Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 92 - 97)

3.3. Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn

3.3.2. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo

+ Mục tiêu của biện pháp:

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch về dạy nghề cho lao động nông thôn trước mắt và lâu dài cho các đối tượng, các khu vực khác nhau.

- Để nâng cao năng lực làm việc, chất lượng của lao động nơng thơn phải có được những chiến lược cũng như các kế hoạch dạy nghề cho nông dân một cách cụ thể dựa trên chiến lược chung về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của quốc gia.

+ Nội dung và cách thức thực hiện:

Việc xây dựng kế hoạch dạy nghề cần tiến hành theo quy trình:

- Xác định yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ.

- Phân tích, đánh giá đúng đắn nguồn lao động hiện có của địa phương, so sánh với yêu cầu về nhân lực, để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động của địa phương.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề cho nông dân trên cơ sở xem xét, đánh giá lại các tổ chức đã tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua trên tất cả các mặt, từ hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các ngành nghề đang được dạy tại các cơ sở dạy nghề, nội dung, tài liệu và phương pháp giảng dạy cho

lao động nơng thơn để biết được cái gì đã được, cái gì chưa được cần bổ sung và hoàn thiện.

- Mạng lưới các cơ sở dạy nghề hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu vực đơ thị, trong khi đó đặc điểm lao động nơng thơn là vừa là người lao động vừa là các chủ hộ, họ quan tâm nhiều đến công việc gia đình, cho nên cách bố trí các lớp học thích hợp nhất với lao động nông thôn là gần nơi ở của họ, để sau các buổi học họ có thể tham gia sinh hoạt với gia đình. Do vậy chú trọng phát triển hình thức dạy nghề tại trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở lớp học trên đồng ruộng/ lớp học hiện trường ( Farmer field school)

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Đặc điểm của dạy nghề cho lao động nơng thơn để có kết quả cao là tính thực hành của các bài học, cộng với các phương pháp dạy học cho người lớn tuổi. Do vậy đòi hỏi giáo viên dạy nghề cho nơng dân ngồi kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tay nghề thành thạo, cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với người nông dân.

Về lâu dài, cần xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân, với các nội dung cần tập trung các chuyên đề về kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, mà các chuyên đề này là các bài giảng ở lớp, làng, xã. Phương pháp sư phạm, phương pháp khuyến nông, tổ chức lớp học, phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển tài liệu. Tham quan các mơ hình khuyến nơng, lâm Trước mắt cần cần thực hiện chuơng trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân từ các giáo viên tiềm năng như cán bộ khuyến nông xã, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật xã, cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông viên cơ sở, cán bộ Hội nông dân hoặc nông dân giỏi.

- Nội dung, tài liệu, hình thức và phương pháp đào tạo nghề cho nông dân:

Để xác định dạy cho nơng dân những nội dung gì, các cấp chính quyền địa phương phải lập được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở kế hoạch nhân lực sẽ xác định được kế hoạch đào tạo nội dung gì, các cơ sở đào

tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phương và chỉ có làm như thế mới có thể quản lý được dạy nghề cho nơng dân làm cho q trình đào tạo gắn được với mục tiêu sử dụng.

- Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo: Nội dung dạy cho lao động nông thôn cần được xác định cho từng vùng cụ thể, vì mỗi vùng khơng chỉ có cơ cấu ngành nghề khác nhau mà trình độ dân trí cũng khác nhau. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, nơng dân có thể lựa chọn theo học tồn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho nông dân.

- Việc xác định chương trình dạy cần có sự tham gia của lao động nông thôn. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của nơng dân, các nhà hoạch định nội dung chương trình sẽ biết được người lao động nơng thơn cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học.

- Nội dung dạy cho nông dân phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế của vùng, của địa phương, với mục tiêu phân bố lại lao động nông thôn cũng như với khoa học công nghệ cao. Hai nội dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn phải được cụ thể hóa từng bước trong các chương trình dạy nghề cho lao động nơng thơn. Thời gian và quy mơ mỗi khóa học Về thời gian học cho mỗi chương trình và mối loại đối tượng. Các chương trình/ khóa học nên thực hiện trọn vẹn một quy trình, chu kỳ sinh trưởng và phát triển…Nếu chương trình khóa học hay chun đề có nội dung lớn cần chia nhỏ thành các Module và được tổ chức học theo một trật tự logic với thời gian dài hơn, kết thúc mỗi module, người học đem những kết qủa học được áp dụng vào thực tế cơng việc, từ đó sẽ thấy được những điều thiếu cần phải được bổ sung để đề xuất, bổ sung cho nội dung học tập của giai đoạn học tiếp theo.

- Về quy mô lớp học đào tạo nghề cho nông dân chỉ nên 25-30 người là phù hợp, nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học, cũng như phát huy khả năng

tham gia của người học trong quá trình trao đổi kinh nghiệm, kiến thức. Tài liệu học tập, tài liệu viết cho các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phải viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phương, dễ hiểu dễ nhớ kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung được trình bày theo trật tự của một quy trình cơng việc. Giáo trình cần trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho học viên sử dụng hàng ngày. Khi xây dựng giáo trình cần chú ý đến yếu tố nông dân trong quá trình phát triển tài liệu, để đảm bào sự phù hợp với nội dung đào tạo, văn hóa và nhu cầu của lao động nơng thơn.

