2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
2.3.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Trong 03 năm 2010-2012 đã có 10 đoàn của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm của thành phố đi kiểm tra và giám sát tại các huyện, xã, các cơ sở dạy nghề. Ban chỉ đạo các huyện, xã đã quan tâm công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn và đối với từng lớp học, khóa học do các cơ sở dạy nghề thực hiện trên địa bàn. Phòng Lao động – Thương và Xã hội các huyện, xã đã cử cán bộ theo dõi, kiểm tra các lớp đào tạo trên địa bàn từ khi bắt đầu tổ chức khai giảng, quá trình tổ chức đào tạo, kiểm tra cuối khóa đến khâu cấp phát chứng chỉ nghề và tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo.
Trong 03 năm, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến hành thanh tra tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 31 cơ sở dạy nghề, thanh tra tình hình thực hiện cơng quản lý nhà nước về dạy nghề tại 17 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện.
Kết quả kiểm tra giám sát cho thấy:
- Các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đã thực hiện đúng các quy định hiện hành về mở sổ sách theo dõi, quản lý về dạy nghề. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đủ điều kiện về chuyên môn để tham gia giảng dạy, bố trí đủ giáo viên trên lớp, khơng vi phạm thời gian giảng dạy, thời giờ nghỉ ngơi của giáo viên. Đã xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy cho khóa học.
- Bên cạnh đó vẫn có một số cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn không thực hiện đúng quy định như Trung tâm Dạy nghề huyện Mê Linh có một số giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đảm bảo đủ chuẩn theo quy định. Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện
Từ Liêm chưa biên soạn được hệ thống giáo trình riêng phù hợp với thời gian đào tạo của từng nghề, hệ thống sổ sách quản lý lớp chưa đầy đủ...