Thi pháp tác giả trong đoạn trích Việt Bắccủa Tố Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 48 - 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Một số vấn đề thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt

2.1.1. Thi pháp tác giả trong đoạn trích Việt Bắccủa Tố Hữu

Đọc thơ Tố Hữu, nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét “Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khơ khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai khu vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý”.

Nói đến nhạc điệu trong thơ khơng thể khơng nói tới nhạc điệu – nghệ thuật tổ chức âm điệu tiết tấu thơ. Nó chính là cái lõi, cái cốt của nhạc điệu. Phù hợp với nền nhạc tâm tình đặc sắc của Tố Hữu là một nhịp điệu thơ riêng, độc đáo. Trong thơ ơng, nhịp điệu khơng gị gượng mà biến hóa tinh tế theo mạch tâm tình, góp phần biểu hiện tâm tình một cách tài tình, uyển chuyển. Dịng thơ do vậy có thể dài, ngắn; nhịp thơ được ngắt táo bạo, luân chuyển linh hoạt trên từng bài thơ, có khi từng đoạn, từng câu. Việc phối hợp nhịp điệu linh hoạt: khi dồn dập, trùng điệp, khi chậm rãi, khoan thai và cùng với nó việc phối hợp âm thanh hài hòa đã tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho Tố Hữu.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi mà cánh đồng văn chương Việt Nam đang được làn gió Thơ mới thổi qua thì Tố Hữu lại tìm về với những vần thơ truyền thống. Khi đọc Việt Bắc, ấn tượng ban đầu mà

người đọc dễ dàng nhận thấy là tính dân tộc, tính dân gian rất đậm đà của bài thơ. Trong khi Thơ mới đang chiếm ưu thế một cách tuyệt đối thì ta lại thấy xuất hiện trên thi đàn tập thơ Việt Bắc nổi bật là bài Việt Bắc là đỉnh cao của sự tìm về cội nguồn văn thơ dân tộc. Việt Bắc là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ ra đời và

đi vào lịng người bằng giọng điệu ân tình thuỷ chung như ca dao, khắc họa sâu sắc nỗi niềm của người con rời “ thủ đô kháng chiến” mà trong thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng kẻ ở - người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động, để hơm nay những câu thơ cịn rung động lịng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói, hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của tình người.

2.1.1.1. Hình tượng tác giả

Đó là cái tơi tác giả. Cái tơi đó được gợi từ cảm hứng cái Ta chung: của dân tộc, của đồng bào, những người trong kháng chiến. Trong Việt Bắc, cịn có cảm hứng sử thi, khơng phải cảm hứng thế sự như ở một số bài thơ khác.

Khi thì là người dân Việt Bắc, khi lại là người cách mạng, tâm trạng

người đi, kẻ ở, có sự phân thân mình – ta. Hình tượng tác giả là cái ta chung, nhân danh cộng đồng. Tạo nên hình tượng tác giả đó chính la nhờ các yếu tố gia đình, thời đại, cuộc đời nhà thơ gắn với cách mạng, sự nghiệp thơ ca… Trước hết, Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thân sinh Tố Hữu là một nhà nho nghèo, bà mẹ nhà thơ cũng là một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiếtvới văn học dân gian. 12 tuổi Tố Hữu mồ cơi mẹ, một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế. Bước vào tuổi thanh niên, Tố Hữu tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt cuả Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1938. Tố Hữu nhiều lần bị giặc bắt giam ở nhiều nơi,vượt ngục, tiếp tục tìm đến tổ chức cách mạng. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu lên Việt Bắc đặc trách về văn hóa văn nghệ ở cơ quan Trung ương Đảng. Ơng ln giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu ln gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng

lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.

Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946): là chặng đường mười năm đầu tiên trong đời thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của một người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc xã hội Việt Nam. Tập thơ chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Máu lửa gồm những bài thơ sáng tác trong thời kì Mặt trận

dân chủ - đó là lúc người thanh niên trẻ tuổi đang băn khoăn tìm kiếm lẽ sống thì may mắn được tiếp nhận ánh sáng của mặt trời chân lí và đã tự nguyện gắn bó, dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Từ ấy)

Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954): là tập thơ thứ hai gồm 27 bài, chặng

đường thơ trong những năm kháng chiến chống Pháp, là bản anh hùng ca hùng tráng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Những chặng đường gian lao, những sự kiện lịch sử trọng đại của cuộc kháng chiến đều được ghi lại trong những bài thơ mang đậm cảm hứng sử thi – trữ tình cách mạng. Là tập thơ giàu tính dân tộc và đại chúng, Việt Bắc đặc biệt hướng tình cảm yêu thương và cảm phục tới quần chúng công nông binh, những con người lao động bình dị và anh hùng (Bà mẹ Việt Bắc, Lượm, Bà bủ, Lên Tây

