Nhà thơ Tố Hữu với đoạn trích Việt Bắc trong trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.2. Nhà thơ Tố Hữu với đoạn trích Việt Bắc trong trường phổ thông

Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc. Nhà thi sĩ làm cách mạng và nhà cách mạng làm thơ, nhà thơ là con đẻ của cách mạng. Cả cuộc đời của Tố Hữu, từ tuổi thiếu niên đi học đã hoài bão phản phong phản đế, cái say mê, vui thú của Tố Hữu là làm cách mạng, cái hơi thở tự nhiên của tâm hồn Tố Hữu là chiến đấu hi sinh. Thơ Tố Hữu hay vì cuộc đời và tâm hồn của Tố Hữu đẹp, “cuộc đời Tố Hữu là một bài thơ cách mạng rồi” (Xuân Diệu).

Tố Hữu giương cao lá cờ chiến đấu của thơ, tô thắm và giữ vững cho nó trong suốt một thời kì tối tăm, để đưa nó tung bay dưới mặt trời rực rỡ của Cách mạng tháng Tám. Tập thơ Từ ấy là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, gắn liền với 10 năm đầu hoạt động cách mạng thể hiện niềm tin yêu của nhân dân với chế độ mới. Cảm hứng của Từ ấy là về lí tưởng cách mạng, về

nhân sinh quan cách mạng, về con đường cần phải chọn để có một cuộc sống xứng đáng. Với tập thơ Việt Bắc, nhà thơ khơng nói về mình, thay vào là sự thể hiện trực tiếp quần chúng cách mạng. Những anh vệ quốc, em bé liên lạc, những bà mẹ từ cuộc chiến tranh nhân dân đi vào trong thơ ca, đi vào lòng người đọc. Đoạn trích Việt Bắc là phần đầu của bài thơ trong tập thơ cùng tên là nỗi niềm tâm trạng người ở lại trong sự thấu hiểu, đồng cảm, đồng vọng của người ra đi. Qua đó, nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt của người dân Việt Bắc với kháng chiến cũng như sự thủy chung của những người kháng chiến với quê hương cách mạng. Khơng chỉ vậy, đoạn trích cịn là nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến. Một loạt các tập thơ khác của Tố Hữu: Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta cũng phản ánh con đường cách

mạng và những chiêm nghiệm về cuộc đời và con người. Song đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc được đưa vào chương trình Sách giáo khoa lớp 12

THPTđã thể hiện đầy đủ phong cách thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát, lối xưng hơ mình – ta quen thuộc trong ca dao, giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành thể hiện những rung động của nhà thơ với đời sống cách mạng, với tình nghĩa cách mạng, hướng về đồng bào, đồng chí mà trị chuyện, nhắn nhủ, tâm sự:

Ta với mình,mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Vì thế, đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc đã được biết bao người Việt Nam, bao thế hệ học trị đón nhận một cách nồng nhiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)