Ngành trồng cây công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 41 - 47)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.Ngành trồng cây công nghiệp

Cây công nghiệp (hay còn gọi là cây kĩ thuật) chỉ mục đích và tính chất của việc gieo trồng các cây này nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp sẽ phát huy hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp và mang lại giá trị kinh tế lớn.

Giá trị sản xuất cây công nghiệp ngày càng tăng và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.

Bảng 2.9. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng của cây công nghiệp giai đoạn 1995 – 2010

Năm Giá trị sản xuất

(tỉ đồng, giá so sánh 1994) So với ngành trồng trọt (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) 1995 12.149,4 18,3 18,0 2000 21.782,0 24,0 9,4 2005 25.585,7 23,7 - 0,1 2009 32.165,4 25,8 1,7 2010 33.708,3 26,0 4,8

Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng từ 12,1 nghìn tỉ đồng năm 1995 (theo giá so sánh 1994), chiếm 14,8% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp và 18,3% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, đến năm 2000 tăng lên 21,8% nghìn tỉ đồng, tương ứng là 19,4% và 24,0% và năm 2010 tăng lên 33,7% nghìn tỉ đồng với 19,8% và 26,0% [10].

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cây công nghiệp vào loại cao trong các nhóm cây trồng. Trước năm 2000, tốc độ tăng trưởng của cây công nghiệp cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác (năm 1995 đạt 18,0%). Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần do tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (thị trường, giá cả,…).

Năm 1995, diện tích gieo trồng cây công nghiệp đạt hơn 1,6 triệu ha, chiếm 15,4% diện tích gieo trồng. Đến năm 2010, cả nước có hơn 2,8 triệu ha cây công nghiệp các loại (kể cả trồng xen, gối vụ), chiếm 20,0% diện tích gieo trồng của cả nước. Diện tích, cây công nghiệp đứng thứ hai, sau cây lương thực và tăng nhanh nhất. Từ năm 1995 đến năm 2010, diện tích cây công nghiệp tăng 1,7 lần [10].

Sự phát triển cây công nghiệp đã đưa Việt Nam lên vị trí các quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, điều. Giá trị xuất khẩu 5 cây chủ lực tăng mạnh, từ 2.290,2 triệu USD năm 2005 lên 5.996,5 triệu USD năm 2010, tăng gấp 2,6 lần. Trong đó các mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD là cà phê (1,85 tỉ USD), cao su (gần 2,38 tỉ USD), hạt điều nhân (trên 1,13 tỉ USD) năm 2010 [10].

Về cơ cấu cây công nghiệp nước ta có hai nhóm: cây lâu năm và cây hàng năm. Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè,… Cây công nghiệp hàng năm bao gồm mía, đậu tương, lạc, thuốc lá, bông,…

Trước đây, ngành trồng cây công nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ, manh mún. Sau này, nhất là khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới, cây công nghiệp được đẩy mạnh trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng vốn có phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Về diện tích, cây công nghiệp hàng năm phát triển không ổn định. Ngược lại, sự tăng trưởng của cây công nghiệp lâu năm là nhanh và liên tục. Từ năm 1995

đến năm 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 1,1 lần; diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng hơn 2,2 lần.

Về cơ cấu diện tích, từ năm 1995 đến năm 2010, cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế so với cây công nghiệp hàng năm. Tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm trong tổng diện tích cây công nghiệp tăng từ 55,7% năm 1995 lên 71,6% năm 2010, chủ yếu do nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến đã tạo cơ sở đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sự mở rộng các vùng chuyên canh quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ công nghệ mới về giống, kĩ thuật chăm bón nâng cao năng suất cây trồng.

Các cây công nghiệp có diện tích lớn nhất năm 2010 là cây cao su (chiếm 26,7% diện tích), tiếp theo là cây cà phê (19,8%), cây điều (13,5%), mía (9,6%), lạc (8,2%).

Về cây công nghiệp lâu năm, diện tích cây cao su và cây hồ tiêu tăng nhanh và ổn định do sự ổn định của giá cả thị trường về các loại sản phẩm này. Cho đến năm 2000, diện tích cây cà phê tăng đột biến (tỉ lệ diện tích trồng cà phê so với diện tích cây công nghiệp của cả nước tăng từ 11,5% năm 1995 lên 25,2% năm 2000, vượt cả diện tích trồng cao su. Sau đó, năm 2005 diện tích cà phê giảm xuống còn 497,4 nghìn ha, chỉ chiếm 19,9% diện tích gieo trồng cây công nghiệp cả nước.

