Khái quát chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 30 - 34)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.Khái quát chung

Sau 25 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, là nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần ổn định nền kinh tế của đất nước.

Nông nghiệp nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới, được biểu hiện ở chỗ các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng (tăng vụ hè thu, giảm mùa vụ), phát triển các giống ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Trong quá trình phát triển, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển đạt được những thành tựu to lớn. Tổng thu nhập GDP trong nông nghiệp tăng liên tục.

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện giá trị GDP trong nông nghiệp giai đoạn 2003 - 2009

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 2 đến 6%. Mức độ tăng trưởng năm 2000 là 5,4%; 2002: 6,2%; năm 2005: 3,2%; năm 2009: 2,2%; năm 2010: 4,2% [11].

Tổng sản phẩm trong nước của nông nghiệp từ 1985 đến nay tăng vững chắc, trong khi đó tỉ trọng của nó so với GDP cả nước lại liên tục giảm. Có thể nói rằng nền nông nghiệp đang phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế thế giới.

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trong nƣớc của nông lâm ngƣ nghiệp và tỉ trọng của nó so với GDP của cả nƣớc

Năm GDP theo giá hiện hành (tỉ đồng) % trong GDP cả nƣớc Năm GDP theo giá hiện hành(tỉ đồng) % trong GDP cả nƣớc 1985 47 40,17 2002 123.283 23,03 1986 228 38,06 2005 175.984 20,79 1988 7.139 46,30 2006 198.798 20,40 1990 16.252 38,74 2007 232.586 20,34 1995 63.219 28,37 2008 329.886 22,21 2000 108.356 24,53 2009 346.786 20,91

(Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh và thành phố1998; Niên giám thống kê 2003, 2010)

Tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp cao. Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2,1 lần so với năm 1995.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1995 – 2010

Năm Giá trị sản xuất (giá so sánh, tỉ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) Chung Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1995 82.307,1 6,9 7,3 4,8 6,6 2000 112.088,2 5,4 5,2 6,7 3,7 2005 137.054,9 3,2 1,4 11,4 2,6 2007 147.764,7 3,6 3,4 4,6 2,7 2009 162.593,1 2,8 0,9 10,5 3,3 2010 170.215,0 4,7 4,3 6,3 3,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005, 2011)

Nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng mở rộng nền nông nghiệp hàng hóa.

Trong phạm vi toàn ngành, cơ cấu nông nghiệp và nông thôn bước đầu có sự chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Hướng sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề, dịch vụ,… đang được coi trọng. Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt quan tâm tới việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, gắn với công nghiệp chế biến, phát triển mạnh ngành nghề, nhất là các nghề truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển toàn diện, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.

Về cơ cấu ngành, xu thế chung là giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi, nhưng sự thay đổi đó diễn ra còn chậm.

Trong nông nghiệp, trồng trọt đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chiếm gần 3/4 giá trị sản xuất của cả ngành. Trong khi đó, chăn nuôi còn ở vị trí thứ yếu. Trong tương lai, cần phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hơn nữa để có thể đạt tỉ trọng hơn 30%.

Trong nội bộ từng phân ngành của nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) cũng diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu với xu hướng giảm dần tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực và tăng dần tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp. Năm

1990, trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, sản xuất lương thực chiếm 66,6%, cây công nghiệp 14,5%, cây ăn quả 9,7%, rau đậu 6,8%, còn lại là các cây khác (2,4%). Đến năm 2009, tỉ trọng tương ứng là 56,2% (lương thực), 25,8% (cây công nghiệp), 7,8% (cây ăn quả) và 8,8% (rau đậu). Phần còn lại không đáng kể là thuộc nhóm cây trồng khác (1,4%) [10].

Trong chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc và sản phẩm không qua giết thịt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm do dịch cúm gia cầm diễn ra mạnh trong thời gian gần đây. Trong giá trị sản xuất của chăn nuôi, tỉ trọng chăn nuôi gia súc từ 63,9% năm 1990 tăng lên 69,1% năm 2009. Sản phẩm không qua giết thịt tăng giảm không ổn định. Trong lúc đó tỉ trọng chăn nuôi gia cầm giảm từ 19,2% (1990) xuống 16,0% (2009).

Nền nông nghiệp nước ta đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa. Nhiều thị trường mới đang được khai thác và nông nghiệp đã đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể.

Trước Đổi mới (1985), giá trị hàng hóa nông sản (kể cả nông sản chế biến) xuất khẩu đạt 274,2 triệu rúp – đô la với một số mặt hàng chính là gạo, chè các loại, cà phê,… Sau đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, các mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn và lượng ngoại tệ thu về lớn hơn nhiều lần. Năm 2000, giá trị hàng nông sản xuất khẩu đạt 2.563,3 triệu USD (chiếm 17,7% giá trị xuất khẩu cả nước), năm 2010 tăng lên trên 10,6 tỉ USD (chiếm 14,7%), gấp 4,1 lần so với năm 2000. Nhiều mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới đã có mặt trên thị trường quốc tế như gạo (6,89 triệu tấn), cà phê (1,2 triệu tấn), hạt tiêu (117 nghìn tấn), cao su (779 nghìn tấn), chè (137 nghìn tấn), hạt điều nhân (190 nghìn tấn),…[10].

Căn cứ vào tiềm năng có sẵn về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, các vùng sản xuất chuyên môn hóa chính ở nước ta đã được hình thành. Về lương thực, thực phẩm, hai vùng chuyên canh lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Về cây công nghiệp đã hình thành ba vùng chuyên canh quy mô lớn. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm) lớn

nhất cả nước. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai về quy mô với các sản phẩm chính là cà phê, cao su, hồ tiêu,… Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các vùng chuyên canh chè tạo thành một dải ở hầu khắp các khu vực đồi trung du và một số cao nguyên; lạc, thuốc lá ở Lạng Sơn, Bắc Giang,… Ngoài ra, Trung du và miền núi Bắc Bộ còn là vùng chăn nuôi đại gia súc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 30 - 34)