Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 88 - 90)

phố Hà Nội

Giai đoạn 2011 – 2020, tập trung phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục dạy nghề, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời, tập trung dạy nghề chất lượng cao, đột phá vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của Thành phố như du lịch, thương mại, vận tải - kho bãi, điện, điện tử, điện lạnh, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, cơ khí điện tử…

Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục đào tạo, huy động nguồn lực đầu tư của Nhà nước và của các nhà đầu tư khác để tăng nhanh số lao động qua đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, có

số lượng và cơ cấu ngành nghề đa dạng cho lao động xã hội đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tạo ra cơ cấu lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật hợp lý. Số lao động nông thôn qua đào tạo nghề giai đoạn 2011- 2015 đạt khoảng 215.000 người, giai đoạn 2016- 2020 đào tạo nghề khoảng 73.000 người. Bảng 3.2. Mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020

TT Nội dung Giai đoạn 2011- 2015

Giai đoạn 2016-2020 1 Đào tạo nghề các trình độ, trong đó: 215.000 73.000

- Đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng

(người) 205.000 61.000 - Đào tạo trình độ TCN, CĐN (người) 10.000 12.000 2 Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề (%) 70 80 3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 55 75 4 Giải quyết việc làm mới (người) 135.000 55.000

(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu)

Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đầu tư để đảm bảo mỗi quận huyện có 01 Trung tâm để dạy nghề cho LĐ địa phương (xây dựng mới Trung tâm dạy nghề hoặc nâng cấp, bổ sung giao thêm nhiệm vụ Dạy nghề cho các Trung tâm hướng nghiệp hoặc Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp).

Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, phịng học, phịng thí nghiệm, xưởng thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy gắn liền với nhu cầu của người sử dụng lao động.

Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề cho người lao động, theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, chương trình chuyển giao công nghệ mới; đồng thời, trang bị cho người lao động năng lực thực hành

một nghề đơn giản hoặc một số kỹ năng nghề nhất định, nhằm phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Đẩy mạnh ĐTN theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng và cơ sở dạy nghề. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, của xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hoặc hợp tác thành lập cơ sở đào tạo nghề.

Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề. Chú trọng đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp cho thanh niên nông thôn tại khu vực đơ thị hóa, khơng cịn đất sản xuất nông nghiệp. Tổ chức đào tạo các nghề truyền thống tại các làng nghề.

Xây dựng trường đào tạo nghề mới cở các huyện chưa có trường dạy nghề, nâng cấp mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề.

Nâng cấp và phát triển từ 1-3 trường trung cấp chuyên nghiệp ngang tầm khu vực về quy mô, trang thiết bị và chất lượng đào tạo, mở rộng đào tạo nghề, xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao. Xây dựng trung tâm ngoại ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến xây dựng 3 trường dạy nghề cấp vùng tại Phú Xuyên, Thạch Thất, Sóc Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 88 - 90)