Thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt Bắccủa Tố Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 68 - 95)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Một số vấn đề thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt

2.1.2. Thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt Bắccủa Tố Hữu

2.1.2.1. Nghệ thuật triển khai tứ thơ

Đoạn trích Việt Bắc có cấu tứ kiểu ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu

tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến. Như vậy, nghệ thuật triển khai tứ thơ trong đoạn trích chính là sự liên tưởng, hồi tưởng về khoảng cách thời gian từ những năm 1940 – 1954. Nhà thơ đã chọn cách đối đáp giữa người cán bộ miền xuôi với người miền ngược để khơi dậy được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Từ tình cảm thủy chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng, tình cảm của người cách mạng – một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến. Tứ thơ trong

Việt Bắc có ý nghĩa tượng trưng. Đó là lời ân cần dặn dò lòng sắt son chung

thủy trong phút chia tay của người cán bộ xuôi về thành thị, với núi rừng, quê hương cách mạng. Đoạn trích được chia làm 11 khổ thơ với những nội dung xuyên suốt:

Trước tiên, khổ thơ thứ nhất, thứ hai là cảnh chia tay giữa người ra đi và người ở lại. Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khng: Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay....

Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đơi. Diễn biến tâm trạng như trong tình u lứa đơi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngồi là đối đáp, cịn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. Những người

chiến sĩ cách mạng đến với núi rừng Việt Bắc trong giờ phút chia ly cũng đầy tâm trạng:

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay

Mười lăm năm gắn bó chắc chắn sẽ có nhiều điều muốn nói nhưng giờ phút chia tay này họ chẳng biết nói gì với nhau. Cái “cầm tay” chứa chan bao tình cảm, như muốn truyền hơi ấm cho nhau. Khơng nói gì nhưng đã nói vạn lời.

Thứ hai, khổ thơ thứ ba là lời người ở lại gợi lại những khó khăn, gian khổ nhất từ những năm 1940 – 1945. Đặc biệt bằng những lời thơ trang trọng mà tha thiết, Tố Hữu đã đi sâu nhấn mạnh hình ảnh và vai trị của Việt Bắc như là quê hương của cách mạng, căn cứ vững chắc của cuộc kháng chiến. Trong những năm đen tối trước cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” cho đến xác định như chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi sản sinh nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc. Giáo sư Đặng Thai Mai nhận xét: “Tố Hữu là nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình.” Âm điệu thơ của Tố Hữu có đặc trưng riêng đó là sự ngọt ngào, tha thiết. Nó mượt mà, uyển chuyển, đằm thắm như lời ru của mẹ bằng lối đối đáp ân tình. Chất nhạc ngồi tài nghệ phối thanh còn ở cách gieo vần. Một nhà thơ giàu từ ngữ và am tường sâu sắc luật thơ. Có thể nói rằng nhạc điệu là yếu tố đi liền với ngơn ngữ và hình ảnh thơ. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Tố Hữu có một hơi thơ dân tộc trong âm điệu”. Có được điều ấy bởi lẽ Tố Hữu là nhà thơ có biệt tài trong việc phối hợp các âm thanh, từ ngữ, tiết tấu, vần điệu của ngôn ngữ tiếng Việt để tạo nên một ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc điệu, có thể chứa đựng cảm xúc dân tộc, thể hiện được tâm hồn dân tộc qua từng giai đoạn cách mạng. Nhưng nhạc điệu trong thơ Tố Hữu là nhạc

điệu sống mãi với lòng người, làm rung động cả trái tim và khối óc người nghe. Chính vì vậy, nhạc điệu trong thơ Tố Hữu mãi ngân nga trong lòng tâm hồn tác giả. Bởi “Thơ là đi giữa nhạc và ý, rơi vào cái vực ý thì thơ sâu nhưng lại dễ khô khan. Nếu rơi vào vực nhạc thì thơ dễ làm đắm say lòng người nhưng không khéo lại nông cạn”. Việt Bắc là điệp khúc của nỗi nhớ:

- Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lịng son

Mình về, cịn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở cịn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Chính nhạc điệu đã làm cho các kỷ niệm trở nên ngân nga, trầm bổng réo rắt, thấm sâu vào tâm tư. Những yếu tố làm nên chất nhạc kỳ diệu ấy không chỉ ở những câu lục bát rất chuẩn về thanh luật mà còn ở nghệ thuật tiểu đối được sử dụng với tần số cao trong các câu thơ. Nó khơng chỉ có khả năng biểu đạt rất xúc động nỗi lịng sâu kín bồi hồi của người đi kẻ ở, mà còn tạo ra sự tương xứng về cấu trúc, vẻ đẹp nhịp nhàng của ngôn từ. “Mưa nguồn

suối lũ / những mây cùng mù; Miếng cơm / mối thù; Trám / măng”. Những

hình ảnh thơ đã thực sự cất lên chất thơ nhờ nhạc điệu đầy quyến luyến, trầm bổng, ngân nga qua những câu thơ sóng đơi, lối đối xứng tiểu đối, nó mang vẻ đẹp cổ điển, uyên bác.

