Thực trạng phối hợp xây dựng lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 66 - 68)

Để tìm hiểu thực trạng phối hợp xây dựng lực lượng GDĐĐ cho học sinh, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các LLGD tham gia làm công tác GDĐĐ cho học sinh. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng phối hợp xây dựng lực lượng GDĐĐ cho HS Đơn vị %

STT Các lực lượng giáo dục

Mức độ phối hợp Hiệu quả phối hợp Thường xuyên Không thường xuyên Cao Thấp 1 Gia đình học sinh 43 57 71 29

2 Ban giám hiệu 56 44 68 32

3 Giáo viên bộ môn 24 76 42 58

4 Giáo viên chủ nhiệm 74 26 77 23

5 Đoàn TNCS HCM ( Đoàn trường) 19 81 36 64

6 Ban đại diện CMHS lớp, trường 11 89 27 73

7 Chính quyền địa phương 3 97 8 92

8 Các tổ chức chính trị, xã hội 6 94 4 96

9 Các cơ quan chức năng (công an,

huyện đội) 16 84 19 81

Kết quả ở Bảng 2.6 cho thấy: Sự phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giữa các lực lượng giáo dục (LLGD) trong và ngồi nhà trường có sự khác nhau về mức độ và hiệu quả.

* Về mức độ:

+ Thường xuyên phối hợp là 3 lực lượng: GVCN; BGH; Gia đình học sinh với tỷ lệ đánh giá 74%; 56%; 43%

+ Phối hợp không thường xuyên là các lực lượng như: ĐTN; Ban đại diện cha mẹ HS; GVBM; các tổ chức ngồi nhà trường. Gia đình HS gần như khơng phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác (3%; 6%)

* Về hiệu quả:

+ Các lực lượng thường xuyên phối hợp trong hoạt động GDĐĐ cho HS là BGH; GVCN; Gia đình học sinh thì hiệu quả được đánh giá rất cao với tỷ lệ 68%; 77%; 71%.

+ Các lực lượng khơng thường xun phối hợp thì hiệu quả trong GDĐĐ cho học sinh là rất thấp.

Kết quả trên đây cho thấy mặc dù nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục, song sự phối hợp này chưa thường xuyên, chưa có cơ chế phối hợp và qui định trách nhiệm cụ thể do đó chưa phát huy hết sức mạnh vốn có của các lực lượng này trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Với kết quả đó có thể nhận thấy việc khơng phát huy được sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng GDĐĐ trong và ngoài nhà trường đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả GDĐĐ cho học sinh nhà trường. Để làm tốt công tác phối hợp GDĐĐ giữa các LLGD đòi hỏi nhà quản lý (Hiệu trưởng) phải có những biện pháp hữu hiệu, lịng nhiệt tình, tinh thần quyết tâm cao độ tác động đến nhận thức của từng cá nhân, từng tổ chức nhằm nâng cao, thúc đẩy sự tâm huyết, tính trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, các LLGD trong sự nghiệp GD nói chung và GDĐĐ nói riêng. Cơng việc này khơng chỉ diễn ra trong một sớm một chiều mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục mới đem lại hiệu quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phối hợp giữa đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT nguyễn khuyến TP hải phòng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)