Tình hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn học trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tình hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn học trong nhà

trường phổ thông

Trong văn bản văn học, không thể tách biệt nội dung khỏi hình thức, hay hình thức khỏi nội dung. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức. Và hình thức phải là hình thức của một nội dung nào đó. Vì thế, đi tìm hiểu bất kì tác phẩm văn học nào, người đọc cũng phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Belinsky nói: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hịa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng là hủy diệt tư tưởng và ngược lại...”. Thông thường để giải mã được nội dung tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó. “Hình thức mang tính nội dung” (Trần

Đình Sử). Cho nên, phương pháp dạy học Ngữ văn dựa vào thi pháp học là quan tâm nhiều hơn về hình thức để làm bật nội dung.

Thực tế, trong giảng dạy Ngữ văn ở các trường THPT, nhiều giáo viên vẫn dạy theo lối cũ. Đó là đi tìm nội dung tác phẩm trước rồi sau đó mới đến tìm hiểu nghệ thuật hoặc phần nghệ thuật chỉ được coi như phần phụ, tìm hiểu một cách sơ sài. Cách giảng dạy như vậy khiến cho tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng chưa chú trọng về nghệ thuật. Đặc biệt học sinh khó cảm nhận hết chiều sâu nội dung văn bản mà tác giả gửi gắm. Học sinh lâu dần quen với cách tìm hiểu bài thơ theo kiểu này sẽ bỏ quên những nghệ thuật quan trọng để so sánh bút pháp nghệ thuật của các tác giả trong các thi phẩm khác nhau.

Theo phương pháp giảng dạy mới, giáo viên chỉ là người khơi gợi vấn đề cịn việc tìm hiểu, đi sâu vào văn bản là do học sinh. Cách này giúp cho các em có thể tự đưa ra ý kiến của mình một cách thơng minh và sáng tạo bởi nhiều em học sinh hiện nay rất tinh tế trong việc tìm hiểu những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Sau đó giáo viên là người tổng hợp lại các ý kiến, hướng các em đi đến vấn đề một cách đúng nhất. Song một thực tế khác, một bộ phận giáo viên còn sử dụng phương pháp giảng dạy cũ, giáo viên truyền thụ, học sinh tiếp thu một cách thụ động. Như thế, giáo viên vơ tình đã lấy mất sự sáng tạo trong các cách hiểu của các em. Lâu dần các em sẽ không chịu suy nghĩ, không cảm nhận nét hay nét đẹp trong tác phẩm văn chương. Điều này đồng nghĩa với việc các em học sinh thiếu đam mêtrong việc học Ngữ văn. Giờ dạy – học văn sẽ tẻ nhạt.

Đã vậy, học sinh cịn thờ ơ với mơn Ngữ văn vì đa số các bài đều dạy chay, ít minh hoạ. Hầu hết các em học sinh đều soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà. Tới lớp các em được thầy cô giảng dạy lý thuyết rồi thực hành, làm bài tập. Tất cả quá trình này đều diễn ra trên sách vở, trên lớp học. Giáo viên khơng phải bài dạy nào cũng có hình ảnh minh họa qua giáo án điện tử, qua tranh ảnh, học sinh cũng ít được đi tham quan, thực tế. Đặc biệt vấn đề thi pháp

cũng ít được giáo viên, học sinh đi sâu, đa số giáo viên chỉ kết hợp trong phần nghệ thuật. Tài liệu tham khảo về thi pháp lại khơng nhiều. Đây là điều khó khăn trong dạy học Ngữ văn ở các trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)