Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 79 - 80)

2.4. Đánh giá chung việc quản lý đào tạo nghề cho LĐNT

2.4.1. Những thành tựu

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, điều này đã được cụ thể hóa thơng qua các văn bản chỉ đạo:

- Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV – kì họp thứ hai, đã có Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tp.Hà Nội 5 năm 2011 - 2015.

- Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV – kì họp thứ tư, đã có Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 về Quy hoạch phát triển công nghiệp Tp.Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 về Quy hoạch phát triển nông nghiệp Tp.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 15/01/2010 về “triển khai xây dựng Đề án dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020”. Hàng năm có kế hoạch triển khai xây dựng dạy nghề cho LĐNT.

- UBND thành phố chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề từ thành phố tới cơ sở. Các huyện, xã đã phân công nhiệm vụ cho cán bộ làm công tác lao động việc làm theo dõi và quản lý dạy nghề trên địa bàn.

- UBND Tp.Hà Nội đã ban hành 2 Quyết định phê duyệt mức chi phí đào tạo nghề cho 39 nghề, trong đó có 13 nghề nơng nghiệp và 36 nghề phi nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn được đầu tư tăng cường nên chất lượng đào tạo nghề được nâng lên từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

- Công tác giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề đã được quan tâm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm cao, một số nghề như May cơng nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản trên 80% học sinh sau khi tốt nghiệp tạo được việc làm bằng chính nghề đã học. Nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã đã thành lập doanh nghiệp, mở cơ sở sản xuất kinh doanh, lập trang trại tạo việc làm cho bản thân và cho người khác góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương. Một số lao động nông thôn sau khi học nghề đã trở thành hộ khá, hộ giàu.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về vai trị ý nghĩa của cơng tác đào tạo nghề đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội luôn được quan tâm. Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực.

- Công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề được quan tâm thường xuyên từ khâu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề đến khâu tổ chức và triển khai quá trình đào tạo đối với tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tập trung vào các nội dung thực hiện chế độ chính sách, quy định của Nhà nước về dạy nghề, chương trình, nội dung và quy trình đào tạo nghề; nề nếp dạy và học, chất lượng đào tạo, việc quản lý cấp phát bằng nghề, chứng chỉ nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 79 - 80)