Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp quản lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 75)

3.2.1.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí cấp trường và chuyên viên cấp phịng.

*Ý nghĩa của biện pháp:

Quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học là một trong những cơng tác quản lí nguồn nhân lực của các cấp quản lí. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT địi khơng chỉ đội ngũ giáo viên mà cả đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục cũng phải nâng cao tầm hiểu biết của mình về cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên. Có nhận thức đúng đắn vai trò của người giáo viên trong công cuộc đổi mới GDPT hiện nay thì người quản lí cũng phải có nhận thức đầy đủ vai trị của mình trong việc quản lí đội ngũ giáo viên hiện nay, một lực lượng có vai trị vơ cùng to lớn trong việc xây dựng nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Việc quản lí tốt đội ngũ giáo viên trong mọi lĩnh vực giáo dục cũng như giảng dạy học sinh sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

*Nội dung biện pháp:

Nâng cao nhận thức và vai trị của cán bộ quản lí cấp trường là thay đổi cách quản lí từ quản lí nhân sự, quản lí hành chính sang quản lí nguồn nhân lực, quản lí tiềm năng của đội ngũ giáo viên .

Khơng ai khác chính những người làm cơng tác quản lí phải tự thay đổi chính mình, phải ln ln đi sâu, đi sát tới từng giáo viên trong mọi cơng tác chỉ đạo thực hiện. Phải tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của từng giáo viên, lắng nghe ý kiến của giáo viên .

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục, đáp ứng kịp thời những thay đổi trong từng giai đoạn.

Nhiệm vụ của người hiệu trưởng trong một nhà trường khơng chỉ đơn thuần là quản lí đội ngũ giáo viên sao cho họ vận hành công việc một cách

trôi trảy, thông suốt đã là đầy đủ. Mục tiêu đầu tiên là người quản lí phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực dạy học cũng như tổ chức và quản lí lớp học. Nhà quản lí phải đảm bảo quyền được học cho học sinh, phải tạo cho học sinh một môi trường học tập tốt và tiến hành giờ học hay với phương pháp kết hợp kĩ thuật dạy học phù hợp, nhấn mạnh sự hiểu biết của học sinh. Hiệu trưởng còn phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức từ chính sự ham thích của các em, để từ đó các em có thể sáng tạo và áp dụng vào cuộc sống.

Hoạt động quan trọng hàng đầu trong nhà trường là các giờ học hàng ngày trên lớp của học sinh. Kết quả học tập tốt của học sinh là sự nỗ lực dạy học của giáo viên và cũng là thành quả của công tác quản lí . Như vậy, khơng chỉ riêng giáo viên mới là người phấn đấu cho việc học tập tốt của học sinh mà nó cịn có vai trị rất lớn của những nhà quản lí trong việc động viên khích lệ cả tập thể đội ngũ giáo viên cùng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Ngồi những cơng việc trên, người hiệu trưởng, hiệu phó cần phải biết quản lí lớp học. Nghĩa là còn phải hiểu học sinh, phải tạo ra bầu khơng khí thân thiện trong mỗi nhà trường, từ đó khuyến khích ý chí tập thể và hành động của cán bộ giáo viên nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Để làm tốt được các công việc trên người hiệu trưởng cần phải biết hướng dẫn và đào tạo giáo viên; hoạch định các chương trình hoạt động trong nhà trường một cách hợp lí; tăng cường mối quan hệ với phu huynh và cộng đồng. Hiệu trưởng phải đảm bảo cho mỗi giáo viên dạy đầy đủ từng bài giảng, làm sao để mỗi giáo viên phải tạo ra được những giờ học bổ ích, lí thú và đầy ý nghĩa cho học sinh học tập tốt. Phụ huynh và cộng đồng không phải là chuyên gia giáo dục, nhưng nhà quản lí xây dựng được mối quan hệ tốt sẽ tạo điều kiện giúp họ nhận thức được vai trò của họ và họ cần phải làm gì trong gia đình và ngồi xã hội để giúp ích cho việc học tập của con em mình ngày càng tiến bộ.

