Hoạt động GDĐĐ là sự kết hợp hài hoà chặt chẽ các hình thức, phương pháp, biện pháp tổ chức quá trình GDĐĐ phù hợp với đặc trưng của nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ GD để đạt được mục tiêu GDĐĐ. Đối với nhà trường THPT có những hoạt động GDĐĐ cơ bản sau:
+ Giáo dục đạo đức thông qua dạy học.
+ Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú. + Giáo dục đạo đức trong tập thể và bằng tập thể.
+ Tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.
* GDĐĐ thông qua tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú:
Con người lớn lên và trưởng thành cùng với hoạt động, vì thế đưa HS vào các hoạt động đa dạng và phong phú là một con đường GDĐĐ có hiệu quả. Con đường GD này được thực hiện thông qua các hoạt động như lao động hướng nghiệp, hoạt động nghệ thuật, hoạt động thể thao, các hoạt động XH như: bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa…qua những hoạt động này giúp HS hình thành ý thức tự giác, phát triển được tiềm năng trí tuệ, sáng tạo trong lao động, biết trân trọng của cải vật chất do lao động mà có được, hình thành và phát triển các đức tính tốt đẹp như biết bảo vệ mơi trường, tích cực rèn luyện thân thể, giao tiếp có văn hố, biết cảm nhận cái đẹp, biết tạo ra những điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội. GD cho HS ý thức và năng lực tham gia các hoạt động XH, qua các loại hình hoạt động và giao lưu, từ đó nhận thức được ý nghĩa, giá trị cuộc sống. Qua các
hoạt động của XH một cách tích cực, giúp cho các em có khả năng “miễn dịch” với những cái gọi là phản giá trị đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức do XH quy định.
* Giáo dục đạo đức trong tập thể và bằng tập thể:
Đây là con đường rất hiệu quả để GDĐĐ học sinh vì nhân cách con người chỉ được hình thành và phát triển khi họ được tham gia vào các hoạt động xã hội, vào các mối quan hệ giao lưu và hợp tác với người khác. Tập thể là nơi HS học tập và giao lưu với bạn bè; với nhà trường, đây vừa là môi trường vừa là phương tiện để GDĐĐ cho HS. Muốn vậy, nhà trường phải xây dựng được các tập thể vững mạnh, mỗi lớp học phải có tổ chức, kỷ luật nghiêm, có truyền thống tốt đẹp, biến những yêu cầu của nhà trường, giáo viên thành yêu cầu của tập thể HS đồng thời tác động đến từng cá nhân để tạo được sự cộng hưởng tích cực, dư luận lành mạnh thúc đẩy sự phát triển nhân cách cho HS.
* Tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức:
Tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức có vai trị rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân. Nó chính là việc tự nhận thức về bản thân, biết được ưu điểm, khuyết điểm của mình, biết mình cần cái gì và mình sẽ đi theo hướng nào…Vì vậy GV cần giúp HS tự xây dựng các kế hoạch rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cho mình một cách phù hợp. Định hướng uốn nắn các lệch lạc trong tư tưởng của HS, biến các yêu cầu GD thành yêu cầu tự GD cho HS. Động viên khích lệ kịp thời các biểu hiện tích cực để phát huy các đức tính tốt đẹp của bản thân HS.
* Giáo dục đạo đức thông qua dạy học:
Đây là con đường giáo dục cơ bản và hiệu quả nhất trong nhà trường phổ thơng bởi vì:
+ Quá trình dạy học được diễn ra trong một môi trường đặc biệt và thuận lợi đó là nhà trường. Nơi có đầy đủ các phương tiện học tập, mơi trường sư phạm thích hợp để HS cùng nhau học tập, rèn luyện “Nét chữ - Nết người”
+ Trong nhà trường HS được trang bị các kiến thức phổ thơng tinh t của lồi người, được sắp xếp một cách khoa học, có hệ thống, mang tính kế thừa và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh phổ thông. Đặc biệt việc
truyền thụ kiến thức cho HS được tổ chức thực hiện, xử lý thơng qua lăng kính của những nhà sư phạm được đào tạo chính quy, cơ bản về chun mơn, nghiệp vụ, không chỉ dạy chữ mà còn dạy các em làm “Người”.
Như vậy, có thể nhận thấy các con đường GDĐĐ khơng phải là riêng rẽ, tách rời mà là một hệ thống gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau, chúng gắn bó, tác động lẫn nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau để cùng đạt được mục tiêu GDĐĐ đã đề ra. Vì vậy nhà GD phải biết phối hợp các con đường GDĐĐ với nhau một cách hiệu quả nhất, đây chính là nghệ thuật trong GD.