Ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 35 - 41)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1.Ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm

Lương thực có ý nghĩa quan trọng đối với một quốc gia đông dân và càng quan trọng hơn khi đất nước bước vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đối với nước ta, sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện cơ cấu bữa ăn cho nhân dân, nâng cao chất lượng dân cư, là cơ sở để thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung.

Cây lương thực bao gồm một số cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, sắn. Ngoài cây lúa, các cây được gọi chung là hoa màu (hay màu). Hiện nay, nhóm cây lương thực chiếm ưu thế lớn về diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng

trọt. Năm 2009 chiếm 61,7% diện tích và 56,2% giá trị sản xuất.

Cơ cấu nông nghiệp là không cân đối, tỉ trọng ngành trồng trọt tuy đã giảm song vẫn còn cao, trong khi tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp thấp. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn giữ vị trí chủ đạo cả về diện tích và sản lượng.

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất cây lƣơng thực giai đoạn 1995 - 2010 Năm Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994) So với ngành trồng trọt (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) 1995 42.110,4 63,6 3,6 2000 55.163,1 60,7 4,6 2005 63.852,5 59,2 0,4 2007 65.194,0 56,5 1,6 2009 69.959,4 56,2 -0,2 2010 72.250,0 55,7 3,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005, 2011)

Giá trị sản xuất cây lương thực của nước ta năm 1995 là 42.110,4 tỉ đồng, chiếm 63,6% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 51,2% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đến năm 2010 tăng lên 72.250,0 tỉ đồng, chiếm 55,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 42,4% giá trị ngành nông nghiệp [10].

Tổng diện tích cây lương thực năm 2010 là hơn 8,6 triệu ha, chiếm 61,3% tổng diện tích các loại cây trồng, trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 62%. Có thể thấy rằng cây lương thực có diện tích và sản lượng lớn nhất trong các loại cây trồng hiện có của nước ta. Diện tích cây lương thực giai đoạn 1995 – 2010 tăng nhanh, trong đó diện tích cây lương thực có hạt tăng thêm đến 709,6 nghìn ha.

Diện tích cây lương thực có hạt ổn định ở mức trên dưới 8,5 triệu ha, năm 2010 là trên 8,6 triệu ha, chiếm gần 93% diện tích cây lương thực. Diện tích cây lương thực có củ cũng tăng nhanh trong cùng giai đoạn, từ 577,9 nghìn ha lên 647,0 nghìn ha, chủ yếu là tăng diện tích trồng sắn.

Trong cơ cấu diện tích cây lương thực, cây lúa giữ vai trò chủ đạo với 7.489,4 nghìn ha, chiếm 80,8% diện tích, tiếp đến là cây ngô chiếm 12,2%, cây sắn 5,4% và cây khoai lang 1,6%. Diện tích các cây lương thực khác (kê, mạch,…) không đáng kể [10].

Về sản lượng, cây lúa chiếm tới 73,3 % tổng sản lượng lương thực. Chính vì vậy, năng suất và sản lượng lúa có ảnh hưởng quyết định đến sản lượng lương thực nước ta, ngô chiếm 8,5% sản lượng lương thực, sắn chiếm 15,8% và khoai lang là 2,4%.

Bảng 2.6. Diện tích và sản lƣợng cây lƣơng thực năm 2010

Số lƣợng Cơ cấu (%) Diện tích (nghìn ha) 9.263,9 100,0 - Nhóm cây lương thực có hạt 8.615,1 93,0 + Lúa 7.489,4 80,8 + Ngô 1.125,7 12,2 - Nhóm cây lương thực có củ 648,8 7,0 + Khoai lang 150,8 1,6 + Sắn 498,0 5,4 Sản lƣợng (nghìn tấn) 54.545,4 100,0 - Nhóm cây lương thực có hạt 44.631,3 81,8 + Lúa 40.005,6 73,3 + Ngô 4.625,7 8,5 - Nhóm cây lương thực có củ 9.914,1 18,2 + Khoai lang 1.318,5 2,4 + Sắn 8.595,6 15,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011)

* Cây lúa

Trong nhóm cây lương thực, lúa luôn giữ vị trí hàng đầu. Về mặt tự nhiên, lúa là loại cây lương thực đã được trồng trên các địa bàn khác nhau. Nước ta có điều kiện thích hợp để trồng lúa với các châu thổ rộng lớn từ Đồng bằng sông

Hồng đến Đồng bằng sông Cửu Long, từ các Đồng bằng Duyên hải miền Trung đến các thung lũng miền núi.