Bảng 2.10. Sản lƣợng một số cây công nghiệp giai đoạn 1995 – 2012

(Đơn vị: nghìn tấn) Loại cây 1995 2005 2009 2010 2011 2012 Cao su 124,7 481,6 711,3 751,7 789,3 863,6 Cà phê 218,0 752,1 1.057,5 1.100,5 1276,8 1292,4 Điều 50,6 240,2 291,9 310,5 309,1 297,5 Chè 180,9 570,0 771,0 834,6 878,9 923,1 Hồ tiêu 9,3 80,3 108,0 105,4 112,0 112,7 Mía 10.711,1 14.948,7 15.608,3 16.161,7 17.539,6 19.040,8 Lạc 334,5 489,3 510.9 487,2 468,7 470,6 Đậu tƣơng 125,5 292,7 215,2 298,6 266,9 175,2

Sản lượng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng. Đó là kết quả của sự mở rộng diện tích và nâng cao năng suất các cây công nghiệp ở nước ta.

* Cây công nghiệp hàng năm

Cây mía là cây nguyên liệu sản xuất đường và làm bột ngọt. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của cây mía, hơn nữa do diện sinh thái của mía khá rộng, có thể phát triển được cả ở các vùng núi, trung du, đồng bằng và từ Bắc xuống Nam.

Diện tích trồng mía từ năm 1995 đến năm 2010 có nhiều biến động. Trong giai đoạn 1995 – 2010, diện tích tăng từ 224,8 nghìn ha (1995) lên 269,1 nghìn ha (2010) tăng thêm 44,3 nghìn ha, song mức tăng không ổn định. Năng suất mía trung bình của cả nước nhìn chung thấp hơn thế giới, song tăng đều hàng năm, năm 2010 đạt 600,6 tạ/ha, gấp 1,3 lần so với năm 1995. Sản lượng mía năm 2010 đạt 16.161,7 nghìn tấn, gấp 1,5 lần so với năm 1995. Mía đạt sản lượng cao nhất vào năm 2007 (17.396,7 nghìn tấn).

Cây mía được trồng ở cả 7 vùng sinh thái nông nghiệp và có mặt tại 58/63 tỉnh thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất ở 4 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Riêng 4 vùng này chiếm 76,1 diện tích và 77,4% sản lượng mía của cả nước.

Cây lạc là cây thực phẩm quan trọng, lạc được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta do đặc điểm sinh thái nên lạc được trồng nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung, trên các vùng đất cao ven biển và bãi ven sông. Ngoài ra, lạc cũng được trồng trên các vùng phù sa cổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Năm 2010, vùng có diện tích và sản lượng lạc lớn nhất cả nước là Bắc Trung Bộ (30,6% diện tích và 29,4% sản lượng); tiếp theo là Trung du và miền núi Bắc Bộ (tương ứng là 22,9% và 19,1%); Duyên hải Nam Trung Bộ (13,5% và 12,5%); Đồng bằng sông Hồng (10,2% và 14%); Đông Nam Bộ (8,9% và 10,6%). Các vùng còn lại không đáng kể [10].

Diện tích lạc trong giai đoạn 1995 – 2010 có xu hướng giảm nhẹ từ 259,9 (1995) xuống 231,4 (2010) giảm gần 30,0 nghìn ha. Tuy diện tích trồng lạc

giảm, song do năng suất tăng nên sản lượng lạc tăng nhanh, năm 2010 đạt 487,2 nghìn tấn, tăng 1,5 lần so với năm 1995 (334.5 nghìn tấn).

Cây lạc là cây có giá trị xuất khẩu cao nhất trong số những cây công nghiệp hàng năm. Năm 2010, xuất khẩu lạc đạt 22,5 nghìn USD.

Cây đậu tƣơng là cây điển hình ở vùng Châu Á gió mùa. Ở nước ta có thể trồng trên phạm vi rộng từ miền Bắc tới miền Nam.

Diện tích cây đậu tương chiếm tỉ lệ nhỏ trong diện tích gieo trồng (khoảng 1,5 – 1,6%), nhưng có xu hướng tăng từ 121,1 nghìn ha năm 1995 lên 204,1 nghìn ha năm 2005, sau đó lại có xu hướng giảm, đến năm 2010 tăng lên 197,8 nghìn ha. Sản lượng đậu tương tăng nhanh, năm 2010 (298,6 nghìn tấn) tăng gấp 2,4 lần so với năm 1995 (125,5 nghìn tấn) [10].

Cây đậu tương tập trung nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (21,7% diện tích và 24,6% sản lượng cả nước, 2009); Đông Bắc (28,9% diện tích và 22,9% sản lượng). Hai vùng khác trồng tương đối nhiều và về mặt diện tích không chênh lệch lớn là Tây Bắc (13,9%) và Tây Nguyên (16,5%).

Cây bông là cây lấy sợi, cung cấp hơn 1/2 nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt. Ở nước ta bông được trồng nhiều nhất là Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Hai vùng này chiếm 78,0% diện tích và 79,0% sản lượng bông của cả nước. Đứng thứ ba là Trung du và miền núi Bắc Bộ (20,9% và 20,3%). Các tỉnh trồng nhiều nhất là Bình Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích trồng bông không ổn định trong giai đoạn 1995 – 2010. Năm 2002, diện tích bông cao nhất là 34,1 nghìn ha, sau đó giảm dần và năm 2010 chỉ còn 9,1 nghìn ha. Sản lượng bông cũng giảm mạnh từ 40 nghìn tấn năm 2002 xuống còn 13,3 nghìn tấn năm 2010.