Bắc…). Nhà thơ ca ngợi Đảng và Bác Hồ. Nhiều tình cảm lớn được thể hiện

sâu đậm: tình quân dân “cá nước”, tiền tuyến với hậu phương, miền xuôi với miền ngược, cán bộ với quần chúng, nhân dân với lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tình cảm quốc tế vơ sản… Tập thơ kết thúc bằng bản hùng ca vang dội phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng, bao tình cảm bồi

hồi, xúc động của dân tộc trong những giờ phút lịch sử. Tập thơ đã được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I) năm 1996.

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tập thơ Gió lộng (1955 – 1961):

nhà thơ hướng về quá khứ để thấm thía bao nỗi đau khổ của cha ơng, công lao của những thế hệ đi trước, ghi sâu ân tình cách mạng. Là những sáng tác của Tố Hữu khi đất nước bước vào giai đoạn mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (Trên miền

Bắc mùa xuân, Bài ca mùa xuân 1961, Người con gái Việt Nam…).

Tập thơ “Ra trận”: được sáng tác từ năm 1962 đến 1971 trong khơng

khí đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc ta đang ra sức chống Mỹ cứu nước. “Ra trận” là tiếng hát chiến đấu và chiến thắng của nhân dân ta.

“Máu và hoa”: tập thơ thứ năm của Tố Hữu gồm 13 bài thơ sáng tác từ

năm 1972 đến 1977. Với “Máu và hoa”, Tố Hữu muốn giúp ta hiểu thêm

rằng: Khi máu đỏ đã trở thành hoa, khi cả nước thống nhất, ta càng thấy rõ hơn về Tổ quốc, về đất nước, con người Việt Nam để từ đó tự hào hơn, tự tin hơn vào sức mạnh thần kỳ vốn có của dân tộc ta.

Hai tập thơ cuối: Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): đánh dấu

bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, là những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người, tin vào lí tưởng, con đường cách mạng, chữ nhân trong mỗi con người.

Như vậy, với Tố Hữu, cuộc đời cách mạng gắn với cuộc đời thơ, phản ánh các giai đoạn kháng chiến gian khổ, bước đi của đất nước trong giai đoạn đổi mới sau này. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn phản ánh sự phát triển của đất nước. Nội dung, nghệ thuật trong thơ ông cũng đều mang những nét chung của dân tộc, thời đại, của cái Ta chung. Đó là điểm khác biệt của Tố Hữu với các nhà thơ lãng mạn. Với Xuân Diệu, ông luôn đề cao cái tôi cá nhân, ước mơ cháy bỏng được sống hết mình, tận hưởng cuộc sống. Cịn Tố Hữu, tình u cá nhân cũng đi liền với lí tưởng, gắn liền với Đảng. Đó chính là hình tượng tác giả Tố Hữu.

2.1.1.2. Phong cách thơ

Tố Hữu là hiện tượng rất tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, nhà thơ là một chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ, thơ ca là vũ khí, là phương tiện để thực hiện lí tưởng cách mạng. Đối tượng của thơ ca là đồng bào, đồng chí, những người trực tiếp hoạt động cách mạng. Những điều đó đã chi phối sâu sắc cả nội dung và phương thức biểu hiện của thơ Tố Hữu.

Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. Nội dung chính trị hịa hợp với tính chất tâm tình, làm cho những vấn đề rất khó diễn tả trở nên hết sức gợi cảm. Bởi Tố Hữu là nhà thơ cộng sản. Thơ ông là thơ chiến đấu, thơ “mang cánh lửa”. Tố Hữu làm thơ để ca ngợi cách mạng, tuyên truyền cho cách mạng. Những vần thơ đầy tình cảm mến thương mà vẫn gắn liền với cách mạng, gắn liền với Đảng:

Trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu...

