Đường lối, chính sách

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 26 - 27)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.3.3.Đường lối, chính sách

Ở nước ta, nông nghiệp đã được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) với đường lối Đổi mới toàn diện đã đưa ngành này lên một bước phát triển mới.

Một bước ngoặt trong quá trình phát triển nông nghiệp ở nước ta được đánh dấu bằng Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (1981 – khóa IV) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988 – khóa VI) giao khoán ruộng đất cho nông dân và Luật Đất đai (1993) được quyền sử dụng đất lâu dài, chuyển đổi, thuê hay cho thuê đất đã thực sự tạo ra động lực to lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển. Sự thay đổi về cơ chế chính sách sản xuất nông nghiệp đã kích thích sự thay đổi để hình thành nên cơ cấu nông nghiệp phù hợp cả về phương diện ngành, lãnh thổ lẫn thành phần kinh tế. Người nông dân được giao quyền tự chủ trong sản xuất, hoàn toàn có quyền quyết định hướng sản xuất, cơ cấu sản phẩm theo hướng mà thị trường yêu cầu, vì thế sẽ hình thành nên lãnh thổ sản xuất nông nghiệp với quy mô phù hợp và sao cho có thuận lợi lớn nhất có thể với người nông dân.

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, mà trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu tư của nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp nông thôn phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân...

Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 với 19 tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao,…

Những kết quả đạt được của nông nghiệp trong những năm qua là thắng lợi của đường lối Đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ chính sách đổi mới sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Tình trạng thiếu đói triền miên ở nhiều vùng, về căn bản đã được xóa bỏ. Chương trình xóa đói giảm nghèo cũng đạt được những thành tựu đáng kể, tạo việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Đường lối chính sách của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập đó là:

Chất lượng của các chính sách chưa cao, triển khai chưa tốt: do lí luận phát triển chưa hoàn chỉnh, công tác xây dựng chính sách chưa chuyên nghiệp, thiếu các nghiên cứu phân tích căn cứ cụ thể, thiếu hệ thống giám sát theo dõi, thống kê số liệu đáng tin cậy và kịp thời nên có một số chính sách thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không hợp lí thiếu tính khả thi nhưng không được điều chỉnh bổ sung kịp thời, khó đưa vào cuộc sống.

Việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chủ trương chính sách ban hành nhiều nhưng thực hiện chưa hết mức do thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực tương ứng, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền các cấp không được làm rõ và xử lý nghiêm túc khi không thực hiện tốt, còn tình trạng làm được đến đâu hay đến đó, chạy theo thành tích.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 26 - 27)