Thực trạng dạy học đoạn trích Việt Bắccủa Tố Hữu trong chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 40 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.3. Thực trạng dạy học đoạn trích Việt Bắccủa Tố Hữu trong chương

trình Ngữ văn 12

1.2.3.1. Thuận lợi

Các em học sinh đã biết đến tác giả Tố Hữu qua một số bài thơ được học trong chương trình Trung học cơ sở như bài Lượm, bài Nhớ đồng, Từ ấy trong chương trình Trung học phổ thơng, lớp 11. Qua sách báo, qua thông tin đại chúng, các em cũng được biết về nhà thơ nổi tiếng với biết bao vần thơ đi vào quần chúng, đi vào lòng người. Đặc biệt những vần thơ trong bài Việt Bắc

theo thể lục bát gần gũi với ca dao, sử dụng cách xưng hơ ta – mình, nhiều thành ngữ dân gian, ngôn ngữ đời thường, biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, đối… khiến các em học sinh dễ đọc, dễ hiểu. Cho nên, giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc khơng có khoảng cách q lớn về mặt ngơn ngữ, tư duy nghệ thuật, hoàn cảnh và mơi trường sống. Đó là mặt thuận lợi để các em học đoạn trích Việt Bắc.

Phương pháp dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người khơi gợi, hướng dẫn, cịn chính các em là người chủ động tìm tịi, chủ động tìm hiểu tác phẩm. Giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy học đoạn trích theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm để các em có hướng tiếp cận mới mẻ, sâu sắc vấn đề. Đây là cách tạo ra kích thích mạnh mẽ, làm tăng hứng thú dạy học, tiếp nhận của học sinh.

Đối với học sinh: kiến thức về thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm còn rất mơ hồ. Các em hiểu về một tác giả chỉ thông qua cuộc đời, sự nghiệp mà ít đi sâu vào thi pháp tác giả. Phân tích về một tác phẩm, một bài thơ, đa số các em đi tìm hiểu về nội dung trước rồi mới đến nghệ thuật và hiểu nghệ thuật một cách chung chung sẽ không thấy hết những ngụ ý mà tác giả gửi gắm.Vì vậy, hướng học sinh khai thác đoạn trích Việt Bắc theo hướng tiếp

cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm là chìa khóa giúp các em đi sâu hơn về cảm hứng nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, tứ thơ, kết cấu … Từ đó, các em có thể áp dụng vào bất kì tác phẩm nào trong chương trình học của mình, mở ra những cơ hội mới để các em chiếm lĩnh tác phẩm một cách sâu sắc và cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống xung quanh.

Đối với giáo viên: dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm là con đường quan trọng để hình thành những cách khai thác nhiều tác phẩm văn học khác nhau. Giáo viên sẽ biết bám sát các đặc điểm về thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm để khai thác hết sức mạnh của nó. Tuy nhiên, mỗi tác giả, tác phẩm những đặc điểm này có thể khác nhau đơi chút, giáo viên có thể tùy từng bài mà đi sâu, khám phá hết chiều sâu của các tác phẩm ấy.

1.2.3.2. Khó khăn

Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Vì thế, nó đã có lối mịn trong giảng dạy bằng phương pháp cũ,chủ yếu dạy theo các phương pháp truyền thống, phân tích bài thơ, đọan trích theo từng đoạn thơ, khổ thơ tức phân tích theo cách bổ ngang, hoặc đi từ nội dung đến nghệ thuật. Đa số giáo viên vẫn giảng dạy theo các cách này với bất kì bài thơ nào bởi theo họ phân tích theo từng đoạn thơ, khổ thơ sẽ giúp học sinh dễ dàng theo dõi bài học, khơng bị bỏ sót ý, thừa ý, thiếu ý. Điều này khiến cho giáo viên và học sinh chưa chú trọng về những kiến thức thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong đoạn trích. Các em sẽ khơng được làm quen với các kiến thức này.

Toàn bộ tác phẩm có dung lượng dài, chỉ tính riêng đoạn trích trong sách giáo khoa cũng có đến 90 câu thơ nên bên cạnh việc nắm bắt các vấn đề cốt lõi, GV khai thác không sâu rộng thì sẽ dễ phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm và trượt khỏi ý đồ của tác giả.

