Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của học viện hành chính quốc gia dưới góc nhìn học viên (Trang 25 - 32)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận của nghiên cứu

1.2.1. Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Đánh giá

Đo lường và đánh giá trong giáo dục từ lâu đã trở thành xu hướng chung cho các quốc gia nhằm đưa ra nhận định và giải pháp cho các vấn đề giáo dục đang cần giải quyết. Tuy nhiên, thuật ngữ đo lường đánh giá có những cách hiểu khác nhau phụ thuộc vào điều kiện riêng của từng quốc gia, vùng, miền, cũng như trình độ quản lý của mỗi địa phương. Trong thực tế sử dụng một vài thuật ngữ như đo lường, đánh giá, kiểm tra thơng thường có sự trùng lấp và tương đồng nhau. Nhưng khi nghiên cứu ngành khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản của các thuật ngữ trên như sau[27]:

- Ascessment (đo lường, đánh giá): là q trình thu thập thơng tin và đo lường các thơng tin đó. Ví dụ như: để đánh giá năng lực quản lý lớp học dưới góc nhìn học viên chúng ta đi thu thập thông tin bằng các phát phiếu hỏi ý kiến của học viên về năng lực quản lý của đơn vị tổ chức lớp học. Sau đó dựa vào những thơng tin đã có, chúng ta xử lý số liệu về phiếu hỏi: xem xét bao nhiêu phần trăm đánh giá khâu tổ chức lớp học là rất tốt, tốt, khá, trung bình hay yếu kém…

- Measuament (đo lường): thực hiện việc đo lường và thuật ngữ này gần đồng nghĩa với Ascessment.

- Testing (kiểm tra, thi): đo lường bằng các câu hỏi hoặc các công cụ khác như phiếu điều tra, bảng hỏi.

- Evaluation (đánh giá): đo lường đánh giá và đưa ra nhận định hoặc kết luận về một vấn đề. Ví dụ: dựa trên kết quả bài kiểm tra (testing), chúng ta sẽ tiến hành đo lường giá trị đó (Measurement hay Ascessment). Cuối cùng dựa trên việc đo lường hay xử lý số liệu chúng ta thực hiện việc đánh giá. Như vậy, việc đánh giá thực chất là trả lời hai câu hỏi: đo lường như thế nào? Và kết luận dựa vào số liệu đã đo lường.

Đánh giá đôi khi chỉ dựa trên số liệu khách quan, nhưng thông thường là tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như điểm số, giá trị, ấn tượng của đối tượng được đánh giá.

Như vậy, trong nghiên cứu chúng ta tiếp cận đánh giá (evaluation) ở khía cạnh tiến hành đo lường kết quả và đưa ra những nhận định, kết luận về vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình đánh giá để có những nhận định đúng đắn, khơng mang tính phiến diện, một chiều, thì ngồi việc dựa vào số liệu thu thập được còn cần sử dụng nhiều kênh thông tin khác bằng các phương pháp như quan sát, phỏng vấn, sử dụng cả thông tin trái chiều để so sánh đánh giá nghiên cứu.

Khi nói đến năng lực thường được hiểu là khả năng của một con người cụ thể. Tuy nhiên, con người không làm việc biệt lập, mà luôn tồn tạivận động gắn với một môi trường, một tổ chức nhất định. Do đó, năng lực của cá nhân luôn nằm trong năng lực tổ chức, chịu ảnh hưởng, tác động của năng lực tổ chức về các điều kiện nhất định.

Theo trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2009: năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tư nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) cho rằng: năng lực là khả năng của cá nhân, tổ chức và xã hội để thực hiện các chức năng, giải quyết vấn đề, thiết lập và đạt được mục tiêu một cách bền vững[29].

Năng lực còn được hiểu là khả năng của các cá nhân, các tổ chức hay các hệ thống để thực hiện các chức năng của mình một cách kết quả, hiệu quả và bền vững[1].

Có thể nói năng lực gồm hai bộ phận là khả năng và điều kiện để thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, sau đây là cách tiếp cận năng lực theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng:

- Năng lực theo nghĩa hẹp

Khi nói đến khái niệm năng lực trong nhiều khoa học như tâm lý học và giáo dục học, nhìn nhận năng lực theo nghĩa hẹp là năng lực của từng cá thể, cá nhân riêng biệt, thuật ngũ năng lực đã được tiếp cận như sau:

Theo trường phái di truyền học của A.Binet (1875 – 1911) và T.Sismon cho rằng năng lực phụ thuộc tuyệt đối vào bẩm sinh và di truyền.

Theo quan điểm xã hội của E.Durkhiem (1858 – 1917): năng lực và nhân cách con người quyết định bởi xã hội.

