Các vấn đề về tâm lí học quản lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 34)

Nói đến tâm lí học là nói đến con người, nói đến chủ thể của xã hội. Khi bàn về quản lí đội ngũ giáo viên nói chung và quản lí đội ngũ GVTH nói riêng, một vấn đề nhận thấy đó là chủ thể và đối tượng của q trình quản lí đều là con người. Điều đó khiến ta phải nghiên cứu kĩ lưỡng cơ sở tâm lí của các chủ thể trong quá trình quản lí này. Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những chủ thể tâm lí khác nhau, với những sự khác biệt cá nhân vô cùng phức tạp, đó chính là sự khác biệt của cá nhân trong một tổ chức, bao gồm:

Hai chiều khác biệt nhau: Chiều sơ cấp và chiều thứ cấp.

Chiều sơ cấp: là những khác biệt cá nhân ảnh hưởng quan trọng đến sự xã hội hoá tứ lúc cịn nhỏ của con người, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, ổn định xuyên suốt các giai đoạn của cuộc đời mỗi con người. Bao gồm: Tuổi tác; định hướng giới tính; giới; khả năng và đặc điểm thể chất / tinh thần; chủng tộc; truyền thống dân tộc.

Chiều thứ cấp: bao gồm những đặc điểm cá nhân mà người đó có được, có thể loại bỏ hoặc biến đổi trong cuộc đời của con người đó. Bao gồm: Tiếng mẹ đẻ; giáo dục; tôn giáo; kinh nghiệm quân ngũ; kinh nghiệm công tác; phong cách làm việc; phong cách giao tiếp; vai trị, địa vị trong tổ chức; thu nhập; tình trạng gia đình; nơi cư trú…

Tơi và cái tơi trong hành vi tổ chức. Đó là sự tự ý thức, tự nhận thức, sự tôn trọng bản thân, tôn trọng tổ chức, tự tin vào khả năng của mình trong công việc và biết tự điều chỉnh mình để thích nghi với mọi điều kiện hoàn cảnh.

Bản sắc riêng của mỗi con người. Đó là nhân cách, là sự kết hợp các đặc trưng ổn định về thể chất và tinh thần của một cá nhân.

Nhân cách con người được biểu hiện thông qua thái độ và hành vi của họ:

- Thái độ là thiên hướng/bẩm chất có được phản ứng lại một cách tích cực hay khơng tích cực có tính nhất qn.

- Cịn giá trị biểu hiện niềm tin có tính tổng thể tác động đến hành vi xun suốt mọi tình huống; cịn thái độ chỉ ảnh hưởng, tác động đến hành vi với những tình huống con người cụ thể, đối tượng cụ thể.

- Và niềm tin là kết quả của việc quan sát trực tiếp và những suy diễn từ các quan hệ đã biết trước. Niềm tin ảnh hưởng đến thái độ, niềm tin có thể thay đổi khi môi trường thay đổi hoặc hoàn cảnh thay đổi. Niềm tin có ảnh

hưởng đến chuẩn mực khách quan, đòi hỏi con người phải hoàn thành hay khơng hồn thành một hành vi nào đó.

Khả năng và thành quả: Khả năng của con người cộng với kĩ năng và sự nỗ lực của họ sẽ tạo nên những thành quả nhất định. Thành quả lớn hay nhỏ nó phụ thuộc vào từng công việc cụ thể, nhiệm vụ cụ thể mà họ đảm nhận và vào khả năng, kĩ năng và sự nỗ lực khơng mệt mỏi của họ.

Nói đến con người không thể khơng nói đến trí thơng minh và khả năng nhận thức của mỗi cá nhân:

- Trí thơng minh thể hiện năng lực cá nhân trong tư duy kiến tạo, lập luận và giải quyết vấn đề.

- Khả năng hiểu ngơn ngữ, lưu lốt trong sử dụng ngơn từ, tính tốn nhanh, xác định không gian tốt, ghi nhớ sâu, nhận biết nhanh, lập luận qui nạp tốt.