Các rào cản về tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu thẩm mĩ, thời đại… Học sinh ở lứa tuổi 9X sinh ra trong thời bình nên các em khơng phải chứng kiến chiến tranh, các cuộc chia tay như trong bàinên khó có thể hiểu hết tình cảm gắn bó giữa cán bộ kháng chiến với đồng bào miền xuôi cho dù các em có tưởng tượng, nhập vai vào nhân vật.Hơn nữa, học sinh phổ thơng hiện nay cịn thờ ơ, ít đọc thơ, khơng có thói quen chủ động, khám phá, tìm hiểu bài học. Số lượng các em có sổ tay văn học để chép những bài thơ, bài văn mình u thích chắc khơng có là bao. Các em chỉ học thuộc được những bài có trong chương trình học đã là chăm chỉ. Thậm chí, có những học sinh còn nhầm lẫn giữa bài thơ này với bài thơ khác. Bởi các em chủ yếu lựa chọn các môn học thời thượng như Tốn, Lí, Hóa, Ngoại ngữ… mà dần rời xa mơn Ngữ văn. Vì thế, đơi khi cái nhìn của các em về tác phẩm cịn lệch lạc, thậm chí sai kiến thức cơ bản. Đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu cũng không phải là ngoại lệ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên và học sinh chưa có hướng tiếp cận thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm.

1.2.3.2.1. Kết quả khảo sát từ giáo viên

Bảng 1: Tổng hợp 06 giáo viên của trường THPT Hoài Đức A, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

STT Câu hỏi Phân loại Kết quả

1

GV có dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo hướng tiếp

cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

37,5% 50% 12,5%

pháp này?

3 Nhận xét của giáo viên khi sử dụng phương pháp này?

Hiệu quả cao Bình thường Khơng có hiệu quả 25% 50% 25%

4 Thời gian dạy theo phương pháp này?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

37,5% 50% 12,5% 5 Nguyện vọng muốn biết sâu sắc

về phương pháp này?

Muốn biết Khơng biết

100% 0%

6 GV thích dạy theo phương pháp này? Thích dạy Bình thường Khơng thích 37,5% 50% 12,5%

Qua quá trình khảo sát kết hợp với việc giảng dạy trên lớp của giáo viên, có thể thấy từ khâu chuẩn bị bài đến dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; các thầy cô đã thực hiện nghiêm túc quy trình giảng dạy nên khám phá được phần nào giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên thường tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo đúng các bước của một giờ lên lớp. Tuy nhiên, việc dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm mới chỉ được thực hiện ở một số giờ học. Có nhiều giờ học, giáo viên quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng – bình, truyền thụ kiến thức…mà chưa chú ý tới hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. Các giờ học chủ yếu diễn ra theo phương pháp đàm thoại một chiều: thầy hỏi – trò trả lời; chưa có hướng trị hỏi thầy, trị hỏi trị. Các hoạt động trao đổi, thảo luận giữa các nhóm học sinh với nhau nếu có cũng chỉ là hình thức.

Nhìn chung, qua một số ý kiến của các thầy cơ trực tiếp đứng lớp, có thể nhận thấy một thực trạng còn tồn tại như sau: giáo viên mới chỉ chú trọng khai thác nội dung mà không xuất phát từ hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm khiến học sinh hiểu tác phẩm chưa có chiều sâu; mới chỉ có số ít giáo viên có thói quen cho học sinh sưu tầm các tác phẩm cùng thể loại cũng như các tác phẩm cùng đề tài của nhiều tác giả khác nhau để mở rộng sự hiểu biết và nắm vững bài học nhờ sự so sánh, liên tưởng. Một số thầy cơ cịn cho rằng: sau khi học xong học sinh chỉ cần nhớ tác phẩm hoặc đoạn trích là tốt, vì thế khi giảng chỉ cần giảng ý chính, học sinh hiểu là thành công rồi; cũng có thầy cơ lại khẳng định: cái đích của việc học văn là rèn kĩ năng viết văn cho học sinh để đi thi học sinh đạt điểm cao là được; rất ít giờ dạy học sinh được tự do suy nghĩ, phát biểu quan điểm của cá nhân mình, giáo viên thường áp đặt học sinh nói, nghĩ theo những gì mình đã định sẵn; nhiều giáo viên nặng về phần bình khiến học sinh khơng phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh nhưng cũng có giáo viên lại chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà xem nhẹ phần bình làm cho giờ học trở nên khô khan, năng lực cảm thụ cái đẹp của tác phẩm đối với học sinh chưa đúng mức.

Những phân tích trên cho thấy, giáo viên cần chú trọng, đi sâu hơn vào hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong các tác phẩm văn chương để học sinh làm quen và hiểu sâu hơn hướng khai thác này.

1.2.3.2.2. Kết quả khảo sát từ học sinh

Bảng 2: Tổng hợp 90 phiếu của học sinh trường THPT Hoài Đức A

STT Câu hỏi Phân loại Kết quả

1

Em đã được học đoạn trích Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu chưa?

Được học Chưa được học

100%

2

Em suy nghĩ như thế nào khi học đoạn trích

Việt Bắc của Tố Hữu ?