Nhờ có chính sách khuyến nông và sự đầu tư đúng mức vào nông nghiệp ngành trồng lúa đã có tốc độ tăng trưởng đều đặn trong những năm qua. Theo thống kê của FAO, sản lượng lúa gạo trên thế giới tăng lên hàng năm nhưng không ổn định, đến năm 2009 sản lượng lúa gạo của thế giới đã đạt 685,2 triệu tấn. Việt Nam đứng thứ năm về sản lượng lúa gạo với gần 40,0 triệu tấn, sau Trung Quốc (197,3 triệu tấn), Ấn Độ (131,3 triệu tấn), Inđônêxia (64,4 triệu tấn) và Bănglađét (45,1 triệu tấn) [10].

Việt Nam đã cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với dự trữ quốc gia trên 1 triệu tấn và xuất khẩu mỗi năm từ 4,5 – 6,0 triệu tấn gạo.

Trước năm 2000 sản lượng lúa tăng nhanh nhờ tăng diện tích gieo trồng (tăng thêm 900,4 nghìn ha từ năm 1995 đến năm 2000). Nhưng từ năm 2000 đến nay diện tích trồng lúa đã giảm, do một bộ phận chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao hơn; một bộ phận khác chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, do vậy diện tích gieo trồng lúa giảm còn khoảng gần 7,5 triệu ha (giảm 176,9 nghìn ha), song nhờ năng suất lúa bình quân tăng từ 42,4 tạ/ha lên 53,4 tạ/ha, đã làm cho sản lượng lúa vẫn tăng bình quân mỗi năm tăng khoảng trên 1.0 triệu tấn.

Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa cả năm giai đoạn 1995 – 2010 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2000 7.666,3 42,4 32.529,5 2005 7.336,2 48,8 35.832,9 2007 7.192,5 50,0 35.942,7 2009 7.437,2 52,4 38.950,2 2010 7.489,4 53,4 40.005,6 2011 7655,4 55,4 42.398,5 2012 7753,2 55,3 43.661,8

Nước ta có ba vụ kế tiếp nhau là vụ mùa, vụ đông xuân và vụ hè thu, trong đó quan trọng nhất là vụ mùa và vụ đông xuân. Trong cơ cấu mùa vụ, vụ đông xuân chiếm ưu thế cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tiếp đến là vụ hè thu và thấp nhất là vụ mùa. Tuy nhiên, cơ cấu mùa vụ ở nước ta đang có sự thay đổi. Tỉ trọng diện tích và sản lượng lúa mùa giảm, do hiệu quả sản xuất không cao, diện tích lúa vụ hè thu lại đang tăng lên.

*Cây hoa màu

Cùng với lúa gạo, hoa màu lương thực có ý nghĩa trong việc cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho con người, là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi gia súc cũng như nguyên liệu, ở mức nhất định, cho công nghiệp chế biến.

Bảng 2.8. Diện tích và sản lƣợng cây màu lƣơng thực giai đoạn 1990 – 2009 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn)

Ngô Khoai

lang Sắn Ngô Khoai

lang Sắn 2000 730,2 254,3 237,6 2.005,9 1.611,3 1.986,3 2003 912,7 219,6 371,9 3.136,3 1.576,6 5.308,9 2005 1.052,6 185,3 425,5 3.787,1 1.443,1 6.716,2 2007 1.096,1 175,5 495,5 4.303,2 1.437,6 8.192,8 2008 1.140,2 162,6 554,0 4.573,1 1.325,6 9.309,9 2010 1.125,7 150,5 498,0 4.625,7 1,318,5 8.595.6 2011 1.121,3 146,8 558,4 4.835,6 1.362,1 9897,9 2012 1.118,3 141,8 550,6 4.803,6 1.4227 9795,5

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2003, 2013)

Trong hai thập kỉ qua, diện tích cây màu lương thực dao động từ khoảng 1 triệu đến hơn 1,8 triệu ha về sản lượng từ 5,0 triệu đến 15,0 triệu tấn. Sự biến động về diện tích hoa màu không lớn, nhưng cơ cấu diện tích lại có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tăng diện tích trồng ngô và sắn, giảm mạnh diện tích trồng khoai lang [8].

*Cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa ở nước ta. Từ đầu những năm 1995 đến nay, sản xuất ngô đã có những bước nhảy vọt nhờ những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiến bộ trong kĩ thuật canh tác và đưa các giống ngô lai mới vào sản xuất.

Năm 2010, diện tích, năng suất và sản lượng ngô đạt cao nhất từ trước đến nay: diện tích gần 1,13 triệu ha, năng suất 41,1 tạ/ha và sản lượng đạt trên 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, năm 2009, diện tích và sản lượng ngô giảm nhẹ. Trong giai đoạn 1995 – 2010 diện tích trồng ngô đã tăng thêm 568,9 nghìn ha (gấp 2,0 lần), năng suất tăng thêm 20,0 tạ/ha và sản lượng tăng gấp hơn 3,9 lần (tương đương tăng 3.448,5 nghìn ha). Đây là kết quả của việc đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống [10].

Hai vùng trồng ngô lớn nhất cả nước là Đông Bắc (235,2 nghìn ha, chiếm 21,6% diện tích ngô cả nước) và Tây Nguyên (243,6 nghìn ha, chiếm 22,4% năm 2009). Tiếp theo là vùng Tây Bắc (19,7%), Bắc Trung Bộ (11,4%), Đồng bằng sông Hồng (6,1%)…

* Khoai lang là cây màu luân canh với cây lúa vào vụ đông xuân trên đất cao cát pha. Theo FAO, toàn thế giới hiện có trên 110 nước trồng khoai lang với diện tích trên 8,0 triệu ha, trong đó 95% tại các nước phát triển. Việt Nam đứng thứ năm về sản lượng và diện tích khoai lang trên toàn thế giới.

Hiện nay, diện tích khoai lang đang có xu hướng giảm mặc dù vậy năng suất ngày càng cao. Trong giai đoạn 1995 – 2010, diện trồng khoai lang giảm 153,8% nghìn ha, sản lượng giảm gần 367,3 nghìn tấn. Năng suất khoai lang tăng khá nhanh, từ 55,3 tạ/ha năm 1995 lên 63,4 tạ/ha một năm, năm 2000 và đạt 87,4 tạ/ha năm 2010, năng suất tăng trung bình 2,1 tạ/ha một năm [10].

Khoai lang có mặt cả 7 vùng sinh thái nông nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, việc trồng khoai lang không đồng đều giữa các vùng về cả diện tích, trình độ thâm canh, năng suất và sản lượng. Năm 2010, vùng có diện tích và sản lượng khoai lang lớn nhất là Bắc Trung Bộ (43,9 nghìn ha và 281,5 nghìn tấn). Tiếp theo là Trung du và miền núi Bắc Bộ (43,4 nghìn ha và 283,5 nghìn tấn). Đồng bằng sông Cửu Long tuy chỉ đứng thứ 4 về diện tích, song do năng suất đứng đầu cả nước nên sản lượng cũng cao nhất (307,1 nghìn tấn).

* Sắn vừa là cây màu lương thực, vừa là thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô. Bên cạnh đó, sắn cũng là cây nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt,

mì ăn liền, bánh kẹo, nước giải khát…

Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng sắn trong giai đoạn 1995 – 2010 tăng nhanh. So với năm 1995 thì diện tích trồng sắn năm 2010 đã tăng thêm 220,6 nghìn ha (tăng 1,8 lần), năng suất tăng 2,2 lần, sản lượng tăng gấp 3,9 lần (tăng 6,4 triệu tấn).

Năm 2010, sắn được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, diện tích, năng suất và sản lượng sắn có sự khác nhau rất lớn giữa các địa phương. Vùng trồng sắn nhiều nhất cả nước là Tây Nguyên với 133,2 nghìn ha (năm 2010), năng suất 163,6 tạ/ha và sản lượng gần 2,2 triệu tấn. Trung du và miền núi Bắc Bộ đứng thứ hai về diện tích và thứ 3 về sản lượng sắn với 105,7 nghìn ha và 1,27 triệu tấn. Đông Nam Bộ có diện tích trồng sắn lớn thứ ba với 90,1 nghìn ha song lại là vùng có năng suất và sản lượng cao nhất cả nước (tương ứng là 253,4 tạ/ha và 2,3 triệu tấn) [10].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 35 - 41)