Chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 53 - 54)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.3.Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm là ngành truyền thống và đứng hàng thứ hai trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, sau chăn nuôi lợn. Mỗi năm, ngành đã cung cấp hàng trăm nghìn tấn thịt và hàng tỉ quả trứng cho nhu cầu thực phẩm của dân cư trong nước.

Số lượng đàn gia cầm của nước ta năm 2010 đạt 300,5 triệu con, tăng gấp 2,1 lần so với năm 1995. Tuy có số lượng lớn nhất trong cơ cấu đàn gia súc, gia cầm nhưng do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên tốc độ tăng trưởng của đàn gia cầm thấp hơn so với các vật nuôi khác.

Từ năm 2000 – 2003, số gia cầm nước ta tăng nhanh với đỉnh cao là 254,6 triệu con năm 2003. Đến cuối năm 2003 khi dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra đàn gia cầm bị giảm mạnh, còn 214,6 triệu con. Từ năm 2007 đến nay đàn gia cầm bắt đầu tăng nhanh, tăng trưởng 8,5%/năm.

Đàn gia cầm tập trung nhiều ở các tỉnh phía bắc (chiếm 62,0%). Vùng có số lượng gia cầm lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (72,4 triệu con, 24,7%); Trung du và miền núi Bắc Bộ (69,4 triệu con, 23,1%); Đồng bằng sông Cửu Long (60,7 triệu con, 20,2%); ít nhất là vùng Tây Nguyên (11,6 triệu con, 3,3%) [10].

Các tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất cả nước là Hà Nội (17,3 triệu con); Thanh Hóa (16,7 triệu con); Bắc Giang (15,4 triệu con); Nghệ An (14,9 triệu con); Phú Thọ (11,1 triệu con); Long An (10,7 triệu con)…[8].

Về cơ cấu, trên 70% tổng gia cầm cả nước là gà, trên 25% là vịt và còn lại là ngan, ngỗng. Gà trong cơ cấu đàn gia cầm miền Bắc chiếm gần 80% trong khi ở miền Nam là gần 60%. Vịt ở miền Bắc là gầm 20%, miền Nam là 40%. Ngan, ngỗng nuôi với tỉ lệ rất thấp.

Cùng với sự gia tăng số lượng đàn gia cầm, sản lượng thịt gia cầm của nước ta tăng nhanh, từ 292,9 nghìn tấn năm 2000 lên 615,2 nghìn tấn năm 2010, tăng gấp 2,1 lần. Sản lượng trứng năm 2010 đạt 6.421,9 triệu quả, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2000. Từ năm 2000 đến nay, sản lượng trứng tăng liên tục. Tuy nhiên, có những năm lượng trứng giảm mạnh (năm 2004) do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm cuối năm 2003. Từ năm 2008 trở lại đây, sản lượng trứng tăng nhanh [10].

Ngoài chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, cừu và gia cầm, nước ta còn nhiều vật nuôi khác như ngựa, lừa, hươu, nai, thỏ, chim đà điểu, chim bồ câu, ong, tằm, trăn,… Tuy nhiên, số lượng và sản lượng từ các ngành chăn nuôi này không đáng kể.

Ngựa được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; thỏ tập trung ở 2 vùng đồng bằng châu thổ; hươu, nai phát triển ở Bắc Trung Bộ; còn nuôi ong lại thích hợp với đặc điểm sinh thái của các vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ,...

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 53 - 54)