Đến với thơ Tố Hữu, ta bắt gặp những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống dân tộc, gần gũi với cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân.Nhà

thơ Chế Lan Viên đã từng nhận xét: “Tố Hữu có một bút pháp quần chúng trong hình ảnh”. Bút pháp quần chúng ấy đã góp phần làm nên sắc thái dân tộc đậm đà trong thời Tố Hữu. Đó là hình ảnh trám bùi, măng mai, cảnh trăng lên đầu núi, bếp lửa nhà sàn… hết sức nồng ấm và luôn ăn sâu trong tâm khảm của con người Việt Nam:

Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…

Đặc biệt câu hỏi cuối đoạn thơ có thể tách riêng ra bởi sự thâm thúy, hàm súc:

Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa

Đại từ “mình”, “ta” vốn được sử dụng trong đối đáp thơ ca dân gian nay được Tố Hữu sử dụng đầy biến ảo: Khi “mình” là “ta”, khi “ta” là “mình”, cái ngầm ý hai ta là một đã rõ. Nhưng ở đây một câu lục mà tới ba lần lặp lại chữ mình: “mình đi, mình có” là chỉ người về, “nhớ mình” là chỉ người ở. Câu hỏi đầy ý nhị mà sâu kín: “mình” qn “ta” cũng là qn chính “mình” đó. Cũng như ở phần sau, Tố Hữu lại nhấn theo lối bồi thấn trong câu thơ trả lời khẳng định sắt son: Mình đi, mình lại nhớ mình

Thứ ba, khổ thơ thứ tư là lời đáp lại của người ra đi bằng lời nguyện ước, lời thề mặn mà, đinh ninh. Tấm lòng của họ ln thủy chung, son sắt:

Ta với mình, mình với ta Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

Nhà thơ đã khai thác rất đắt chữ “mình” trong tiếng Việt. “Mình” vừa là “ta”, “mình” cũng là người thân thiết có thể xem như chính mình vậy. Đại từ nhân xưng được sử dụng vừa thống nhất vừa biến hố khiến Việt Bắc

cất lên như tiếng lịng đồng vọng bản hoà âm tâm hồn của kẻ ở người đi. Như vậy, biệt tài của Tố Hữu là ru người trong nhạc, đánh thức con người bằng ý thơ.

Thứ tư, khổ thơ thứ năm, lời người về đã trả lời, đáp lại lời người ra đi bằng cách nhắc lại nỗi nhớ “như nhớ người yêu” của mình:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Có lẽ trước đó trong thơ Việt Nam, những hình ảnh hết sức quen thuộc với cuộc sống hằng ngày, tưởng như chẳng có gì đáng nói, lại đi vào thơ nhiều như vậy. Tất cả đã ùa vào thơ Tố Hữu một cách tự nhiên thoải mái để tạo nên một khơng khí dân tộc đậm đà. Và điều đáng nói hơn là dưới ngịi bút miêu tả tài tình của nhà thơ, chúng đã trở thành những hình tượng thơ sinh động, đem đến cho người đọc những xúc cảm sâu xa. Thơ Tố Hữu là thơ viết cho đại chúng, và điều làm nên “bút pháp quần chúng” trong thơ ơng khơng chỉ vì những hình ảnh ấy quen thuộc, dễ hiểu, giản dị mà cịn vì nó rất giàu sức biểu cảm cho nên dễ lắng sâu và lưu lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc.

Targo từng nói: “Trách nhiệm của nhà thơ là thể hiện rõ bản sắc của dân tộc mình trước thế giới.”. Tố Hữu đã làm được điều đó hơn nữa đã làm một cách rất xuất sắc. Trên những trang thơ của ông mà tiêu biểu là bài thơ

Việt Bắc là hình ảnh của thiên nhiên, con người Việt Nam. Những con người

nghĩa tình, thủy chung son sắt dù trải bao khó khăn gian khổ vẫn luôn lạc quan, hướng về tương lai. Những con người Việt Nam hồn hậu, hiền lành nhưng rất anh dũng trong chiến đấu. Đó là hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp với núi, với sông với những tên đất, tên miền mang hồn thiêng của dân tộc nhưng cũng khắc nghiệt, chứa đầy bao hiểm nguy. Đọc Việt Bắc, ta có

cảm giác như được nghe những lời ru từ thủa nhỏ của bà của mẹ bởi nhịp thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại. Bởi ngôn ngữ bắt rễ từ văn học dân gian. Bởi những hình ảnh thơ gần gũi, thân thương nhưng cũng rất đỗi nên thơ. Tố Hữu

thực sự đã mang hồn thiêng núi sông, tâm hồn dân tộc vào những lời thơ Việt Bắc. Bài thơ xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.