Cây thuốc lá thích hợp với đất giàu N, P, K, CaO, nhiều mùn với nhiệt độ 18 – 270C. Các khu vực núi và trung du thuộc một số vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng thuốc lá.

Diện tích trồng thuốc lá ở nước ta không ổn định. Năm 2000 là 24,4 nghìn ha, năm 2005 giảm mạnh chỉ còn 16,8 nghìn ha, đến năm 2010 lại tăng lên gần

23,0 nghìn ha. Tuy nhiên, do năng suất thuốc lá tăng liên tục nên sản lượng thuốc lá vẫn tăng từ 27,7 nghìn tấn năm 1995 lên 57,0 nghìn tấn năm 2010.

Vùng trồng nhiều thuốc lá nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ (15,0 nghìn ha chiếm 48,1% diện tích cả nước, tập trung ở Đông Bắc), tiếp theo là Đông Nam Bộ (24,8% diện tích).

Ngoài ra, còn có một số các cây công nghiệp hàng năm khác như cây đay, cây cói.

* Cây công nghiệp lâu năm

Cây cao su là cây công nghiệp có giá trị. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ, còn được gọi là “vàng trắng”. Ở nước ta cây cao su được trồng chủ yếu ở 4 vùng, trong đó Đông Nam Bộ (58,6%), Tây Nguyên (24,5%), Bắc Trung Bộ (8,7%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (5,7%). Đây là vùng có điều kiện thuận lợi cho trồng cây cao su. Các vùng khác có diện tích không đáng kể. Cây cao su phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, trong đó tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai…[10].

Diện tích gieo trồng cây cao su tăng mạnh và tương đối ổn định. Trong giai đoạn 1995 – 2010 tăng thêm 470,3 nghìn ha, đạt 748,7 nghìn ha vào năm 2010. Cây cao su trở thành cây trồng có diện tích lớn nhất trong tổng diện tích cây công nghiệp của cả nước (chiếm 26,7%).

Trong các cây công nghiệp, cây cao su có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 2,4 tỉ USD năm 2010. Việt Nam xuất khẩu cao su sang 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2007 đến nay, sản lượng cao su nước ta đã vươn lên hàng thứ năm; riêng về xuất khẩu đứng hàng thứ ba (sau Thái Lan và Inđônêxia) với sản lượng 779,0 nghìn tấn (năm 2010).

Cây cà phê là một trong ba loại cây trồng cho chất kích thích, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hàng ngày của con người mà còn có giá trị kinh tế cao.

Diện tích cà phê tăng tương đối nhanh. Một năm sau khi đất nước thống nhất, cả nước mới có 18,8 nghìn ha (1976). Trước Đổi mới, diện tích cà phê đạt 44,7 nghìn ha (1985) và hiện nay (2010) lên đến 554,8 nghìn ha.

Sản lượng cây cà phê có sự biến động tương ứng với diện tích: từ năm 1995 đến năm 2000, sản lượng tăng mạnh từ 218 nghìn tấn lên 802,5 nghìn tấn, tăng 584,5 nghìn tấn, đến năm 2010, sản lượng cà phê đạt 1.100,5 nghìn tấn.

Về cơ cấu, cà phê trồng ở nước ta chủ yếu là cà phê vối (chiếm 90% diện tích), cà phê chè chiếm dưới 10%, cà phê mít chiếm khoảng 1%. Cà phê được trồng ở 5/7 vùng của nước ta, trong đó Tây Nguyên là vùng có diện tích trồng cà phê lớn nhất, chiếm 90,0% diện tích và 93,0% sản lượng cà phê của cả nước (năm 2010).

Cây chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Chè là mặt hàng xuất khẩu có thị trường tiêu thụ ổn định và ngày càng mở rộng.

Ở nước ta, sau khi thống nhất đất nước, diện tích chè tuy không tăng nhanh nhưng tương đối ổn định và vững chắc. Năm 1995, diện tích trồng chè của cả nước là 66,7 nghìn ha, sản lượng là 160,5 nghìn tấn. Đến năm 2010 tăng lên là 129,9 nghìn ha, gấp hơn 1,9 lần so với năm 1995 và sản lượng chè đạt 834,6 nghìn tấn, gấp 5,2 lần.

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kênia, Xri Lanca. Hiện nay, nước ta có 35 tỉnh, thành phố trồng chè. Các vùng trồng chè chủ yếu ở nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 70,6% diện tích và 65,4% sản lượng chè của cả nước, năm 2010), Tây Nguyên (19,3% diện tích và 25,3% sản lượng), Bắc Trung Bộ (7,0% diện tích và 6,6% sản lượng).

Ngoài ra, ở nước ta còn có một số loại cây công nghiệp lâu năm khác như cây điều, cây hồ tiêu có giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát triển của ngành nông nghiệp việt nam từ sau đổi mới đến nay (Trang 41 - 47)