Theo trường phái tâm lý học hành vị J.B.Watson (1870 – 1958) coi năng lực của con người là sự thích nghi với mơi trường sống.

Theo B.M. Chieplov (trường phái tâm lý học Xô Viết cũ ): năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân có liên quan đến kết quả, hiệu quả thực hiện

một cơng việc nào đó.

Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc cho rằng, năng lực là sức người, cá thể, tập thể, hợ thành bởi các trị thức, kỹ năng, thái độ, giá trị và được phát triển lên trình độ cao, phục vụ xã hội đat được thành tựu xuất sắc, nổi bật. Ông cũng nhấn mạnh, năng lực luôn gắn với tài năng của mỗi người.

Theo nghĩa hẹp một số tác giả khác cho rằng năng lực là thuộc tính tâm lý, là khả năng tiềm ẩn của cá nhân, là phẩm chất nhân cách cho phép thực hiện có hiệu quả những hoạt động nhất định[5].

Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý tiềm ẩn bên trong cá nhân, được bộc lộ ra thành hành vi, hành động nhất định. Có thể đánh giá năng lực thơng qua các chỉ bảo về tốc độ hành động, cường độ thực hiện, định mức lao động, hiệu quả công việc, động lực làm việc.

- Năng lực theo nghĩa rộng

Nếu chỉ nhìn nhận năng lực là thuộc tính cá nhân thì chưa đầy đủ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tài năng chỉ đóng góp 1% cịn lao động đóng góp 99% vào sự thành cơng của cá nhân. Cá nhân không tồn tại độc lập, mà tồn tại trong sự vận động, thực hiện công việc với cá nhân, cơng đồng khác. Do đó năng lực sẽ được bồi đắp thông qua giáo dục, rèn luyện mà trở nên hoàn thiện hơn.

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, năng lực được xem xét dưới góc độ đào tạo, bồi dưỡng được hình thành các nhà nghiên cứu đã cho rằng, năng lực được nâng lên trong quá trình học tập với mục tiêu “Học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ” (Weinbeger, 1998).

Các Mác[23] cho rằng “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Theo văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ (U.S Office of Education)- năm 1978, “Đào tạo người học dựa trên năng lực thực hiện dẫn họ đến việc làm chủ được

những kỹ năng cơ bản và kỹ năng sống cần thiết của cá nhân và hòa nhập tốt với hoạt động lao động ngoài xã hội”

Theo cách tiếp cận lý thuyết hệ thống tổng quát và theo nghĩa rộng“năng

lực là khả năng của cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng và hệ thống xã hội bộc lộ, hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động và thực hiện các vai trò, chức năng nhất định một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững[9]. Theo

cách tiếp cận này, năng lực bao quát được nhiều cấp độ từ năng lực cá nhân, mang tính vi mơ đến năng lực của cả cộng đồng xã hội. Các tác giả cũng nhấn mạnh, với tiếp cận rộng về năng lực như vậy, chỉ báo cơ bản của năng lực là tính hiệu lực, hiệu quả và tính bền vững của hoạt động.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lựa chọn phạm vi tiếp cận khác nhau. Trong luận văn này sẽ tiếp cận thuật ngữ năng lực ở phạm vi rộng theo cách tiếp cận hệ thống vừa nêu làm cơ sở để tiếp cận các nội dung của đề tài.

1.2.1.3. Quản lý

Trước hết cần khẳng định, sự thống nhất trong cách gọi quản lý hay quản trị là giống nhau về mặt nội hàm, đều gọi chung là management.

Tư tưởng quản lý manh nha ra đời khi có sự phân cơng lao động xã hội, tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay. Theo các tài liệu lịch sử, những tư tưởng quản lý đầu tiên xuất hiện từ khoảng 5 ngàn năm trước Cơng ngun, nhưng chưa có nhiều bước tiến triển đáng kể cho đến khi xuất hiện mầm mống của toán học, thiên văn, đạo đức học, triết học với sự phát triển thành các ngành khoa học. Thế kỷ XVIII với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự xuất hiện của động cơ hơi nước đã làm cho khoa học quản lý được đặc biệt quan tâm. Sự ra đời của các học thuyết quản lý cổ điển khác nhau đã làm thay đổi cách thức điều hành ở cả khu vực tư và khu vực công, một số học thuyết tiêu biểu như: Thuyết quản lý khoa học (F.W.Taylor 1856 –

