Phương pháp đàm thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 97 - 98)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Kết hợp các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận

2.2.3. Phương pháp đàm thoại

Ðàm thoại là phương pháp GV xây dựng hệ thống câu hỏi cho HS trả lời hoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó tiếp nhận kiến thức. Đây là phương pháp phổ biến trong dạy học Ngữ văn. Giáo viên đàm thoại với học sinh qua các câu hỏi, giáo viên hỏi, học sinh trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học. GV và HS, HS và HS trực tiếp trao đổi và thảo luận về các vấn đề trong quá trình dạy học. Đây là cơ hội để kích thích tư duy, nâng cao khả năng thuyết trình của HS. Ðặc điểm của hình tượng văn học là có tính biểu tượng, ngơn ngữ mang tính hàm ẩn do vậy việc cảm thụ tác phẩm không dễ dàng, một từ ngữ, hình ảnh có thể gợi lên nhiều cách hiểu khác nhau. Vì thế, câu hỏi của GV phải định hướng sự chú ý của HS vào những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu, từ đó giúp HS nắm được nội dung chính của tác phẩm (giá trị định hướng của câu hỏi phụ thuộc vào năng lực cảm thụ tác phẩm của giáo viên). Có câu hỏi về nội dung đồng thời có câu hỏi về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Nội dung cốt lõi của phương pháp này là việc xây dựng câu hỏi. Câu hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu sau: câu hỏi phải có tính hệ thống, câu hỏi phải có tính định hướng, câu hỏi phải đảm bảo tính gợi mở, tránh loại câu hỏi đánh đố HS. Về hình thức: câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng khiến HS nắm bắt được ngay ý đồ của người hỏi, yêu cầu của câu hỏi. Phù hợp với trình độ từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình, yếu, câu hỏi khó q HS kém không thể trả lời, câu hỏi dễ quá khiến HS khá, giỏi không muốn trả lời, tiết học trở nên trầm, tẻ nhạt.

Phương pháp này có thể sử dụng cho tất cả các khổ thơ vì đây là phương pháp chính các giáo viên hay sử dụng trong giờ dạy. Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, mối quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò diễn ra trong suốt giờ dạy. Giáo viên có thể hỏi học sinh những câu hỏi như: Em hiểu thế nào là tứ thơ, thử tìm tứ thơ trong đoạn trích Việt Bắc? Nhân vật trữ tình trong Việt Bắc bày tỏ tình cảm của mình như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 97 - 98)