3.2.2.1.Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. * Ý nghĩa biện pháp:
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên là việc làm thường xuyên của các nhà trường. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn không chỉ đơn thuần là kiến thức, kĩ năng sư phạm mà cả việc khuyến khích những sáng kiến của giáo viên dù là rất nhỏ, cả việc nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thơng tin vào hoạt động dạy học sẽ góp phần khơng nhỏ vào q trình quản lí đội ngũ giáo viên, thúc đẩy các hoạt động dạy học của mỗi giáo viên thực hiện mạnh mẽ hơn, khuyến khích giáo viên tích cực xây dựng giờ học có hiệu quả cao.
*Nội dung biện pháp:
Nội dung biện pháp đó là bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sư phạm, kĩ năng lên lớp, kĩ năng xây dựng kế hoạch bài học, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Nhà trường là nơi giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên mơn. Vai trị của người hiệu trưởng, hiệu phó là phải tạo được một bầu khơng khí tích cực trong nhà trường. Để tạo được môi trường học tập tốt cho học sinh thì
mơi trường học tập của người giáo viên cũng phải được thiết lập. Có rất nhiều cán bộ quản lí và giáo viên xem việc nâng cao năng lực chuyên môn chỉ diễn ra trong vài ngày học tập các chuyên đề về chuyên môn trong năm học mà thôi. Thực tế, việc nâng cao năng lực phải được diễn ra liên tục và là cơng việc hàng ngày của giáo viên, nó khơng thể tách rời hoạt động dạy học. Cơ hội học tập đến với giáo viên mỗi khi tiến hành bài dạy, thực hiện một đánh giá, quan sát giờ học của một lớp học, tổng kết một vấn đề hay trao đổi thảo luận với giáo viên hoặc cán bộ quản lí. Điều quan trọng và cần thiết là phải xây dựng nền văn hoá nhà trường trong đó tất cả mọi người đều có ý thức tham gia học tập liên tục. Việc học tập thường xuyên, liên tục để nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên chỉ có thể có được khi trong nhà trường có tình người, tình đồng nghiệp, có sáng kiến đổi mới, có tính tự chủ và có ý chí vươn lên khơng ngừng.
Nhiều giáo viên cho rằng sự trưởng thành về chun mơn của họ chính là khi họ thay đổi lối suy nghĩ, thay đổi hành vi thơng qua tiếp nhận những ý kiến đóng góp tích cực của đồng nghiệp, qua thơng tin trao đổi học hỏi với đồng nghiệp. Vậy trường học phải là nơi giáo viên có thể thảo luận, chia sẻ ý kiến cũng như cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập một cách tích cực nhất.
Chúng ta có thể có được những thay đổi tích cực, những chuyển biến rõ nét về năng lực chuyên môn khi mà tất cả giáo viên trong trường đều có một chí hướng, đó là liên tục cải tiến phương pháp dạy học, và phải coi đó là một phần khơng thể thiếu được trong việc nâng cao năng lực chuyên mơn của mình. Có như vậy thì mới mong thay đổi và phát triển tiến bộ được.
Một vấn đề nữa là khả năng của mỗi giáo viên trong việc phát triển các kĩ năng tự phân tích cặn kẽ việc học của học sinh. Nhà quản lí và giáo viên phải rèn cho mình thói quen tự đặt ra những vấn đề liên tục cải thiện việc quản lí và giảng dạy, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác của mình.
