Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

Cơng tác quản lí tuỳ theo từng địa phương mà ít nhiều có sự khác nhau, song các hoạt động quản lí đều có hướng đích và được tiến hành có tổ chức chặt chẽ khơng thể tách rời. Quản lí đội ngũ giáo viên là việc làm gắn liền với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục của mỗi trường, của phịng giáo dục, của các cấp quản lí giáo dục . Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng có một số vấn đề như sau:

Tuyển dụng:

Đối với giáo viên hàng năm huyện đều có chính sách ưu đãi để tuyển dụng những sinh viên mới ra trường về công tác tại huyện nhà, nhưng chủ yếu là sinh viên có trình độ đại học mà số này thì rất ít . Do trước đây chưa có qui định mới về định mức biên chế giáo viên như công văn mới số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ; cho nên tính theo định mức cũ thì tồn huyện thừa hàng chục giáo viên.

Hàng năm đều cho thuyên chuyển và tiếp nhận giáo viên ở nơi khác chuyển đến, số giáo viên chuyển đến cũng chỉ đủ bù đắp số giáo viên chuyển đi. Hơn nữa mỗi năm lại có một số giáo viên đến tuổi nghỉ chế độ.

Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục thì được lựa chọn trong số giáo viên có năng lực chun mơn nghiệp vụ tay nghề vững vàng, có phương pháp dạy

học tốt, nhiều năm đạt giáo viên giỏi các cấp và lấy phiếu tín nhiệm trước đội ngũ giáo viên tại đơn vị cơng tác, nếu có đủ các tiêu chuẩn thì được phịng giáo dục xem xét giới thiệu, đề nghị, UBND huyện sẽ ra quyết định bổ nhiệm làm hiệu phó. Cá biệt do điều kiện thực tế của từng địa phương cũng có hiệu phó xuất phát từ giáo viên chưa phải đã là có trình độ chun mơn cao, năng lực cịn nhiều hạn chế. Còn đội ngũ hiệu trưởng được tuyển mộ lựa chọn từ các phó hiệu trưởng giỏi trong cơng tác quản lí tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chun mơn trong nhà trường. Sau đó cũng được lấy phiếu tín nhiệm, được cơ quan chun mơn phịng giáo dục giới thiệu, đề nghị UBND cấp huyện xem xét, ra quyết định bổ nhiệm. Tuy nhiên cũng có những hiệu trưởng, hiệu phó chưa đủ năng lực, chưa có được uy tín với đội ngũ giáo viên, học sinh và nhân dân nhưng do nhiều yếu tố khác nhau mà họ vẫn được bổ nhiệm hoặc đề bạt.

Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển (về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm,

về tầm nhìn).

Phải nói rằng trong những năm gần đây Lục Nam là một trong những huyện miền núi rất tích cực trong việc đưa giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chun mơn sư phạm cũng như nghiệp vụ quản lí giáo dục, nhiều giáo viên đi học Đại học chuyên ngành QLGD, Sơ cấp QLGD, ĐHSP, CĐSP với các hình thức tại chức, từ xa, chuyên tu, không ngừng đáp ứng dần tỉ lệ cán bộ quản lí giáo dục qua đào tạo.

Là một trong năm huyện, thành phố của tỉnh, Lục Nam nằm trong vùng dự án hợp tác kĩ thuật nhằm “tăng cường bồi dưỡng giáo viên theo cụm

trường và quản lí nhà trường” tại Việt Nam. Tuy thời lượng bồi dưỡng cán

bộ quản lí khơng nhiều song cũng đã góp phần vào việc nâng cao năng lực quản lí trường học cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục tiểu học của huyện, đáp ứng phần nào yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Đề bạt, khen thưởng, kỉ luật.

Các chế độ chính sách về thi đua khen thưởng, đề bạt hay kỉ luật cũng rất rõ ràng cụ thể. Các giáo viên và cán bộ quản lí tuỳ theo tiêu chuẩn, mức độ mà có thể được khen thưởng ở các mức khác nhau với các hình thức khác nhau từ cấp huyện đến Trung ương và được xét duyệt qua từng cấp quản lí .Nhiều giáo viên có thành tích cao trong cơng tác tuỳ theo tình hình cụ thể của từng đơn vị cũng có thể được đề bạt lên làm tổ trưởng-tổ phó chun mơn, hiệu phó hoặc được bầu làm chủ tịch cơng đoàn cơ sở nếu đến nhiệm kì.

Việc kỉ luật đối với giáo viên và cán bộ quản lí hàng năm cũng có nhưng số lượng khơng nhiều. Với giáo viên chỉ những trường hợp vi phạm nặng như về suy thoái phẩm chất đạo đức, vi phạm nghiêm trọng qui chế chuyên môn, mượn bằng tốt nghiệp phổ thông, vi phạm chế độ chính sách như sinh con thứ ba,… mới bị kỉ luật từ khiển trách đến cảnh cáo. Với đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó các trường nhiều năm qua cũng ít biến động, về cơ bản có luân chuyển, có đề bạt, có miễn nhiệm nhưng khơng đáng kể. Những cán bộ quản lí bị xử lí kỉ luật chỉ khi bị vi phạm kỉ luật quá nặng như gian lận trong thi cử mà bị tố giác hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì mới có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bâc lương, cách chức.

Một vấn đề khác cũng cần phải xem xét, đó là một số nhà quản lí cấp tiểu học khi vi phạm, bị cấp trên phê bình nhắc nhở, họ không những không nhận khuyết điểm mà cịn tìm cách đổ lỗi cho người dưới quyền, cho giáo viên được giao cơng việc đó. Thậm chí họ cịn về kỉ luật cấp dưới. Trong khi đó, họ có quyền quản lí trong tay nhưng quản lí cán bộ giáo viên bằng cách lấy lòng, bằng việc bỏ qua những lỗi vi phạm của giáo viên, hoặc thậm chí họ cịn chỉ đạo yêu cầu giáo viên phải làm một số công việc mà họ thừa biết là sai nhưng để đạt mục đích của họ, họ vần cứ yêu cầu làm. Mục đích chung của nhà trường đạt được có thành tích của nhiều người cộng lại, trong đó có

nhà quản lí, cho nên họ quyết tâm làm cả những việc chưa đúng mà tác giả không muốn đưa ra cụ thể, và việc làm đó khơng phải lúc nào những nhà quản lí ấy cũng chiến thắng. Tất nhiên những hiện tượng như đã nêu trên là khơng nhiều, nhưng cũng là thực trạng của quản lí giáo dục Lục Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)