Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.3.5.Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ

Dân số nước ta đông, đời sống ngày càng được nâng lên là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rộng lớn. Mặc khác, thị trường này ngày càng mở rộng, tăng lên về nhu cầu nông phẩm. Cùng với sự hội nhập quốc tế, thị trường nước ta tiến dần tới thị trường bên ngoài.

Nhu cầu của thị trường thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp năng động, sáng tạo hơn, giúp người nông dân quan

tâm đến thị trường nông phẩm để tính toán hiệu quả sản xuất, ngày công, vốn; lựa chọn, phát triển các nông sản có giá trị hàng hóa cao, khối lượng lớn.

Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp: từ năm 2000 – 2010, tỷ trọng chi tiêu công cho ngành nông nghiệp chỉ chiếm 5 – 6% tổng chi ngân sách nhà nước, rất thấp so với mức bình quân của các nước trong vùng (Hàn Quốc, Malaysia, Philippin trong giai đoạn tương tự thường có mức đầu tư chính phủ cho lĩnh vực này trên 20%). Năm 2010, đầu tư cho nông nghiệp chiếm 6,9% tổng đầu tư ngân sách, tương đương 11% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong khi nông nghiệp đóng góp 21% GDP thì đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp chỉ chiếm 2,9% tổng GDP. Đầu tư từ ngân sách của Việt Nam cho nông nghiệp tương đương 1,4% tổng GDP thấp hơn hẳn so với mức trung bình của Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan là 8 – 16% và các nước Đông Nam Á khác khoảng 8 – 9% trong giai đoạn 1990 – 1993 [2].

Nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ lực và duy nhất có giá trị thặng dư xuất khẩu, nhưng giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm của nước ta luôn luôn có nhiều biến động đáng lưu tâm. Một điều nghịch lí là, dù sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su… đều tăng nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng trên lại giảm.

Rủi ro thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế, đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng là rất lớn và đang gia tăng. Tuy đây là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường mở cửa song điều kiện nước ta hiện nay, đây là vấn đề lưu ý vì đa số nông dân còn quá nghèo, nguy cơ sảy ra đói nghèo hoặc rơi vào tình trạng phá sản là rất cao. Trong khi đó, cơ chế phòng ngừa rủi ro và yểm trợ nông dân trước các rủi ro của thị trường lại hầu như chưa được thiết lập hoặc chưa vận hành có hiệu quả.

Phát huy những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Khắc phục khó khăn ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỪ SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 28 - 30)