6. Cấu trúc của khóa luận
2.3.2. Chăn nuôi tiểu gia súc
Chăn nuôi tiểu gia súc gồm lợn, dê, cừu,… trong đó cần quan tâm hơn cả là chăn nuôi lợn.
* Đàn lợn
Chăn nuôi lợn luôn đứng đầu về số lượng và sản lượng thịt cũng như giá trị sản xuất trong cơ cấu chăn nuôi tiểu gia súc. Ngành này cung cấp khối lượng lớn về thịt có giá trị cao, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con người. Đàn lợn dẫn đầu về số lượng trong số các loại gia súc. Năm 2010 cả nước có gần 27,4 triệu con lợn, trong đó trên 80% là lợn thịt.
Trong giai đoạn 1995 – 2010, đàn lợn tăng gấp 1,7 lần, song tăng nhanh ở giai đoạn 2000 – 2005. Từ năm 2006 – 2008, đàn lợn giảm nhẹ do dịch bệnh hàng trăm nghìn con lợn bị tiêu hủy.
Đàn lợn trong cả nước năm 2010 tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (6,96 triệu con, chiếm 25,4%); tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (6,95 triệu con, 25,4%); Đồng bằng sông Cửu Long (3,80 triệu con, 13,9%); Bắc Trung Bộ (3,30 triệu con, 12%). Các tỉnh có đàn lợn nhiều nhất cả nước là Hà Nội (1.625,2 nghìn con); Nghệ An (1.169,6 nghìn con); Bắc Giang (1.162,3 nghìn con); Thái Bình (1.131,2 nghìn con); Đồng Nai (1.119,0 nghìn con)...
Bảng 2.15. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn phân theo vùng năm 2010 Các vùng Số lƣợng (nghìn con) Cơ cấu (%)
Cả nƣớc 27.373,3 100,0
Đồng bằng sông Hồng 6.946,5 25,4 Trung du và miền núi Bắc Bộ 6.956,6 25,4 Bắc Trung Bộ 3.287,7 12,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 2.265,2 8,3
Tây Nguyên 1.633,1 5,9
Đông Nam Bộ 2.485,3 9,1 Đồng bằng sông Cửu Long 3.789,9 13,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011)
Các tỉnh có đàn lợn nhiều nhất cả nước là Hà Nội (1.625,2 nghìn con); Nghệ An (1.169,6 nghìn con); Bắc Giang (1.162,3 nghìn con); Thái Bình (1.131,2 nghìn con); Đồng Nai (1.119,8 nghìn con); Thanh Hóa (874,5 nghìn con),…[8]
* Đàn dê, cừu
Dê, cừu là tiểu gia súc được nuôi ở những vùng có điều kiện thuận lợi. Dê mắn đẻ, dễ tăng đàn, chất lượng thịt, sữa ngon, ít tốn thức ăn, nuôi chăn thả và có hiệu quả kinh tế góp phần cải thiện đời sống cho nông dân các vùng trung du miền núi, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt sữa trong nước ngày càng cao của dân cư.
Chăn nuôi dê, cừu là định hướng hợp lí cho phát triển chăn nuôi của phần lớn nông dân nghèo. Số lượng đàn dê, cừu có xu hướng tăng lên và phân bố ở vùng núi, nhất là khu vực đá vôi (đối với dê) và cao nguyên (đối với cừu).