Tuy nhiên không phải tất cả cán bộ quản lí giáo dục cấp tiểu học chưa có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học. Cơ bản họ hiểu, nhưng trong quá trình thực hiện một số nội dung cơng tác chưa nghiêm túc, chưa cương quyết trong đánh giá xếp loại, cịn tình cảm, nể nang, bao che,… dẫn đến cơng tác quản lí đội ngũ của một số đơn vị hiệu quả chưa cao, thậm chí gây tâm lí khơng tốt trong đội ngũ của các đơn vị ấy. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục như trên cần phải thay đổi nhận thức của họ, phải giúp cho đội ngũ này có suy nghĩ và hành động đúng và thực hiện đúng theo các văn bản qui định của nhà nước và của các cấp quản lí giáo dục, từ nhận thức đúng đến hành động đúng sẽ giúp cho giáo viên có niềm tin vào đội ngũ các nhà quản lí của mình.

Cơng việc này phải được làm thường xuyên theo định kì hàng năm ở cấp phịng hoặc tổ chức theo cụm trường có sự tổ chức, chỉ đạo của cán bộ quản lí phịng giáo dục .

Điều kiện để thực hiện biện pháp này là:

Phòng Giáo dục thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu cán bộ quản lí giáo dục với các đơn vị điển hình tiên tiến để họ được trao đổi học tập những tiến bộ của đơn vị bạn về vận dụng linh hoạt và phù hợp với đơn vị của mình. Quán triệt sâu sắc về vai trị của người cán bộ quản lí trong tình hình thực tế của mỗi thời kì.

Cơng tác xét duyệt thi đua của cấp trên cần kiên quyết loại bỏ các đơn vị mắc bệnh thành tích, khơng trung thực trong thi cử cũng như công tác thi đua ở đơn vị. Để làm tốt cơng tác này thì cơ quan quản lí giáo dục cấp trên tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra trường học, sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực ấy. Có như vậy mới làm thay đổi nhận thức của từng cán bộ quản lí cấp trường hiện nay.

3.2.1.2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức,vai trị của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương.

*Ý nghĩa của biện pháp:

Thay đổi nhận thức của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương sẽ giúp cho các đơn vị trường học trên địa bàn giảm đi áp lực về thành tích khơng thực chất hiện nay mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt giữa các nhà trường với cấp uỷ và chính quyền địa phương. Làm tốt cơng tác này sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường, nhà trường sẽ chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

*Nội dung biện pháp:

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và vai trò của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương là làm thay đổi nhận thức của họ, giúp cho họ thấy rõ thành tích của nhà trường cũng là thành tích của địa phương nhưng khơng thể vì thành tích mà làm mất đi tính trung thực của đội ngũ giáo viên và các nhà quản lí giáo dục.Phải làm cho họ hiểu rằng con em họ học được những gì ở nhà trường của chúng ta hơn là những thành tích của họ mong muốn.

Đội ngũ quản lí nhà trường phải là người chủ động trong việc làm thay đổi nhận thức của họ. Và không đơn giản, thực hiện được việc này cần phải có sự chỉ đạo thơng suốt của Huyện uỷ, UBND cấp huyện.

Công việc này phải được thực hiện trong các cuộc sinh hoạt đảng uỷ, các cuộc giao ban giữa các ban ngành trong xã hàng tháng. Thường những cuộc này hiệu trưởng, bí thư chi bộ nhà trường được tham dự, cho nên cần chuẩn bị cả những nội dung này một cách tế nhị, phù hợp để dần làm thay đổi nhận thức về giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp cụ thể:

- Tăng cường mối quan hệ, giao lưu giữa nhà trường với cán bộ địa phương để họ thấy được nhưng công việc cần thiết, quan trọng của giáo viên, của nhà trường đối với con em họ. Học sinh phải được học những gì tốt đẹp

nhất từ tinh hoa văn hố nhân loại, chứ khơng phải là thành tích của riêng cá nhân thày cơ hay là của chính quyền địa phương.

- Đẩy mạnh hoạt động của tổ chức hội đồng giáo dục cấp xã, không ngừng vận động tuyên truyền cán bộ nhân dân cùng góp cơng, góp sức vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Hội đồng Giáo dục các địa phương phải thực sự là cầu nối giữa giáo dục với cộng đồng xã hội.

Điều kiện để thực hiện biện pháp này là Phịng Giáo dục phải có ý kiến tham mưu với Huyện uỷ, UBND huyện có biện pháp chỉ đạo quán triệt đội ngũ cán bộ địa phương thấy được ý nghĩa của việc thay đổi nhận thức về giáo dục trong thời kì mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện lục nam, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)