Phương hướng phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 88)

năm 2020

Theo quan điểm của Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tp.Hà Nội 5 năm 2011 – 2015 của Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho nông dân. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, dịch vụ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn. Đưa thu nhập bình qn khu vực nơng thôn vào năm 2015 đạt trên 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn dưới 20%, tăng tỷ lệ lao động lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp dịch vụ và chăn nuôi”. [Nghị quyết số 06/NQ-HĐND]

Theo quan điểm của Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội, Quy hoạch phát triển nông nghiệp Tp.Hà Nội theo hướng hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến , tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nơng nghiệp, q trình đơ thị hóa và xây dựng nơng thơn mới văn minh, hiện đại , tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

…Phát triển nơng nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 Đơn vị: %

Năm Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng

2015 40 50 10 100

2020 34,5 54 11,5 100

(Nguồn: Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 về Quy hoạch phát triển nông nghiệp Tp.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”)

“Đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng, đảm bảo liên kết giữa các đô thị và nông thôn. Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch vùng nơng, lâm, thủy sản. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại. Xác định và đẩy mạnh sản xuất các snar phẩm có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển các làng nghề, du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động để thu hút nhiều lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các giải pháp thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp – dịch vụ thu hút và giải quyết việc làm”. [Kế hoạch số 150/KH-UBND]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 88)