Mô tả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của học viện hành chính quốc gia dưới góc nhìn học viên (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG 2 MÔ TẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Mô tả nghiên cứu

2.1.1. Chủ thể được đánh giá năng lực quản lý

2.1.1.1. Học viện Hành chính Quốc gia - Giới thiệu chung

Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Bộ Nội vụ. Học viện Hành chính Quốc gia là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính và quản lý nhà nước, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực hành chính; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.

Trong quá trình lịch sử 57 năm (1959-2016) hình thành và phát triển Học viện Hành chính Quốc gia cũng như hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học viện đã có nhiều đóng góp tích cực trong cải cách hành chính, cải cách cơng vụ, cơng chức, chiến lược, nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, Học viện là thành viên cấp Nhà nước của ba tổ chức quốc tế về hành chính: là thành viên cấp Nhà nước của Tổ chức Hành chính miền Đơng thế giới (EROPA); Hiệp hội Quốc tế các trường và Học viện Hành chính (IASIA) và Nhóm Hành chính cơng Asian (AGPA); có quan hệ hợp tác với khoảng 50 cơ sở đào tạo và nghiên cứu hành chính có uy tín, đã ký thoả thuận hợp tác với gần 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo hành chính các nước; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức nhiều nước trên thế giới như Lào, Hàn Quốc, Băng-la-desh… Năm 2014, Học viện Hành chính Quốc gia vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Khoa, Ban và 06 đơn vị cấp phịng) với 816 người. Trong đó: 442 người thuộc biên chế, 352 lao động hợp đồng có thời hạn và 22 lao động hợp đồng khơng xác định thời hạn.

- Về đội ngũ giảng viên: tính đến 31/12/2015, Học viện có 349 giảng viên.

- Về cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập:

Học viện hiện nay có: một trụ sở chính tại Hà Nội và 03 cơ sở, phân viện giải khắp cả nước:

+ Tại Hà Nội: số 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

+ Các cơ sở, phân viện: Cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh: Số 10 Đường 3/2, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh; Cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia Khu vực miền Trung: Số 201, Đường Phan Bội Châu, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; Phân viện khu vực Tây Nguyên: Số 51 Phạm Văn Đồng, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tổng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo (bao gồm: Hội trường, giảng đường, phòng học; thư viện, trung tâm học liệu; cơ sở phục vụ thí nghiệm và rèn luyện) tính đến 31/12/2015 là: 17.686,14 m2.

- Phương pháp đào tạo

Kết hợp phương pháp truyền thống và các phương pháp mới lấy người học làm trung tâm và sử dụng các phương tiện hiện đại phù hợp với đối tượng học viên.

- Các hệ lớp đào tạo:

+ Đào tạo: Có đào tạo chính quy, liên thơng, văn bằng 2, vừa học vừa làm; thạc sỹ, tiến sỹ khối ngành III.

- Bồi dưỡng: Bồi dưỡng theo ngạch: Chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; Bồi dưỡng theo chức danh: năng lực, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp vụ; cấp sở; cấp phòng, cấp huyện; Bồi dưỡng giảng viên và nghiên cứu viên về quản lý nhà nước và hành chính; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khác theo nhu cầu.

2.1.1.2. Phòng bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức – Học viện Hành chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là phòng đào tạo bồi dưỡng – PĐTBD)

Phòng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một trong ba đơn vị chuyên môn thuộc Khoa Đào tạo Bồi dưỡng công chức và tại chức, thành lập theo quyết định: 659/QĐ/HCQG-TCCB ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia.

Cơ cấu nhân sự của Phòng Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm: 11 người, trong đó có 01 phó trưởng phịng phụ trách, 01 phó trưởng phịng và 09 chủ nhiệm lớp.

Phịng Bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức thực hiện chức năng tổ chức và quản lý các lớp bồi dưỡng theo ngạch, bậc cán bộ, công chức, viên chức và các loại hình bồi dưỡng khác. Trong giai đoạn 2011 – 2015, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Học viện và khoa Đào tạo, bồi dưỡng, Phịng Bồi dưỡng cán bộ cơng chức, viên chức đã tổ chức được số lượng lớp bồi dưỡng theo ngạch như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp các lớp bồi dƣỡng theo ngạch giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm đào tạo bồi dưỡng (2011 – 2015) Học viện Hành chính Quốc gia)

TT Các loại

hình

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV 01 CV 10 876 10 947 16 1520 13 1050 11 949 02 CVC 64 6745 51 3927 41 3750 32 2130 31 2245 03 CVCC 20 1630 17 1466 26 2350 23 1508 23 1316 04 BD GV QLNN 02 100 04 125 - - - - - - 05 Bồi dưỡng khác 01 20 01 20 06 450 12 950 12 760 Tổng cộng: 97 9371 83 6485 89 8070 80 6518 77 5.270

Trong 02 năm 2014 - 2016, tính đến thời điểm 30/5/2016:

