Trong chương 2 trình bày khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của huyện và nêu lên thực trạng cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam hiện nay.
Trọng tâm của chương là trình bày thực trạng cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học, trong đó bao gồm thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lí và thực trạng cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong thời gian vừa qua (2001-2006) . Nội dung của chương chủ yếu đi sâu phân tích, nhận định về những việc đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân lí do dẫn đến có những tồn tại và hạn chế như vậy để từ đó có những nhận định đầy đủ, đúng đắn về cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay của huyện. Có thể nói về đội ngũ giáo viên cơ bản mới đủ về số lượng, cơ cấu chưa đồng đều, chất lượng chuyên môn chưa cao. Về đội ngũ cán bộ quản lí thì đủ về số lượng, cơ cấu cũng chưa đồng đều về trình độ và về giới, chất lượng cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học của đội ngũ quản lí chưa cao, việc tuyển dụng, đề bạt, bồi dưỡng, phát triển và các chế độ chính sách mặc dù có chủ chương đúng nhưng thực hiện chưa triệt để, chưa mạnh dạn thay thế những cán bộ quản lí năng lực chưa đáp ứng được với yêu cầu. Các nhà quản lí giáo dục cấp trên cũng chưa kiên quyết trong cơng tác quản lí chất lượng chun mơn, của mỗi nhà trường, còn nể nang trong việc đề xuất thay thế một số cán bộ quản lí yếu kém, hiệu quả thấp.
Trong khi đó, một số điển hình trong các lĩnh vực như giảng dạy giỏi, quản lí giỏi, chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết khả năng tác dụng của họ vào việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn của các nhà trường cũng như trên phạm vi toàn huyện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học cần khắc phục những tồn tại hạn chế, quan tâm nhiều
đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí. Thường xuyên quan tâm đến nhu cầu nguyện vọng của giáo viên tiểu học, vì đây là lực lượng quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Những tồn tại hạn chế đó đã làm ảnh hưởng đến cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học trong thời gian qua. Việc làm hiện nay là phải kiên quyết trong việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí . Sớm đưa ra các biện pháp khả thi cho cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu từ nay đến 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học.
Từ những thực trạng nêu trên, tác giả mạnh dạn đưa ra một số biện pháp quản lí (tuy khơng phải là mới) vận dụng vào quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học ở Lục Nam trong tình hình và điều kiện cụ thể hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học của địa phương, các biện pháp đó sẽ được trình bày ở chương tiếp theo của luận văn.
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC.