Phương pháp diễn giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 96 - 97)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Kết hợp các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận

2.2.2. Phương pháp diễn giảng

Diễn giảng là phương pháp trình bày, thơng báo có hệ thống một vấn đề mới cho HS, HS tiếp thu kiến thức sau đó tái hiện lại kiến thức đó. Ðây là phương pháp dạy học cổ xưa nhất. Ở Việt Nam, cho đến nay, phương pháp này vẫn được sử dụng chủ yếu trong dạy học, nhất là dạy các môn khoa học xã hội.

Phương pháp có những ưu điểm sau: Giúp HS nắm được kiến thức một cách có hệ thống, tiết kiệm thời gian, khơng địi hỏi những phương tiện dạy học đặc biệt, GV không tốn nhiều công sức cho việc chuẩn bị bài.

Nhược điểm của phương pháp này là: HS sẽ thụ động, khơng phát huy được tính tích cực, khả năng chú ý sẽ giảm sút nếu GV diễn giảng trong một thời gian dài (theo nghiên cứu của một số nhà tâm lý học, sau 20 phút, sức chú ý của người học sẽ bị giảm sút); tiến trình học thật sự ít khi xảy ra, HS dễ trở thành người dự giờ, người đứng ngồi tiến trình học tập. HS có thể hiểu bài nhưng khơng nhớ lâu, nhớ kĩ kiến thức; trong thực tế, hầu hết GV đều sử dụng lối diễn giảng truyền thống, nhiều khi GV chỉ sử dụng một mình phương pháp này trong tiết dạy.Theo cách này giờ dạy sẽ có cấu trúc sau:

- Bài học trong SGK.

- GV tóm tắt SGK, ghi lại trên bảng. - HS ghi lại bài trên bảng.

Như vậy, trong một tiết học, GV mất rất nhiều thời gian cho việc ghi bảng, HS mất rất nhiều thời gian cho việc ghi lại nội dung bài học - cái đã có sẵn trong SGK. Kết quả là HS trở nên thụ động, khơng có thói quen sử dụng SGK, GV khơng cịn thời gian cho HS để rèn luyện kĩ năng, làm bài tập.

Đoạn trích Việt Bắc có thể dùng phương pháp diễn giảng và khổ thơ thứ

hai và năm. Vì đây là hai khổ thơ có những hình ảnh học sinh khó hiểu nên cần sự giải thích, giảng giải của giáo viên. Ví dụ như hình ảnh người mẹ địu con lên rẫy tỉa bắp, lớp học i tờ, chăn sui, áo chàm, tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 96 - 97)