Đây là việc làm rất cần thiết và khơng dễ thực hiện. Chính vì vậy nhà trường phải là nơi mà tính tự chủ của mọi giáo viên được khuyến khích và tơn trọng. Trường học sẽ không thể được cải thiện nếu cán bộ quản lí và giáo viên khơng tự bồi dưỡng mình. Nhưng để giúp đỡ mọi người tiến bộ thì người cán bộ quản lí phải có sự thay đổi suy nghĩ, cách làm việc, cách giao tiếp để làm sao đó giáo viên và hiệu trưởng, hiệu phó cùng nhau làm việc cho nỗ lực cải tiến công tác dạy học. Hiệu trưởng, hiệu phó có vai trị chủ yếu trong việc tạo ra những cơ hội để giáo viên nói chuyện công khai về công việc của họ và tham gia vào những quyết định có liên quan đến việc dạy. Hiệu trưởng, hiệu phó phải là những người đi đầu trong việc khởi xướng các cuộc thảo luận các vấn đề có liên quan đến cơng tác giảng dạy, khuyến khích giáo viên tham gia và xây dựng môi trường học tập cộng tác nhằm đi đến mục tiêu chung của nhà trường. Kết quả là sự tiến bộ không ngừng phải trở thành tiêu chuẩn cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh.
Phát triển chuyên môn thông qua sinh hoạt chun mơn phù hợp. Nhìn chung giáo viên có rất nhiều cố gắng trong việc nâng cao kiến thức và khả năng dạy học. Tuy nhiên, những cố gắng này còn hạn chế. Điều quan trọng là phải tổ chức một hệ thống học tập để tạo được cơ hội cho tất cả giáo viên học tập lẫn nhau và việc học tập có hiệu quả của học sinh.
Từ trước đến nay, các trường tiểu học vẫn tổ chức dự giờ, sinh hoạt chuyên môn. Nhưng những trao đổi, thảo luận thường chỉ tập trung vào người dạy mà chưa chú ý nhiều đến người học. Việc thảo luận phần nhiều tập trung vào những vấn đề mà giáo viên chưa làm được, cịn thiếu sót, làm cho người dạy như cảm thấy mình bị phê bình, chỉ trích cách dạy hơn là tìm ra những ưu điểm nổi trội để cùng nhau học tập, dẫn đến chán nản và năng nề sau mỗi giờ dự. Vậy là cả người dự và người dạy khơng học tập được gì lẫn nhau, hoặc có học được cũng là q ít. Khơng thấy có tình đồng nghiệp,
một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện việc học có hiệu quả của học sinh.
Khơng có tiết dạy nào là hồn hảo cả. Mỗi bài dạy, mỗi đối tượng học sinh thì mỗi giáo viên lại có ý tưởng về bài học một khác nhau, khơng ai giống ai và ai cũng có ưu điểm, nhược điểm nhất định.
Việc thảo luận sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào việc học của học sinh, được thảo luận dân chủ, và thơng qua đó mỗi người học được gì. Sinh hoạt chun mơn nhằm tao ra các mối quan hệ học tập của giáo viên và thực hiện việc học ở mức độ cao. Việc xem xét kĩ lưỡng, chi tiết và sâu sắc việc học tập của học sinh là nền tảng cho những giờ học có sáng tạo.
Thảo luận chuyên môn nên trao đổi đến vấn đề học được gì qua dự giờ, và cũng nên tôn trọng việc dạy học của nhau. Có như vậy thì sinh hoạt chun mơn mới trở thành hoạt động hấp dẫn đối với tất cả giáo viên để họ học hỏi lẫn nhau, xây dựng được tình đồn kết.
Sinh hoạt chun mơn, người chủ trì nên tạo cơ hội cho mỗi giáo viên ít nhất được phát biểu ý kiến một lần, để họ được bày tỏ quan điểm thẳng thắn của mình. Nên coi đây là trách nhiệm và là tiêu chuẩn của mỗi giáo viên. Người quản lí phải chú ý lắng nghe, không nên giới hạn chủ đề, không nên tóm tắt ý kiến, có như vậy sinh hoạt chun mơn mới có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
Khuyến khích sáng kiến của giáo viên:
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, việc thu hút sáng kiến của giáo viên là yếu tố rất cần thiết không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà cịn nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí giáo dục.
Để học sinh học tập có hiệu quả khơng chỉ có riêng người giáo viên là chưa đủ. Người có vai trị hỗ trợ tốt là hiệu trưởng, hiệu phó và các lực lượng khác. Nếu người quản lí chiếm hầu hết thời gian đưa ra giải đáp, chỉ đạo và
các ý kiến để quyết định thì sẽ khơng bao giờ đội ngũ giáo viên có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình trong cơng việc và chúng ta không bao giờ tận dụng được cơ hội thúc đẩy khả năng của họ phục vụ cho nhà trường. Đây không được xem là giao tiếp hai chiều. Để giao tiếp có hiệu quả thì 80% thời lượng giao tiếp của nhà quản lí là phải biết lắng nghe ý kiến giáo viên, chỉ có 20% thời lượng giao tiếp là nhà quản lí đưa ra ý kiến; và ngược lại 80% thời lượng giao tiếp giáo viên đưa ra ý kiến, còn 20% thời lượng giao tiếp là lắng nghe. Vậy phải làm như thế nào để lắng nghe có hiệu quả, đó chính là phương pháp thu hút hoạt động sáng kiến của người khác. Để hầu hết thời lượng giao tiếp giáo viên đưa ra ý kiến thì người hiệu trưởng, hiệu phó phải biết đưa ra những câu hỏi gợi mở, câu hỏi phải khuyến khích giáo viên, để giáo viên nêu vấn đề hoặc nói lên suy nghĩ của mình một cách cởi mở và chân thành với tất cả mọi người.
Đổi mới GDPT, đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên thấy công việc vất vả hơn, nặng nề hơn. Việc khuyến khích giáo viên tích cực xây dựng giờ học lấy học sinh làm trung tâm là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta đều biết con người sẽ trở nên hứng thú khi họ được thừa nhận, khi họ đạt được một số thành tích nào đó và khi họ được giao nhận một số trọng trách nào đó ở nơi họ đang cơng tác, học tập. Việc khuyến khích khơng nhất thiết phải bằng vật chất mà có thể chỉ là những lời động viên chân thành, những cử chỉ thân thiện, nên hiệu trưởng, hiệu phó hồn tồn có thể chủ động được.
Khen ngợi là một hình thức của khuyến khích, nhưng khen như thế nào, khen cái gì để có tác dụng thúc đẩy cơng tác tốt mới là quan trọng. Cán bộ quản lí nên khen như sau:
- Khen thực lòng: Một nguyên tắc cơ bản là khi khen ngợi mọi người là phải khen một cách chân thành và chính xác.
- Khen một cách cụ thể: Khi hành động đáng khen được khen thì hành động đó sẽ tiếp diễn. Khen cụ thể sẽ làm cho giáo viên nhận biết được ta đánh giá cao cái gì ở họ.
- Khen kịp thời: Khen kịp thời sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, có tác dụng kích thích giáo viên làm việc tốt nhất, hứng thú nhất.
- Khen khéo léo: Khi khen chúng ta cũng phải khen khéo léo thì lời khen mới có tác dụng, nếu ta khen khơng khéo, lời khen lại trở thành lời phê bình khéo thì lại mất tác dụng tốt.
- Khen kín đáo hoặc cơng khai: Đa phần lời khen nên đưa ra kín đáo, nhiều lúc cần khen cơng khai nếu như có nhiều người cũng có thể làm việc đó.
Nên khen ngợi những việc làm có nhiều tiến bộ của người khác. Chẳng hạn như khi thấy giáo viên bình thường có những thay đổi nhỏ giúp học sinh học tập tốt hơn, ta có thể khen sự cố gắng ấy của họ. Nên chú ý nhiều hơn đến những tiến bộ của các giáo viên chưa phải là giáo viên giỏi để họ được thoải mái, hứng thú khi dạy học. Một điều quan trọng nên nhớ là hãy giảm phê bình và tích cực khen ngợi, càng khen ngợi nhiều sẽ thúc đẩy giáo viên công tác tốt hơn.
