Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 82 - 87)

2.4. Đánh giá chung việc quản lý đào tạo nghề cho LĐNT

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ chủ chốt ở một số địa phương chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT để thực hiện phát triển kinh tế; chưa đầu tư, huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn với xây dựng nông thôn mới để thực hiện.

Công tác tham mưu đề xuất của cơ quan thường trực và một số thành viên của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ở một số địa phương còn hạn chế.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc đào tạo nghề cho LĐNT và việc tham mưu đề xuất giải quyết các vướng mắc khó khăn của các Bộ, ngành còn chậm. Một số quy định của Đề án khơng cịn phù hợp với thực tế. Mốt số chương trình, dự án, đề án có quy định về hoạt động dạy nghề cho đối tượng là LĐNT do cá Bộ, ngành khác (Ủy ban dân tộc, Bộ Cơng thương, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn) chủ trì thực hiện, dẫn đến khó khăn trong quản lý, theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả, hiệu quả chung về đào tạo nghề cho LĐNT.

Đại bộ phận lao động nơng thơn chưa có nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề. Một phần do tập qn và thói quen canh tác, nơng dân tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, nông dân coi sản xuất nơng nghiệp nói riêng và các hoạt động khác trong khu vực nơng thơn nói chung là cơng việc giản đơn khơng phải học. Do đó nơng dân nhận thức về việc học tập để sản xuất chưa thực sự cần cho bản thân họ. Nhu cầu học tập của họ được dồn vào cho thế hệ con cháu với mục đích là tìm lối thốt khỏi nghề nơng và cuộc sống ở nông thôn.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều Bộ, ngành, địa phương và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, khơng phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

Đào tạo nghề hiện nay thường tập trung vào các ngành mũi nhọn trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ…Đồng thời nhận thức về nguồn lao động lâu nay mới được quan tâm về mặt số lượng, về chất lượng, trình độ của nguồn lao động như khả năng và năng lực thực hiện các cơng việc có hiệu quả cao ít được chú ý đặc biệt là đối với lao động nông thôn.

Các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn hiện mới chỉ dừng lại ở mức quy mô nhỏ, rời rạc, thiếu thống nhất, thơng qua các chương trình hoặc hoạt động như khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư là chủ yếu. Việc xây dựng các chiến lược đào tạo, kế hoạch đào tạo lao động nông thôn dài hạn cho các vùng, miền chưa hiện thức hoặc chưa căn cứ vào thực trạng lao động, định hướng phát triển của địa phương, nhu cầu về nguồn nhân lực… Tuy nhiên, việc dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa có tổ chức quản lý thống nhất. Sự chưa đồng bộ thể hiện qua việc lập kế hoạch đào tạo, dạy nghề giữa cấp Trung ương, cấp tỉnh, giữa các Bộ và cơ sở, các dự án hỗ trợ phát triển. Tham gia quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thơn

ngồi hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hệ thống Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm của Hội Nông dân Việt Nam, hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, cịn có các tổ chức, cá nhân, các chương trình phát triển cũng tham gia vào q trình dạy nghề nơng dân.

Một số tỉnh, huyện có các trung tâm dạy nghề, song phần lớn các nghề dạy trong các trung tâm chưa gần với nghề khu vực nông thôn cần có, đối tượng đến học cũng không phải là nông dân, những người đang làm việc ở khu vực nông thôn mà mới chỉ dừng lại ở đối tượng con em của nông dân là chủ yếu, các điều kiện dạy và học rất hạn chế cả về quy mơ và tính kỹ thuật, khó có khả năng đáp ứng được các mục tiêu đào tạo.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thơn cịn thiếu về số lượng và chất lượng. Hầu hết các giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn thiếu kiến thức và kỹ năng khi làm việc với nông dân. Mặt khác các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn rất đa dạng, đồi hỏi người giáo viên khơng chỉ có kiến thức chun mơn, mà cịn cần có những kiến thức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng mơ hình, giám sát đánh giá…

Tài liệu đào tạo lao động nông thôn chưa đáp ứng kịp với sự thay đổi của khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đồng thời chưa căn cứ vào nhu cầu học tập của người lao động, chưa có sự tham gia của người nông dân trong quá trình xây dựng và phát triển tài liệu. Các tài liệu phần lớn viết theo hướng hàn lâm, viết nhiều và dài, trong khi đó với tâm lý người nơng dân rất ngại đọc các tài liệu viết dài, nhiều chữ ít có hình…

Thời gian và các tổ chức lớp học chưa thực sự phù hợp lao động nông thôn. Những người lao động nơng thơn thường là những lao động chính trong gia đình, do vậy họ khơng thể và khơng muốn tham gia các khóa học với thời gian dài, địa điểm xa nhà, phương pháp giảng dạy theo hướng lý thuyết nhiều.

Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn mới chỉ dựa trên nhu cầu học nghề mà chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện và của cả tỉnh. Cụ thể, chưa gắn với quy hoạch phát triển làng nghề, quy hoạch phát triển kinh tế vùng. Sự phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra sau học nghề còn lỏng lẻo.

Các cơ sở dạy nghề chưa phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc biên soạn chương trình đào tạo nghề để đào tạo lao động cho doanh nghiệp.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất ngưng trệ; thời tiết biến đổi phức tạp nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

Cơ sở vật chất của các CSDN còn chưa được trang bị đồng bộ và đầy đủ do các nguyên nhân yếu tố lịch sử để lại.

Trình độ sử dụng máy móc hiện đại, tiên tiến của giáo viên, người dạy nghề còn chưa được trang bị đầy đủ dẫn đến nhiều máy hiện đại (như máy cắt, hàn công nghệ cao, máy tik mak...) chưa được sử dụng hết công suất.

Tiểu kết chương 2

1. Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là thành phố lớn nhất, tập trung mọi nguồn lực, có nhiều cơ hội phát triển và cũng có nhiều thách thức. Hà Nội đang là khu vực phát triển năng động, là khu vực đang thực hiện cơng nghiệp hóa với tốc độ rất nhanh.

2. Từ năm 2010, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và có những chính sách hỗ trợ tích cực.

3. Sau 4 năm (2010-2013), toàn thành phố đã tổ chức dạy nghề cho 75.594 người. Có 50.304 người tốt nghiệp, người sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn.

4. Đã có 625 người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập đã thoát nghèo, chiếm 15,81% số người thuộc hộ nghèo được học nghề và 324 người sau học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của các hộ dân trong vùng (hộ có thu nhập khá), chiếm 1,7% tổng số người được học nghề.

5. Hiệu quả đào tạo đang được phát huy kinh tế phát triển nhanh, đời sống văn hóa, tinh thần cũng có một bước thay đổi lớn.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)