Thích Khơng thích Bình thường 32% 23% 45%

3

Trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu, em

thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?

“Tiếng ai….hơm nay” “Mình đi … cây đa” “Nhớ gì …suối xa” “Ta về…thuỷ chung” “Những đường…núi Hồng” 25% 14% 10% 35% 16% 4 Em hiểu thế nào là nhân vật trữ tình trong bài thơ và hãy tìm nhân vật trữ tình trong đoạn trích Việt Bắc? Hiểu Không hiểu Hiểu mơ hồ 30% 20% 50% 5

Em hãy cho biết phong cách thơ Tố Hữu ? Hiểu Không hiểu Hiểu mơ hồ 15% 20% 65%

Cùng với khảo sát bằng phiếu, chúng tôi cũng đã dự một số giờ dạy học thơ Tố Hữu thuộc địa bàn khảo sát và cũng có được những suy nghĩ về tình hìnhhọc tập của học sinh. Các em đã hiểu bài, hiểu được giá trị nội dung của các tác phẩm qua việc khám phá những yếu tố nghệ thuật đặc sắc với sự hướng dẫn của giáo viên. Chúng tơi cịn đưa ra một số câu hỏi như: Em có cảm nhận như thế nào khi học thơ Tố Hữu? Em thấy những bài thơ của Tố Hữu trong chương trình Sách giáo khoa lớp 12 có khó học hơn so với các bài thơ của các nhà thơ khác không? Thật bất ngờ khi chúng tơi nhận được câu trả lời của các em đó là: Nội dung thơ Tố Hữu thường viết về Đảng, Bác Hồ, Cách mạng. Nghệ thuật thơ Tố Hữu về thể thơ lục bát, gần với ca dao, có vần điệu, dễ đọc, dễ nhớ… còn các yếu tố về tứ thơ, nhân vật trữ tình, hình tượng nhân vật trữ tình, ngơn ngữ, kết cấu… thường khơng được các em nhắc đến. So với các bài thơ khác, thơ Tố Hữu dễ học hơn nhưng đa số các bài thơ như

chuẩn bị bài ở nhà của các em còn hạn chế, các em chủ yếu đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ít nên việc học tập theo phương pháp này cịn gặp nhiều khó khăn.

Với kết quả khảo sát như trên, chúng tôi nhận thấy việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu nói riêng thực sự

chưa tạo niềm hứng thú, say mê cho học sinh. Các em đón nhận tác phẩm một cách hời hợt, thiếu khoa học, chưa tương xứng với những thành tựu thơ ca mà Tố Hữu đã để lại cho nền văn học dân tộc. Đây chính là hạn chế của việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường kéo dài nhiều năm qua nhưng chưa có biện pháp thay đổi.

Để cải thiện tình trạng đó, sách giáo khoa Ngữ văn được biên soạn chú trọng nhiều hơn vào thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm nhằm trang bị những tri thức sơ giản về thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong việc tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm. Được hướng dẫn tìm hiểu theo cách này học sinh sẽ có nhiều cơ hội khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Trên cơ sở đó, các em sẽ có năng lực tiếp nhận độc lập một tác phẩm văn học bất kì trong và ngồi nhà trường. Muốn vậy, người giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học hữu hiệu để giúp học sinh nắm chắc kiến thức về thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm nói chung và qua đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu nói riêng. Khi nắm chắc kiến thức học sinh mới có hứng thú tiếp nhận văn bản, yêu mến mơn Ngữ văn và u mến vốn văn hố tinh thần của dân tộc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu vấn đề thi pháp để thấy sự khác biệt của thi pháp học cổ điển và thi pháp học hiện đại. Các bình diện của thi pháp học hiện đại rất phong phú. Đi sâu vào đề tài này giúp ta hiểu chi tiết hơn, cụ thể hơn về tứ thơ, nhân vật trữ tình, hình tượng trữ tình… Chúng khơng xa lạ gì với học sinh cũng như giáo viên dạy Ngữ văn nhưng từ trước đến nay, theo thói quen vấn đề thi pháp chỉ được nói sau nội dung bài học, từ nội dung mà rút ra những nét nghệ thuật hay chúng chỉ được coi là phần phụ trong các bài đọc văn. Điều này chứng tỏ việc vận dụng thi pháp trong dạy học ở trường phổ thơng cịn nhiều hạn chế. Bởi tài liệu tham khảo quá ít, giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm có vai trị quan trọng trong q trình nghiên cứu đặc biệt là dạy học đoạn trích

CHƯƠNG 2

ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH

VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU THEO HƯỚNG TIẾP CẬN

THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích việt bắc của tố hữu (ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)