơn lao động được thể hiện thông qua giáo dục và đào tạo, cụ thể là tỷ lệ lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động qua đào tạo và khả năng về tin học, ngoại ngữ…

Sức khỏe của người lao động được thể hiện ở chiều cao và cân nặng.

Bảng 2.6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo nghề nghiệp trên địa bàn Tp.Hà Nội năm 2009 STT Đơn vị hành chính, nghề nghiệp Tổng số (người) Tổng số LĐ qua đào tạo (người) Tỷ lệ LĐ qua đào tạo (người) 1 Nhà lãnh đạo các cấp, các ngành và các đơn vị 49.589 45.079 90.91

2 Nhà chuyên môn bậc cao 445.702 443.493 99.50 3 Nhà chuyên môn bậc trung 149.953 142.321 94.91 4 Nhân viên trợ lý văn phòng 75.205 44.055 58.58 5 Nhân viên dịch vụ và bán hàng 530.696 101.089 19.05 6 Lao động trong NN-LN-TS 21.748 4.154 19.10 7 Lao động thủ công 553.537 97.224 17.56 8 Thợ vận hành và lắp ráp máy mọc thiết bị 250.248 112.328 44.89

9 Lao động giản đơn 12.11736 32.788 2.71 10 Lực lượng quân đội 14 14 100.00

11 KXĐ 42 29 69.05

Tổng số 3.288.470 1.022.574 31.10

Theo bảng 2.6 ta thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo (được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên) trong lĩnh vực NN-LN-TS và lao động thủ công, lao động giản đơn chỉ chiếm 31,1%. Tỷ lệ này cao hơn của cả nước, tuy nhiên đang còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Về cơ cấu lao động qua đào tạo:

Trong cơ cấu lao động sơ cấp chiếm 4,49%, trung cấp 4,32%, THCN 3,55%, cao đẳng 2,89% (bao gồm cả cao đẳng nghề), trên đại học (thạc sỹ và tiến sỹ) 1,68%. Như vậy, có thể nhận thấy cơ cấu lao động qua đào tạo của Tp.Hà Nội còn chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ cấu lao động cho cơng nghiệp hóa.

Cơ cấu đào tạo lao động của Thành phố còn bất hợp lý và chậm thay đổi. Cơ cấu này cho thấy Tp.Hà Nội cũng như cả nước đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đã qua đào tạo bài bản. LLLĐ có trình độ ĐH-CĐ thường là lao động gián tiếp, trong khi đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất lại chưa qua đào tạo nên phục vụ chủ yếu cho các ngành thâm dụng lao động với NSLĐ thấp, giá trị gia tăng nhỏ. Các ngành DV có giá trị gia tăng cao và những ngành CN cơng nghệ cao thì chưa có được nguồn cung lao động chất lượng cao.

Chưa đào tạo Sơ cấp Trung cấp nghề THCN Cao đẳng nghề ngề Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Khó XĐ

Hình 2.1. Cơ cấu lao động qua đào tạo của Tp.Hà Nội (01/12/2009) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê) - Cơ cấu lao động qua đào tạo theo giới tính

Theo bảng 2.7 có thể nhận thấy lao động qua đào tạo của nam cao hơn nhiều so với nữ ở tất cả các cấp đào tạo. Điều này cho thấy bất bình đẳng về giới trong tiếp cận đào tạo còn khá cao.

Bảng 2.7. Cơ cấu lao động theo đào tạo phân theo giới tính

Đơn vị : %

Tổng số

Trình độ chun mơn kỹ thuật đã được đào tạo Qua đào tạo Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học Nam 60.4 9.4 11.1 3.6 31.6 36.3 Nữ 24.4 3.1 7.3 2.8 10.2 11.2

(Nguồn: Cục thống kê Hà Nội)

Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được Thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp bước đầu có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mơ và chất lượng dạy nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 57 - 59)