1915) lý thuyết quản lý của ông dựa trên những nguyên tắc quản lý theo khoa

định trước, không chấp nhận những hoạt động tùy tiện, tự phát; Thuyết quản lý hành chính (Henry Fayol 1841 – 1925) đề cao vai trị của hành chính trong

quản lý doanh nghiệp với những công việc cụ thể là hoạch định, tổ chức, chỉ huy phối hợp, kiểm sốt để làm cho doanh nghiệp hoạt động có trật tự. Ơng cũng tập trung nghiên cứu đến khía cạnh tâm lý con người vào đào tạo cán bộ quản lý; Thuyết quản lý thư lại ( Max Weber 1861 – 1920), ông là người của trường phái quản lý hành chính ln đề cao quyền hành và biết dùng quyền hành mới được coi là nhà quản lý. Ông đưa ra khái niệm “quan liêu bàn giấy” là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ rõ ràng, phân cơng nhiệm vụ chính xác, hệ thống quyền hành có tơn ti trật tự.

Như vậy, các thuyết quản lý cổ điển xem quản lý là sự tác động mang tính một chiều, từ trên xuống dưới, thiên về tính mệnh lệnh, điều hành, mà chưa chú ý nhiều đến động viên người lao động và mong muốn của đối tượng thụ hưởng dịch vụ - “khách hàng”. Thuyết quản lý hiện đại đã tập trung thay đổi như thay đổi khi tập trung quản lý hướng tới mong muốn của khách hàng hơn là tư tưởng quản lý mang tính mệnh lệnh, chỉ huy như trước.

Các Mác đã khẳng định “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [29].

* Khái niệm Quản lý có thể được hiểu theo những khía cạnh sau:

- Quản lý là quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách làm việc với và thông qua con người và nguồn lực tổ chức khác.

Quản lý có 3 đặc điểm sau:

liên quan với nhau.

+ Quản lý liên quan và tập trung nghiên cứu mục tiêu của tổ chức.

+ Quản lý đạt được mục tiêu bằng các làm việc thông qua con người và các nguồn lực khác của tổ chức.

Chức năng quản lý: 4 chức năng quản lý cơ bản tạo nên quá trình quản lý: Kế hoạch

Tổ chức Lãnh đạo Kiểm soát [30]

- Quản lý và tổ chức có chức năng điều phối các nỗ lực của người dân để thực hiện các mục tiêu và sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả. Quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức, sáng kiến để hoàn thành mục tiêu. Nguồn lực bao gồm việc triển khai và xử lý nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơng nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Quản lý cũng là một ngành học, một ngành khoa học xã hội mà đối tượng của nghiên cứu là tổ chức xã hội.

- Quản lý là q trình giải quyết và kiểm sốt cơng việc hoặc con người [31]. - Quản lý là quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động[16].

- Quản lý là đưa những nguồn vốn về con người và của cải vào các đơn vị tổ chức và năng động để đạt được mục tiêu, một mặt, bằng cách đảm bảo thỏa mãn tối đa người hưởng lợi và mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm về thực hiện những cơng việc của người cấp dưới [26].

- Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác.

- Quản lý là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đã vạch ra một cách có hiệu quả trong những điều kiện biến động của môi trường[11].

Như vậy, quản lý là q trình đạt được mục tiêu thơng qua tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng chịu sự quản lý bằng những phương pháp, cách thức khác nhau. Chức năng quản lý gồm bốn chức năng cơ bản tạo nên quá trình quản lý: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát[30].

1.2.1.4. Chuyên viên chính

Chuyên viên chính là một ngạch trong hệ thống ngạch bậc, chỉ những người làm việc trong các cơ quan nhà nước (hay cịn gọi là cơng chức) theo mơ hình quản lý công vụ theo chức nghiệp với ba ngạch là chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Trong mỗi ngạch lại có hệ thống bậc khác nhau.

Các lớp chuyên viên chính được đề cập đến trong luận văn chỉ các đối tượng là: công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương tham gia các lớp bồi dưỡng để chuẩn bị thi nâng ngạch lên chuyên viên chính làm việc trong hệ thống chính trị Việt Nam theo quy định của pháp luật [2].

Đặc điểm của các lớp học tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính là:

- Tính chất lớp học: là lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý đối với ngạch chuyên viên và tương đương.

- Thời gian tổ chức lớp học: ngắn hạn, thường 1 – 3 tháng (tùy thuộc mức độ tập trung của lớp học)

- Đối tượng học viên: người vừa học, vừa làm, có trình độ, kinh nghiệm làm việc, bận rộn trong cơng việc, nhiều người giữ các vị trí quản lý. Do đó, việc hình thành một cơ chế quản lý lớp học hiệu quả đối với đối tượng này là một vấn đề cần đặt ra đối với các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của học viện hành chính quốc gia dưới góc nhìn học viên (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)