Chăn nuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 49 - 51)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1. Chăn nuôi đại gia súc

Chăn nuôi đại gia súc là phân ngành quan trọng nhất trong chăn nuôi nói chung. Các gia súc lớn được nuôi là trâu, bò, ngựa và cả thuần dưỡng voi, trong đó chăn nuôi trâu bò có ý nghĩa hàng đầu.

* Đàn trâu

Nhìn chung, đàn trâu của cả nước hầu như không tăng, mặc dù có sự thay đổi ít nhiều trong từng giai đoạn. Năm 1995, đàn trâu đạt mức cao nhất với 2,96

triệu con, đến năm 2002 giảm xuống còn 2,81 triệu con, sau đó lại tăng nhẹ lên 2,89 triệu con năm 2009 và gần 2,88 triệu con năm 2010.

Về cơ cấu, đàn trâu bao gồm trâu sinh sản, trâu cày kéo, trâu lấy thịt, sữa. Nước ta có nhiều giống trâu tốt như trâu Tuyên Quang, trâu miền Tây Nghệ An. Ngoài các giống bản địa, gần đây có nhập nội một số giống trâu của Ấn Độ,...

Về số lượng, đàn trâu của nước ta dao động khoảng 2,8 – 2,9 triệu con [8]. Đàn trâu tập trung chủ yếu ở miền Bắc (chiếm gần 86,8% đàn trâu cả nước). Trong đó, Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung tới 58,5% đàn trâu cả nước; tiếp theo là Bắc Trung Bộ (24,7%); các vùng còn lại chỉ chiếm 16,8% đàn trâu.

Bảng 2.13. Số lƣợng và cơ cấu đàn trâu phân theo vùng năm 2010 Các vùng Số lƣợng (nghìn con) Cơ cấu (%)

Cả nƣớc 2.877,0 100,0

Đồng bằng sông Hồng 104,5 3,6 Trung du và miền núi Bắc Bộ 1.682,0 58,5 Bắc Trung Bộ 710,9 24,7 Duyên hải Nam Trung Bộ 178,9 6,2

Tây Nguyên 94,2 3,3

Đông Nam Bộ 62,1 2,2

Đồng bằng sông Cửu Long 44,4 1,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011)

Ba tỉnh có số lượng trâu lớn nhất là Nghệ An (306,1 nghìn con, chiếm 10,6% đàn trâu của toàn quốc, nhiều hơn của cả vùng Đông, Tây Nam Bộ cộng lại), Thanh Hóa (210,5 nghìn con), Lạng Sơn (160,9 nghìn con). Tiếp theo là các tỉnh Sơn La (155,7 nghìn con), Tuyên Quang (144,8 nghìn con)…[8].

* Đàn bò

Hiện nay, chăn nuôi bò ở nước ta phát triển với nhiều giống bò nội địa và nhập ngoại khác nhau. So với đàn trâu, đàn bò cả nước giai đoạn 1995 – 2010 tăng đều qua các năm, từ 3,64 triệu con năm 1995 lên 5,5 triệu con năm 2005 và 6,1 triệu con năm 2009. Đến năm 2010, đàn bò giảm nhẹ do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh.

Ba vùng có số lượng bò lớn nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với 57,7% tổng đàn bò cả nước. Các vùng còn lại chiếm 42,3% gồm Tây Nguyên (12,0%), Đồng bằng sông Cửu Long (11,9%), Đồng bằng sông Hồng (10,8%) và Đông Nam Bộ (7,6%) [10].

Bảng 2.14. Số lƣợng và cơ cấu đàn bò phân theo vùng năm 2010 Các vùng Số lƣợng(nghìn con) Cơ cấu(%)

Cả nƣớc 5.808,3 100,0

Đồng bằng sông Hồng 626,8 10,8 Trung du và miền núi Bắc Bộ 1.018,6 17,5 Bắc Trung Bộ 1.004,0 17,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 1.332,9 22,9

Tây Nguyên 694,9 12,0

Đông Nam Bộ 440,0 7,6

Đồng bằng sông Cửu Long 691,1 11,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011)

Các tỉnh có đàn bò nhiều nhất là Nghệ An (396,0 nghìn con); Gia Lai (333,0 nghìn con); Quảng Ngãi (278,3 nghìn con); Bình Định (276,5 nghìn con); Thanh Hóa (244,8 nghìn con); Bình Thuận (223,6 nghìn con)…

Về cơ cấu, bò cày kéo chiếm 20%, bò lai Sind 37,2%, trong khi đó bò sữa chỉ chiếm 2,2% tổng đàn bò. Bò cày kéo có xu hướng giảm xuống phù hợp với việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Tỉ lệ bò lai Sind và bò sữa ngày càng tăng.

Chăn nuôi bò lấy thịt và sức kéo vẫn là chủ yếu. Miền Bắc tập trung tới 74% bò cày kéo toàn quốc. Miền Nam lại chiếm 62% số bò lai Sind và 78% bò sữa. Bò cày kéo được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bò sữa tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)