Thứ năm, khổ thơ thứ sáu, lời người ra đi gần như nhắc lại trong lời người ở về những kỉ niệm gắn bó để khẳng định khơng thể nào qn.Thì ra, nhớ da diết, nặng sâu là bắt nguồn từ những tình cảm qn dân gắn bó keo sơn. “Củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” là những hình ảnh thực của đời sống kháng chiến, gian khổ nhưng thấm đẫm tấm chân tình của đồng bào, của anh em đồng chí. Song có một hình ảnh đáng nhớ và cứ trở đi trở lại trong thơ Tố Hữu cũng như trong thơ kháng chiến, đó là hình ảnh người mẹ nghèo “nắng cháy lưng” vẫn địu con trèo đèo, vượt suối “bẻ từng bắp ngô” nuôi con, nuôi cán bộ. Nhớ cảnh, nhớ người mạch thơ bắt sang những hoạt động của cơ quan cán bộ, chiến sĩ ở chiến khu. Đó là nhớ về những lớp bình dân học vụ. Đời sống cịn nhiều gian nan nhưng người chiến sĩ vẫn lạc quan, yêu đời, tiếng hát át tiếng bom. Còn nhớ mãi tiếng mõ rừng chiều, nhịp chày của cối giã gạo bên suối. Đây là bức tranh vừa thực vừa mộng, vừa thi vị vừa đơn sơ, đặc biệt con người Việt Bắc mộc mạc, giản dị, nghĩa tình, thủy chung.

Thứ sáu, đó là bức tranh tứ bình. Khổ thơ thứ bảy mở đầu bằng một câu hỏi: “Ta về, mình có nhớ ta”. Nhưng thực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giãi bày nỗi lòng của mình:

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Câu thơ có nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng (6/8) như một lời ru, một câu hát không chỉ diễn tả tâm trạng tha thiết củanhân vật trữ tình. Đây cịn là lời ngợi ca về thiên nhiên và con ngườiViệt Bắc. Trong ngơn ngữ Việt, hoa cịn có ý nghĩa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người là sự tôn vinh về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Vả lại, hoa và người hồ quyện, gắn bó với nhau. Nói tới thiên nhiên khơng thể khơng nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trongmột thiên nhiên đẹp, gần gũi. Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Nhiều người

gọi đây là bộ tứ bình (xn, hạ, thu, đơng). Nhà thơ kế thừa nghệ thuật hội hoạ cổ truyền của dân tộc trong khi miêu tả thiên nhiên. Mỗi một câu thơ khắc hoạ một bức tranh cụ thể nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn.

Trước tiên, bức tranh thứ nhất được bắt đầu bằng:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Trên cái nền xanh bạt ngàn của rừng, nổi bật lên hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ (Cỏ non xanh rợn chân trời – Cành lê trắng điểm một

vài bông hoa; Nguyễn Du) tỏ ra rất hữu hiệu. Giữa bạt ngàn xanh của núi

rừng Việt Bắc, màu đỏ của hoa chuối bỗng gợi lên sự ấm áp, có sức lan toả. Vì thế, thiên nhiên hùng vĩ ấy không xa lạ; trái lại, gần gũi, thân thiết với con người:

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Cũng là cách điểm xuyết những hình ảnh điểm nổi rõ hơn cảnh. Hơn nữa, cách điểm xuyết ấy rất độc đáo: càng chọn điểm nhỏ nhất thì sức gợi càng lớn hơn. Vì thế, câu thơ có sự nhấp nháy (nắng ánh) của hình ảnh và cảnh vật vốn tĩnh lặng, tịch mịch, bỗng có sức sống, sự chuyển động. Nhưng tự thân thời gian ấy cũng đã mở ra không gian qua bức tranh thứ hai:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Cách điệp âm (mơ/nở) cùng với hình ảnh của hoa mơ (màu trắng) tạo ra một không gian vừa rộng lớn, vừa có sự rộn ràng, náo nức của thiên nhiên. Nếu ở bức tranh thơ thứ nhất, nghệ thuật miêu tả của tác giả ở điểm xuyết, tìm hình ảnh gợi, sắc màu sáng (hoa đỏ, nắng ánh) để diễn tả sự chuyển động của cảnh vật thì ở đây, nhà thơ lại hướng cái nhìn vào sự bao quát điệp trùng để tìm cái rạo rực (tiềm ẩn) của thiên nhiên.

Xuân qua hè tới, bức tranh thứ ba:

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Câu thơ mở đầu bằng âm thanh (ve kêu), nhưng cũng là cách định vị bằng thời gian (mùa hè). Dịng thơ vừa có âm thanh rộn ràng, vừa có màu sắc đặc trưng của rừng Việt Bắc. Âm thanh và màu sắc ấy tạo nên cảnh tưng bừng của thiên nhiên. Nếu nói thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó thì đây quả thực là ngày hội của cảnh vật. Vì vậy, trong “ngày hội” ấy hình ảnh cơ em gái hái măng một mình khơng lẻ loi mà góp phần tạo nên bức tranh thơ hoàn chỉnh.Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ). Câu thơ này cũng là bức tranh về một mùa của thiên nhiên (mùa thu). Nhưng có lẽ vì đó là bức tranh cuối của bộ tứ bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 68 - 95)