Và cảm xúc của con người là: Phức hợp những phản ứng của con người trước những thành tựu hoặc những cản trở của mình.

Trong thực tế, người ta có thể phân làm hai loại cảm xúc: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

Biểu hiện của cảm xúc tiêu cực là giận giữ; buồn bã; chán ghét; sợ hãi / lo âu; đố kị / ghen tức; tội lỗi / xấu hổ.

Biểu hiện của cảm xúc tích cực là tự hào; cảm tình / yêu mến; thoải mái khuây khoả; hưng phấn / hạnh phúc.

Từ những cảm xúc trong mỗi một con người mà có thể hình thành nên những động cơ cho mỗi cá nhân hoặc cho cả một tổ chức hoạt động hướng tới mục đích, mục tiêu của cá nhân hoặc tổ chức đó.

Động cơ là nhân tố dẫn đến thành quả của một cá nhân hoặc một tổ chức.

Thành quả lao động được đo bằng: Mức độ khả năng nhân với mức độ kĩ năng nhân với động cơ nhân với tri thức về việc làm thế nào để hoàn thành

nhiệm vụ nhân với tình cảm / cảm xúc nhân với tạo thuận lợi và kìm hãm

những điều kiện.

Có những động cơ không cần thúc ép vẫn có hiệu quả, thậm chí hiệu quả cao nữa là khác. Nhưng nếu khơng có động cơ thì dù có thúc ép mấy đi chăng nữa thì vẫn khơng có hiệu quả.

Nhiệm vụ của người quản lí khơng phải là làm giúp hoặc làm thay thuộc cấp mà là tạo điều kiện để thuộc cấp hoàn thành nhiệm vụ của họ và hướng tới đạt mục tiêu.

Động cơ là những q trình tâm lí tạo nên sự kích thích, sự định hướng, sự bền vững của những hoạt động tự nguyện hướng tới mục tiêu.

Sơ đồ 1.2 Nhu cầu về động cơ

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, nhưng đổi mới phương pháp dạy học khó đạt được vì đổi mới phương pháp dạy học chưa biến thành nhu cầu, động cơ của người dạy. Học sinh chưa muốn học tập tốt vì chưa biến việc học trở thành nhu cầu, động cơ học tập cho các em.

Với quan điểm hành vi (thuyết quan hệ con người) nhấn mạnh đến nhu cầu cá nhân và xã hội, những ảnh hưởng của tổ chức đến kết quả công việc. Maslow cho rằng động cơ của con người có quan hệ chặt chẽ với thứ bậc nhu cầu gồm năm bậc, từ nhu cầu thấp nhất là nhu cầu sinh học, tiếp đến là nhu

Động cơ

Nhu cầu Mong

muốn

Hành động Thoả mãn

cầu về sự an toàn, nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và cuối cùng cao nhất là nhu cầu tự thể hiện mình. Người lao động được thúc đẩy nhờ nhu cầu xã hội, đó là nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu được tơn trọng và nhu cầu tự thể hiện mình trong xã hội; họ trở nên có trách nhiệm hơn nhờ sự thúc đẩy của xã hội; họ sẽ ủng hộ, đáp ứng yêu cầu của người quản lí nếu người quản lí đáp ứng giúp thoả mãn nhu cầu của họ. Nhà quản lí phải phối hợp dân chủ với cấp dưới, kết hợp với các phương pháp quản lí khác để đạt hiệu quả quản lí ở mức cao nhất, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Xuất phát điểm quan trọng để lựa chọn phong cách quản lí thích hợp là động cơ thúc đẩy. Quá trình này bao gồm sự tìm hiểu nhanh nhạy sắc bén về nhu cầu và khát vọng của đội ngũ. Mỗi cá nhân tham gia trong một bộ phận hay nhóm làm việc chắc chắn có những mẫu nhu cầu khác nhau như: nhu cầu hỗ trợ; nhu cầu lắng nghe; nhu cầu nhận biết; nhu cầu khuyến khích; nhu cầu tin cậy; nhu cầu nhận thức và đánh giá; nhu cầu am hiểu; nhu cầu giúp làm rõ ý tưởng; nhu cầu giúp phát triển kĩ năng và khả năng; nhu cầu thử thách và phát triển.

