Đánh giá công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu họ cở huyện Lục Nam Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 68)

Nam- Bắc Giang.

Trên thực tế trường tiểu học không có quyền được tuyển mộ giáo viên, cơng việc này thuộc quyền của Phòng Nội vụ, có sự phối hợp với Phòng Giáo dục, trường chỉ làm mỗi một việc là tiếp nhận và sử dụng nhân lực và nếu có thì trước khi người lao động có quyết định thì nhà trường xây dựng kế hoạch có nhu cầu tuyển mộ, gửi cấp trên lựa chọn, tuyển mộ. Đôi khi nhu cầu cần thiết lại khơng được đáp ứng đầy đủ. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ trên cở sở đội ngũ giáo viên sẵn có của mỗi trường mà các trường chủ động bố trí. Hàng năm Phịng Giáo dục tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch của Sở. Bộ, nhà trường tự xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch của các cấp quản lí giáo dục cấp trên. Ngồi ra các nhà trường chủ động trong việc quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay là quản lí bằng kế hoạch, bằng pháp chế, bằng thi đua.

Công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học ở Lục Nam được thực hiện theo kế hoạch, có kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Những kế hoạch trên được xây dựng định kì và có điều chỉnh bổ sung hàng năm, dựa trên các văn bản hướng dẫn của ngành, các trường xây dựng chi tiết cụ thể và triển khai tới giáo viên nắm bắt và cùng thực hiện.

Việc quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học thực hiện theo hình thức quản lí nhân sự cơ bản dựa trên các văn bản qui định của Nhà nước, bằng Luật, bằng

Điều lệ trường tiểu học, bằng Nghị định, bằng Thông tư, bằng Hướng dẫn, …

Quản lí đội ngũ bằng thi đua có lẽ khơng ngành nào là khơng có, có thể nói đây là biện pháp tích cực nhất giúp cho việc thúc đẩy sự pháp triển của mỗi cá nhân và mỗi tổ chức. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng là góp phần rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Hiện nay một số trường chưa vận dụng đầy đủ nội dung các văn bản qui định về cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên như: Công văn số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui chế đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên tiểu học, hoặc vận dụng q máy móc; cơng văn số 1088/GDTH về việc đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học ra ngày 03/11/1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang bao gồm 6 tiêu chí, 22 nội dung và cũng được định ra các mức điểm thực hiện, trong đó loại tốt phải khơng có nội dung nào đạt điểm yếu. Trong thực tế công tác thi đua , một số trường đưa thêm vào một số nội dung khác ngồi lĩnh vực chun mơn và có yêu cầu cao hơn là sự đánh giá về chuyên môn, làm cho nhiều giáo viên lo thi đua cái khác hơn là thi đua chun mơn. Như đã trình bày ở trên, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang mới ra văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên hàng năm đến năm học 2006-2007 mới thực hiện được và có qui trình cụ thể tiến hành thực hiện, sẽ giúp cho các trường tổ chức thực hiện việc đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên được chính xác và khách quan hơn.

Trong thực tế các biện pháp thực hiện quản lí đội ngũ giáo viên của một số cán bộ quản lí giáo dục dựa trên kinh nghiệm thực tiễn cá nhân là chính, các biện pháp kết hợp giữa lí luận và thực tiễn chưa nhiều, chưa coi trọng lí luận soi sáng cho thực tiễn, cho nên cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay chưa có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)