Bảng 2.2. Số lớp khai giảng, bế giảng và đang quản lý tính đến ngày 30/5/2016

(Nguồn: Báo cáo đào tạo, bồi dưỡng của Khoa đào tạo bồi dưỡng – Học viện Hành chính Quốc gia từ 1/1/2014 – 30/5/2016) TT Các loại hình bồi dƣỡng Khai giảng Bế giảng Hiện đang quản lý Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV

Phịng Bồi dưỡng cán bộ, cơng

chức, viên chức 23 1909 4 378 19 1531 1 CV 3 208 - - 3 208 2 CVC 7 485 1 63 6 422 3 CVCC 7 502 1 75 6 427 4 Lớp BD khác 6 714 2 240 4 474 2.1.1.3. Chủ nhiệm lớp

Phòng đào tạo, bồi dưỡng có 9 chủ nhiệm lớp tại Hà Nội và 15 chủ nhiệm lớp ở các cơ sở cịn lại của Học viện. Hình thức làm việc trên cơ sở kết hợp giữa một chủ nhiệm lớp của Hà Nội và một chủ nhiệm lớp tại nơi tổ chức lớp học nhằm đảm bảo sự thống nhất và quản lý chặt chẽ giữa các cơ sở trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

Về mặt trình độ: 100% chủ nhiệm lớp tại Hà Nội có trình độ thạc sĩ, trong đó có 02 người đang tham gia khóa học lên tiến sĩ;

Kinh nghiệm làm việc: chủ nhiệm lớp có thâm niên cơng tác ít nhất trên 03 năm; người nhiều nhất là 14 năm kinh nghiệm quản lý lớp. Do đó, họ có kinh nghiệm quản lý lớp và có nhiều điều kiện tiếp xúc, học hỏi trong quá trình quản lý lớp.

Học viện Hành chính Quốc gia là cơ sở tập trung nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành về Hành chính cơng, Quản lý Hành chính nhà nước, Luật học... với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đông đảo và có uy tín vào loại bậc nhất cả nước.

Đội ngũ giảng viên được phân cơng giảng dạy các lớp chun viên chính phải có trình độ thạc sĩ trở lên và là giảng viên chính mới được tham gia giảng dạy các lớp này, hoặc phải có trình độ tiến sĩ trở lên, nếu chưa là giảng viên chính. Do vậy, họ có trình độ cao, năng lực giảng dạy tốt, khả năng vận dụng thực tế trong giảng dạy được nhiều thế hệ học viên biết đến.

2.1.1.5. Học viên

Học viên vừa là chủ thể được đánh giá, vừa là chủ thể tự đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính.

2.1.2. Chủ thể đánh giá năng lực quản lý

Gồm các học viên thuộc 4 lớp bồi dưỡng kiến thức ngạch chuyên viên chính và tương đương, trong đó có 1 lớp bộ, ngành được tổ chức tại trụ sở chính của Học viện Hành chính Quốc gia (Hà Nội); 03 lớp bồi dưỡng chuyên viên chính ở các tỉnh, được tổ chức tại các phân viện của Học viện Hành chính Quốc gia ở Huế, Quảng Nam, Tây Nguyên.

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các lớp bồi dƣỡng Chuyên viên chính do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức năm 2016

STT Địa điểm tổ chức lớp học Thời gian học Số lƣợng học viên (ngƣời) 1 Hà Nội Từ: 14/5/2016 Đến: 14/8/2016 99 2 Huế Từ 13/6/2016 Đến 15/8/2016 55 3 Quảng Nam Từ 1/6/2016 Đến 1/9/2016 40 4 Tây Nguyên Từ: 30/5/2016 Đến: 15/7/2016 56 Tổng số học viên 250

2.1.3. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Giai đoạn nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm và chính thức (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4. Thiết kế nghiên cứu

Dạng Phƣơng pháp Số lƣợng

Thử nghiệm Định lượng Khảo sát ý kiến 99 học viên Chính thức

Định lượng Khảo sát ý kiến 250 học viên Định tính Khảo sát 250 học viên

2.1.3.1. Nghiên cứu thử nghiệm

- Bước 1: sử dụng hệ số Cronbach Alpha xác định độ phù hợp giữa các câu hỏi với cấu trúc thông qua hệ số Cronbanh Alpha.

- Bước 2: sử dụng phần mềm quest để khẳng định lại sự phù hợp giữa các câu hỏi trong cấu trúc toàn phiếu

2.1.3.2. Nghiên cứu chính thức - Nghiên cứu định lượng

Với 250 học viên: sử dụng phiếu khảo sát với 01 lớp tổ chức tại trụ sở chính tại Hà Nội và 03 lớp tổ chức tại các cơ sở, phân viên.

- Nghiên cứu định tính

Bên cạnh những câu hỏi mang tính định lượng, ln văn cịn sử dụng câu hỏi định tính để khảo sát và phỏng vấn sâu ý kiến học viên. Gồm các câu hỏi như sau:

Kiến nghị của anh (chị) nhằm nâng cao năng lực quản lý các lớp lớp Chuyên viên chính của HVHCQG khơng?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của học viện hành chính quốc gia dưới góc nhìn học viên (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)