- Hình thức và phương pháp dạy nghề cho nông dân cần đảm bảo nguyên tắc sau:

Học trọn một vụ cây trồng (lúa, ngô, khoai, sắn..), trọn một giai đoạn của dự án, trọn một cơng việc, trọn một quy trình sản xuất, chế biến

Học bằng thực hành, học từ kinh nghiệm sẵn có của học viên

Hoạt động nhóm để phát huy sức mạnh tập thể, nhóm hoạt động khơng chỉ trong thời gian trên lớp mà duy trì lâu dài trên thực tế : nhóm sở thích, nhóm sản xuất của nơng dân

Chuơng trình học tập mang tính tổng hợp nhiều mặt kiến thức tổng hợp, kỹ năng cơ bản và phuơng pháp đa dạng đảm bảo tính linh động, phù hợp với địa phuơng ví dụ như IPM, ICM, TOT

Đào tạo những học viên giỏi trở thành huớng dẫn viên, giảng viên nơng dân. Tăng cuờng hình thức Huấn luyện đồng ruộng cho nơng dân (FFS)

- Cân bằng về cung – cầu, đào tạo định hướng cầu và tạo ra hệ thống đào tạo nghề linh hoạt

Vấn đề cơ bản trong việc phát triển đào tạo là tạo ra sự cân bằng và hiệu quả trong việc cung cấp các kỹ năng phù hợp với nhu cầu trong thị trường lao động.

Cần xác định rõ ràng “nhu cầu của ai?”. Trong bối cảnh hiện nay, hiển nhiên đó là nhu cầu của người sử dụng lao động trong thị trường lao động – thể hiện ý tường là đạo tạo theo định hướng cầu. Do đó, khơng thể lặp lại các

sai lầm trong việc tiếp cận kế hoạch nguồn nhân lực vào những năm 1960 - 1970. Lúc đó các kế hoạch dài hạn, trung hạn về nhu cầu nghề nghiệp được xây dựng dựa trên quyết định về cung đào tạo. Do đó khơng đáp ứng được nhu cầu khi nền kinh tế không ổn định, sự thay đổi cơng nghệ, tính chất của quy trình sản xuất kinh doanh và những yếu tố khó có thể dự báo về nhu cầu lao động cũng như các yêu cầu mới về kỹ năng nghề trong tương lai. Các dự báo thường không đáng tin cậy và nhiều phương pháp dự báo khơng sử dụng được.

Do đó các phương pháp sau có thể được sử dụng đề nhận biết các nhu cầu: sự tham gia của người sử dụng lao động trong việc xác định nhu cầu; năng lực phân tích xu hướng thị trường; mức độ thu hút và khả năng tạo việc làm thơng qua các tiêu chí về mức lương, thời gian lao động; điều tra thực trạng việc làm của người học sau khi học xong; phổ biến tới người lao động về xu hướng việc làm một cách hiệu quả…

+ Điều kiện thực hiện:

- Phát triển chương trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra – CDIO. Chương trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra – CDIO – viết tắt của các từ: Hình thành ý tưởng (Conceive), Thiết kế (Design), Triển khai (Implement), Vận hành (Operate) – khởi nguồn từ ý tưởng của các khối ngành kỹ thuật công nghệ thuộc Đại học Kỹ thuật Masachusetts (Mỹ) phối hợp các trường đại học ở Thụy Điển. CDIO được hình thành năm 1990 nhằm góp phần cải cách giáo dục đào tạo. CDIO là mơ hình đổi mới có tính tích cực ngày càng được áp dụng rộng rãi, mơ hình dựa trên chuẩn đầu ra của mỗi ngành nghề, mỗi cơ sở dạy nghề để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp.

- Mục tiêu của mơ hình là hướng tới việc giúp cho học viên có được kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm” cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi nhanh của kỹ thuật – công nghệ trong thực tiễn sản xuất tại các

doanh nghiệp. Người học khi ra trường có thể thích ứng với các thay đổi của mơi trường làm việc theo hướng tích cực.

- Mơ hình CDIO cũng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong việc nâng cao khả năng của người học trong việc tiếp thu các kiến thức cơ bản, đồng thời đẩy mạnh học các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, ký năng kiến tạo và thích ứng với các quy trình cơng nghệ.

Đào tạo theo mơ hình CDIO mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên tham gia, cụ thể:

- Gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của chủ sử dụng nhân lực. Góp phần giảm thiểu chi phí đào tạo lại trong các doanh nghiệp, giảm bớt người tham gia đào tạo cho học viên.

- Giúp người học phát triển toàn diện với các kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm” để nhanh chóng thích ứng với mơi trường làm việc ln thay đổi và thậm chí đi đầu trong việc thay đổi đó. Người học đã được đào tạo theo một quy trình bài bản, được phát triển tồn diện về tri thức, kỹ năng, thái độ.

- Giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các cơng đoạn của q trình đào tạo sẽ có tính liên thơng và gắn kết chặt chẽ. Giáo viên, người dạy nghề phải tuân theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học. Nhờ vậy sẽ góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề có chất lượng cao.

- Cách tiếp cận CDIO là tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 92 - 97)