Như vậy, trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Ngay từ đầu, cái tơi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. Với cái tơi trữ tình ngày càng có ý nghĩa khái qt rộng lớn hơn như thế, lẽ sống cũng có sự vận động. Nếu ở tập Từ ấy, Tố Hữu khẳng định lí tưởng đẹp nhất của mỗi con người lúc đó là dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc thì từ tập Việt Bắc trở đi, nhà thơ nhấn mạnh mục đích cao cả của đời người là phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc và cũng là “Vì thiêng liêng giá trị Con Người - Vì mn đời

hoa lá xanh tươi”(Bài ca xuân 68). Thơ Tố Hữu không đi sâu vào cuộc sống

và những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: đó là tình cảm u lí

tưởng (Từ ấy), tình cảm kính u lãnh tụ (Sáng tháng Năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình qn dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vơ sản (Em bé Triều

Tiên)... Những tình cảm lớn lao ấy không chỉ được Tố Hữu mà cả Quang

Dũng cũng thể hiện sâu sắc. Nếu như bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng về thiên nhiên, con người trên mảnh đất miền Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến vào thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp, thì bài thơ Việt Bắc là nỗi nhớ da diết của nhà thơ Tố Hữu về thiên nhiên, con người ở vùng núi Việt Bắc suốt cả thời kì kháng chiến chống Pháp. Nếu như ở bài thơ Tây Tiến là những câu thơ tự do mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khống,

đậm đà chất lãng mạn thì ở bài thơ Việt Bắc là những câu thơ lục bát, giàu

tính dân tộc từ kết cấu, hình ảnh đến giọng điệu, ngơn ngữ. Vì thế, đến với bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là đến với một thế giới tâm tình đằm thắm ân nghĩa của kẻ ở, người đi, trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, giữa cán bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc, khi đất nước ta vừa chiến thắng giặc Pháp sau chín năm chiến đấu gian khổ. Dưới hình thức đối thoại giữa người ra đi và người ở lại, nhà thơ hóa thân vào hai nhân vật trữ tình để giãi bày nỗi nhớ về một vùng đất với nghĩa tình gắn bó thắm thiết và lịng biết ơn sâu nặng.Niềm vui trong bài thơ Việt Bắc không nhỏ bé, tầm thường mà là niềm vui lớn của cả

dân tộc. Đoạn trích nói riêng, bài thơ Việt Bắc nói chung ln tràn đầy cảm

hứng lãng mạn luôn hướng người đọc đến một tương lai tươi sáng, khơi gợi niềm vui, lòng tin tưởng, niềm say mê với con đường cách mạng, ca ngợi nghĩa tình cách mạng và con người cánh mạng.

Bám sát đời sống chính trị, cách mạng của đất nước, phản ánh những vấn đề có liên quan đến số phận của dân tộc - thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. Ơng coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, ln đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất tồn dân. Nhà thơ ít chú ý tới những diễn biến bình thường của đời sống mà thường tập trung khắc hoạ những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc – đó là cảnh xây dựng đất nước thật

vĩ đại, hào hùng (Bài ca mùa xuân 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận

chiến đấu vì độc lập, tự do (Chào xuân 67). Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc, chứ không phải cảm hứng thế sự - đời tư; nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng, chứ không phải vấn đề số phận cá nhân. Điều đó đã dẫn tới con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại - đó là anh vệ quốc quân trong bài Lên Tây Bắc, anh giải phóng quân trong bài Tiếng hát sang xuân, anh Nguyễn Văn Trỗi trong bài Hãy nhớ lấy lời tôi hay chị Trần Thị Lý trong bài Người con gái Việt Nam ...

Đáng chú ý là những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống đã được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, với nghĩa tình cách mạng cho nên thường hướng về đồng bào, đồng chí mà trị chuyện, nhắn nhủ, tâm sự:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

(Việt Bắc)

Nhưng không chỉ ở lời xưng hơ mà “tình thương mến đặc biệt trong thơ Tố Hữu là sự cảm hồ với người với cảnh...một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ” (Xn Diệu). Những lời tâm tình đó có cuội nguồn từ “chất Huế” của hồn thơ Tố Hữu, từ quan niệm của ông về mối giao cảm giữa nhà thơ và người đọc thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của một người đến với những người nào đó có sự cảm thơng chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình...” [2; tr 98].

Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. Thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là khuynh hướng hiện đại, đổi mới. Ơng đặc biệt thành cơng trong các thể thơ dân tộc như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn ...(Lượm, Việt Bắc, Nước non ngàn dặm,...). Tố Hữu thường sử

dụng những lối nói, cách diễn đạt, những phương thức chuyển nghĩa quen thuộc của thơ ca dân gian (Mình đi mình lại nhớ mình – Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...). Thơ ơng thường xuất hiện những ngôn từ giản

dị, những thi liệu truyền thống (Bầm ra ruộng cấy bầm run – Chân lội dưới

bùn, tay cấy mạ non...). Tố Hữu có biệt tài sử dụng từ láy, phối hợp âm thanh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 48 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)