Tổ chức việc học tâp nghiên cứu của giáo viên:
Trong nhà trường, nhiệm vụ của giáo viên không chỉ là giảng dạy mà cịn phải học tập nâng cao kiến thức chun mơn nghiệp vụ với đồng nghiệp, làm sao đó để đưa kiến thức, kinh nghiệm hàng ngày của mỗi học sinh vào bài học có hiệu quả nhất. Để nâng cao cơ hội học tập của giáo viên, người quản lí cần nhắc lại hệ thống học tập của giáo viên.
Khi giáo viên thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi hành vi thông qua tiếp nhận những ý kiến đóng góp tích cực từ đồng nghiệp, chắc chắn họ sẽ trưởng thành hơn, chín chắn hơn, học hỏi được nhiều hơn những kinh nghiệm
chun mơn. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực chun mơn thì việc trao đổi với đồng nghiệp, với những giáo viên giàu kinh nghiệm là rất cần thiết.
Trường học phải là cộng đồng học tập và được xây dựng trên cơ sở tính tập thể thơng qua thảo luận, chia sẻ ý kiến, cải tiến phương pháp học tập và giảng dạy. Cần có sự tương trợ, cộng tác mạnh mẽ giữa các giáo viên với nhau trong giảng dạy và học tập. Cách tốt nhất là tổ chức cho giáo viên học tập nhóm theo khối lớp và theo mơn học.
Trong giảng dạy, giáo viên cần mở rộng ý tưởng và phát triển kinh nghiệm của mình. Để làm được điều đó người giáo viên phải trao đổi thực sự với nhiều đồng nghiệp cả trong cùng một khối lớp và cả với giáo viên các khối lớp khác. Bởi vì kiến thức các khối lớp đều có mối liên quan với nhau giữa các môn học, trong một môn học giữa lớp trên và lớp dưới có sự đồng tâm.
Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học:
Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên mơn tổng hợp. Trong đó, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài của học sinh không chỉ riêng học sinh cấp tiểu học.
Do đặc thù giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn học trong một buổi học, ngày học, cho nên số lượng giáo án phải soạn là rất nhiều. Nếu giáo viên có thể sử dụng được máy tính để soạn giáo án, lưu trữ, điều chỉnh bổ sung khi cần thiết thì sẽ giảm được thời gian soạn bài và có thời gian học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn của mình. Để làm được việc này cũng cần phải có sự thay đổi cách quản lí chun mơn của các nhà quản lí giáo dục.
Hơn nữa, sử dụng được công nghệ thơng tin, giáo viên có thể truy cập thơng tin trên mạng giúp cho việc tìm kiếm thơng tin có giá trị phục vụ tốt cho việc dạy và học của bản thân mỗi giáo viên.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Nhà trường phải thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên được tích cực tham gia các hoạt động chuyên mơn trong nhà trường. Có như vậy khả năng chun mơn của mỗi giáo viên mới ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.
Các trường học nên đầu tư máy tính, bồi dưỡng 100% giáo viên biết sử dụng máy tính để soạn giáo án, để giảng dạy và truy cập thông tin cần thiết phục vụ cho dạy học hiệu quả.
3.2.2.2. Tăng cường kỉ cương, nề nếp chuyên môn. * Ý nghĩa biện pháp:
Kỉ cương, nề nếp chuyên môn là điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục một cách bền vững. Đây không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng kỉ cương, nề nếp chuyên môn được coi là khâu quan trọng trong việc giữ gìn kỉ cương, nề nếp trong mỗi nhà trường. Nó rất cần thiết không chỉ riêng với đội ngũ giáo viên mà còn rất cần thiết cả với từng học sinh. Vì đây cịn là cấp học nền móng cho GDPT cho nên ngay từ những ngày đầu đã phải được rèn luyện và thực hiện.
Từ lời nói, việc làm của mỗi thày giáo, cơ giáo, của cán bộ quản lí cho đến nhân viên đều phải là chuẩn mực về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi thày cơ giáo, các cán bộ quản lí giáo dục phải thực sự sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Có ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như mọi lĩnh vực khác, không ngừng rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tăng cường kỉ cương, nề nếp chuyên môn là đảm bảo cho các hoạt