Khi mà văn hoá tổ chức đáp ứng các nhu cầu cụ thể trên, con người làm việc chăm chỉ hơn, có ràng buộc về ý thức, mục đích. Khi tạo ra văn hoá thoả mãn nhu cầu sẽ là điều kiện sống cịn đối với sự thành cơng của tổ chức.

Nhà quản lí hiệu quả là những người có khả năng cảm nhận một mẫu nhu cầu ở những người đang làm việc và phải làm cho phong cách làm việc của họ thích nghi. Nguyên tắc là phải đối xử phù hợp vơí từng người với sự nhạy cảm về thái độ tự trọng.

Những nhà tâm lí học nhân văn như Abraham Maslow và Carl Rogers đều cho rằng cá nhân trong chính họ có nguồn tài nguyên đời sống khoẻ mạnh và thành công rất lớn.

Trong cuộc sống, bất kể ai cũng có nhu cầu quyền lực vì đó là nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu thành đạt, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được phát triển. Sự thành đạt khơng chỉ có ở chức vụ.

Muốn thuộc cấp làm việc / thực thi cơng việc nào đó thì phải tạo cho họ có nhu cầu để hình thành động cơ.

Chúng ta phải nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ trên cơ sở thông tin phản hồi và khen thưởng.

Phản hồi là thông tin khách quan về thành quả hoạt động của một cá nhân hoặc một tập thể. Phản hồi rất quan trọng, nó đem lại hiệu quả quản lí hoặc triệt tiêu hiệu quả quản lí.

Cách thức giao tiếp truyền tải nội dung rất quan trọng nó làm cho người nghe lắng nghe hay không.

Giao tiếp truyền thông là sự chia sẻ, không đơn thuần là nói và viết. Khi người quản lí ra mệnh lệnh quản lí đều phải có sự giám sát về giao tiếp truyền thơng xem người đó có tiếp nhận hay khơng. Trong thơng tin có nhiễu, do có sai lệch về tiếp nhận và chuyển giao thông tin từ người này nói với người khác, từ người khác nói với người khác nữa, … đều khác nhau mặc dù không cố ý làm sai lệch thông tin.

Đối với người giáo viên tiểu học, họ có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là cầu nối giữa nền văn hoá dân tộc với người học. Họ có những đặc điểm tâm lí chung như tất cả mọi người, và họ cũng có cái riêng có thể các cấp học khác khơng cần có. Do đặc điểm đội ngũ GVTH không đồng đều về trình độ đào tạo, tỉ lệ giáo viên nữ cao, ngồi cơng tác họ cịn phải chăm lo tới gia đình, sinh đẻ, ni dạy con cái, … cho nên bị chi phối nhiều. Lao động của người GVTH có liên quan trực tiếp đến trẻ em nhỏ do đó người GVTH cần phải có tình thương, sự chăm sóc cơng bằng, tế nhị, mềm dẻo trong cư xử, trong giao tiếp hàng ngày, trong kĩ năng làm việc với

trẻ. Vì vậy, thái độ và hành vi của họ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của học sinh .

Đối với các nhà quản lí giáo dục cần phải hiểu rõ đặc điểm đội ngũ GVTH của mình và khơng ngừng tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên tham gia phấn đấu rèn luyện và thể hiện mình. Và nhà quản lí giáo dục cũng cần phải liên tục đổi mới để hồ nhập và thích ứng với mọi điều kiện hồn cảnh trong nước cũng như trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)