Phương pháp đọc sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 95 - 96)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Kết hợp các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận

2.2.1. Phương pháp đọc sáng tạo

Là phương pháp đặc thù của môn Ngữ văn nên đọc sáng tạo vốn rất được coi trọng khi dạy tác phẩm thơ, nhất là thơ trữ tình. Quan điểm chỉ đạo đổi mới dạy học Ngữ văn xác định rõ: Những bài văn, bài thơ khi còn nằm trong sách giáo khoa là những văn bản chết, những kí hiệu chưa được giải mã. Tác phẩm chỉ bắt đầu đời sống thực của nó khi có người đọc… Tồn bộ vấn đề phương pháp là nằm ở chỗ làm thế nào để biến tác phẩm của tác giả (qua văn bản trong sách giáo khoa) thành tác phẩm trong lòng người đọc.

Đọc sáng tạo có nghĩa là đọc văn để học, phải có một tiến trình tự sáng tạo mà thâm nhập tác phẩm, tiếp cận văn chương. Đọc sáng tạo có 3 mức độ: đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Đối với giáo viên, việc đọc diễn cảm của thầy có vai trị quan trọng trong hướng dẫn học sinh thâm nhập vào tác phẩm. Thầy cũng phải tập đọc trước từ nhà vì nếu thầy đọc diễn cảm sẽ là chuẩn mực cho học sinh noi theo. Sau đó, thầy hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng

điệu, chú ý điểm nhấn vào các từ ngữ quan trọng, nhịp điệu câu thơ, phù hợp với mạch cảm xúc bài thơ, đoạn thơ. Học sinh cũng cần có nghệ

thuật đọc, phải đọc trước ở nhà, qua đọc học sinh có thể dễ dàng tìm hiểu được giá trị của tác phẩm. Việc đọc văn bản thơ diễn ra thường xuyên trong giờ học: đọc cả bài, đọc từng phần, từng khổ, thậm chí đọc 1, 2 câu thơ khi phân tích. Phương pháp đọc sáng tạo bước đầu có sự phân loại năng lực cho học sinh. Trên cơ sở đọc, giáo viên nắm bắt năng lực các em và uốn nắn được từng đối tượng học sinh.

Ở đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu, giọng đọc thay đổi theo từng khổ

thơ, theo nội dung đoạn trích. Giọng thiết tha, tâm tình trong cảnh chia tay, giọng mạnh mẽ, khỏe khoắn khi nhớ lại những trận đánh của quân dân Việt Bắc, giọng vui tươi, phấn khởi,tự hào khi nhắc đến Cụ Hồ, Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 95 - 96)