Thực trạng thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 55 - 56)

Giáo dục có mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể, đối với học sinh THPT Nguyễn Khuyến; căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm giáo dục của lứa tuổi này thì những phẩm chất cần tập trung, quan tâm giáo dục là “yêu nước, hiếu thảo, kính thầy, thương người, hiếu học, trung thực, kỷ luật, tiết kiệm”. Đây cũng chính là 8 phẩm chất mà mỗi người đồn viên hướng đến để hồn thiện mình, đặc biệt là các em học sinh ở lứa tuổi THPT nói chung, học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến nói riêng.

- Với các em học sinh, “u nước” chính là lịng tự hào, tự tôn dân tộc, là sự phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. “Yêu nước” được thể hiện thông qua công việc hằng ngày là thường xuyên trau dồi, chăm lo rèn luyện đạo đức của bản thân, là tích cực lao động sản xuất phù hợp với khả năng của bản thân, là khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học cơng nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức chính trị để làm chủ đất nước và sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- “Hiếu thảo” là sự tôn trọng, quan tâm và chăm lo đúng mực đối với ông bà, cha mẹ và những người trong gia đình. Đối với học sinh THPT, lòng “hiếu thảo” được thể hiện thông qua việc tôn trọng, yêu thương và luôn làm cho ông bà, cha mẹ và những người trong gia đình lvui vẻ và tự hào về mình.

- “Kính thầy” là sự tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo trong mọi tình huống. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, công lao dạy dỗ của người

thầy, người cô đối với mỗi con người là vơ cùng to lớn, việc kính trọng và thương yêu, lễ phép đối với thầy, cô giáo luôn là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi HS THPT cần rèn luyện và phát huy.

- “Thương người” là sự quan tâm, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh theo khả năng mình có thể khi những người đó cần sự giúp đỡ của mọi người. Đối với HS THPT, thương người có thể thể hiện thơng qua việc giúp đỡ và hỗ trợ các bạn cùng trang lứa vươn lên để vượt qua hồn cảnh khó khăn trong cuộc sống để có điều kiện học tập tốt hơn.

- Đối với HS THPT nói chung và THPT Nguyễn Khuyến nói riêng, sự “Hiếu học” được thể hiện thông qua việc đầu tư của các em đối với các môn học, bên cạnh việc học tập các kiến thức hằng ngày, các em cịn tự mình tìm tịi và khám phá những vấn để khác mà mình đam mê, u thích. “Hiếu học” rất cần thiết đối với mỗi HS THPT, nó giúp các em có các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao phù hợp với bản thân mình, là hành trang cần thiết với các em để có thể tự tin bước vào đời sau khi kết thúc thời gian học phổ thông.

- “Trung thực, kỷ luật và tiết kiệm” là ba phẩm chất không thể thiếu của mỗi con người. Đối với HS THPT, tính “trung thực” được thể hiện rõ nhất là trung thực trong thi cử, tiếp đến là trung thực trong lời nói với gia đình, bạn bè và những người xung quanh. “Kỷ luật” đối với HS là thực hiện tốt các nội quy của nhà trường, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đặc biệt là luật giao thông đường bộ trong lưu thông hằng ngày.

Với sự nỗ lực cố gắng và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành của nhà trường trong thời gian qua, công tác GDĐĐ cho HS nhà trường đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)