Đây là biện pháp vơ cùng quan trọng, vì để xây dựng được quy định đánh giá vừa khách quan, cơng bằng, vừa dễ “cân đong đo đếm” địi hỏi phải tốn cơng sức và phải có cái nhìn nhận một cách tồn diện, phối hợp nhiều bộ phận trong quá trình tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá công tác đạo đức của học sinh.
3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng được tiêu chí và quy trình đánh giá việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh một cách lượng hố, cụ thể, rõ ràng, có tiêu chí cho từng mặt hoạt động.
3.3.7.2. Nội dung, cách thức tiến hành biện pháp * Nội dung
- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh về ý thức học tập, về phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng, về ý thức chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường, đánh giá về ý thức và việc tham gia các hoạt động rèn luyện: văn hoá, xã hội, văn nghệ, TDTT, phòng chống các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động cơng tác đồn thể xã hội và các công tác khác của trường; xây dựng quy trình đánh giá ở các bộ phận.
* Cách thức tiến hành
- Giao cho Ban đạo đức, Ban thi đua, Ban chấp hành đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm phối hợp xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá bằng hình thức phiếu đánh giá đã được lượng hố. Tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến về cách tính điểm thi đua từng lớp và cá nhân, tính điểm rèn luyện cho cá nhân.
- Xây dựng quy trình đánh giá: Dựa vào các đợt thi đua có tính chủ điểm lớn và kết thúc học kỳ. Theo phiếu đánh giá, HS tự liên hệ bản thân trong quá trình rèn luyện với các tiêu chí quy định, tự đánh giá về việc rèn luyện của mình trên các mặt hoạt động bằng cách tự cho điểm theo quy định. Việc đánh giá thi
đua của tập thể lớp do các bộ phận theo dõi (Đoàn, Quản sinh, Ban đạo đức) quyết định.
- Quy định mức điểm thưởng, phạt: Về nề nếp, ý thức tổ chức kỷ luật; Về học tập; Về các hoạt động khác: Lao động, học nghề, văn nghệ, TDTT, hoạt động xã hội. Ở mỗi phần đều quy định tương đối chi tiết các điểm thưởng, điểm phạt tương ứng, phù hợp với kết quả phấn đấu và vi phạm của học sinh.
3.3.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Bộ GD&ĐT và TW Đồn có hướng dẫn cụ thể thực hiện chức năng phối hợp kiểm tra đánh giá của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường trong cơng tác GDĐĐ cho HS THPT.
- Nhà trường phải xây dựng được kế hoạch công tác kiểm tra đánh giá, các tiêu chí và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh một cách rõ ràng, cụ thể, dễ quản lý, đảm bảo tính khách quan, dễ đánh giá, đồng thời đảm bảo tính chính xác, tồn diện.
+ Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cần phải cụ thể hoá các quy định cho từng mặt rèn luyện, quy định cụ thể mức điểm thưởng, phạt cho từng hoạt động.
+ Xây dựng được hệ thống giá trị mà học sinh nhà trường cần có.
- Có đầy đủ nhân lực, vật lực phục vụ công tác kiểm tra đánh giá. Thường xuyên tập huấn về công tác kiểm tra cho đội ngũ làm công tác kiểm tra giám sát hằng năm.