- Môi trường văn hóa, xã hộ
(Nguồn: Sở thông tin truyền thông Sơn La)
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 3G CỦA CHI NHÁNH VIETTEL SƠN LA
DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 3G CỦA CHI NHÁNH VIETTEL SƠN LA 4.1. Phương hướng phát triển của Tập đoàn, Chi nhánh trong những năm tới
4.1.1. Phân tích chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Chi nhánh Viettel Sơn La
4.1.1.1. Điểm mạnh
Có vùng phủ song rộng nhất trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đến cuối năm 2012 Viettel Sơn La có hơn 411 trạm phát sóng 2G và 326 trạm 3G đã phủ sóng đến cả khu biên giới vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện cho người dân miền núi được tiếp cận nhanh nhất với nguồn thông tin. Viettel là nhà cung cấp duy nhất có thể phủ sóng tới mọi vùng miền tổ quốc. Ngoài việc đảm bảo hạ tầng mạng lưới phục vụ cho công tác kinh doanh. Viettel còn đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Viettel Sơn La là đơn vị chiếm thị phần mạng di động, và 3G lớn nhất(Theo biểu đồ đã trình bày ở phần trên). Với thị phần trên 50% có thể nói Viettel đã chiếm ưu thế vượt trội hơn các nhà cung cấp khác trong lĩnh vực viễn thông tại Sơn La.
Là đơn vị có giá cước cạnh tranh nhất theo từng gói sản phẩm. Những gói cước của Viettel thật sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng như gói cước Tomato, Economy, Happ Zone, Sinh viên, dân tộc, Dcom… đều là gói cước khác biệt mà không một doanh nghiệp viễn thông nào có.
Viettel Sơn La là đơn vị phụ thuộc của Tập đoàn viễn thông Quân đội, là doanh nghiệp nhà nước sở hữu nguồn vốn lớn, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống lực lượng thông tin quân đội với mạng lưới rộng khắp và luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ, chính quyền địa phương. Không những vạy hoạt động tài chính của Viettel rất lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật ổn định, có trình độ chuyên môn cao, trẻ, năng động nhiệt tình, sáng tạo và có tính kỷ luật cao.
Viettel Sơn La kế thừa truyền thống, văn hóa của Tập đoàn viễn thông Quân đội xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đoàn kết, gắn bó, ý thức kỷ luật cao. Có khả năng khắc phục khó khăn và đề xuất giải pháp sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4.1.1.2. Điểm yếu
Điểm yếu nhất của Viettel Sơn La so với các đối thủ là Viettel Sơn La là đơn vị phụ thuộc, mang nét đặc thù của Quân đội. Trong quá trình hoạt động mọi chủ trương, chính sách đều phải theo sự thống nhất từ Tập đoàn, không chủ động và khả năng linh hoạt không cao. Điều hành quản trị sản xuất kinh doanh bị tác động bởi nhiều yếu tố không vì kinh doanh như quốc phòng, an ninh…
Do phát triển nhanh, nhân sự tăng cao, mạng lưới rộng khắp do đó chất lượng dịch vụ tiếp xúc với khách hàng còn hạn chế chưa thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mức độ chuyên nghiệp chưa cao, trình độ đào tạo còn hạn chế. Ngoài yếu tố về con người thì do cũng do phát triển nhan nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng không thể hoàn thiện ngay nên cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do đó khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ chưa cao.
Khách hàng trung thành ít, do ra đời sau cùng với sự phát triển nhanh kể cả bằng các chính sách giá, gói sản phẩm hấp dẫn nên số thuê bao thay đổi theo các chính sách giá.
Cũng do sự phát triển nhanh nên nguồn nhân lực chưa được đào tạo bải bản. Các nhân sự quản lý thường xuyên luân chuyển nên thời gian để xâm nhập và ổn định cho kinh doanh là ngắn, không có chiến lược kinh doanh dài hạn tại địa phương. Với phong cách người lính nhanh và mạnh tuy nhiên chính vì sự tự tin đó rất dễ gặp thất bại nếu chưa có sự nghiên cứu kỹ về thị trường.
Ngoài ra dù được đầu tư và mở rộng nhưng quy mô mạng lưới nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, còn thiếu đồng bộ dẫn đến những khó khăn trong vận hành, quản lý. Cùng với việc mở rộng quy mô, luôn có sự thay đổi về mô hình tổ chức, nhân sự tăng cao nhưng năng suất lao động tăng chưa tương xứng.
4.1.1.3. Cơ hội
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên được kế thừa và phát triển những tinh hoa của thế giới về lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Chính vì vậy sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm và dịch vụ có giá trị đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, mức thu nhập được cải thiện hơn rất nhiều chính vì vậy nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng hay đồng nghĩa với việc người dân có nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin cao hơn. Đây là cơ hội lớn cho Viettel Sơn La. Thị trường viễn thông còn rất nhiều khoảng trống chưa được khai thác cùng với sự tăng lên chóng mặt về nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin.
Hiện trên thị trường viễn thông Sơn La vẫn chỉ có 3 nhà cung cấp dịch vụ chính, do vậy áp lực về cạnh tranh chưa cao. Còn rất nhiều khả năng mở rộng thị trường và thị phần.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin cho ra đời nhiều loại thiết bị hỗ trợ cho lĩnh vực viễn thông, như máy điện thoại Smartphone giá rẻ có thể sử dụng được các loại dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ 3G. Thúc đẩy việc mở rộng thị trường để kinh doanh các sản phẩm dịch vụ cũng như kinh doanh thiết bị đầu cuối.
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có một trường Đại học, hai trường Cao đẳng, ba trường trung cấp cùng với nhiều trường trung học phổ thông, cơ sở. Lượng sinh viên, học sinh ngày càng gia tăng và là người đi đầu trong sử dụng các dịch vụ viễn thông và thông tin. Tương lai của sự phát triển đất nước do đó cũng là cơ hội cho sự phát triển của Viettel Sơn La.
Lợi thế là sự phát triển nhanh, mạng lưới rộng khắp, chất lượng mạng ngày càng được nâng lên Viettel Sơn La có rất nhiều cơ hội cho phát triển tại các thị trường nông thôn, thị trường ngách.
Hệ thống pháp luật kinh doanh nói chung còn thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ, cơ sở pháp lý cho các hoạt động viễn thông còn lỏng lẻo, chưa thống nhất.
Thị trường viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các nhà cung cấp dịch vụ khác như MobiFone, Vinaphone, …Cùng với đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng tài chính dồi dào, kinh nghiệm cao, sẵn sàng dùng các chính sách hạ giá cước, ưu thế về công nghệ để cạnh tranh với các đối thủ.
Sơn La là tỉnh miền núi còn khó khăn về phát triển kinh tế, mặt khác là tỉnh có rất nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều nét văn hóa khác nhau. Thành phần chủ yếu là công chức, học sinh, sinh viên và những người làm trồng trọt. Rất ít những nhà máy, doanh nghiệp hoạt động. Do vậy về thu nhập không cao, văn hóa đa dạng nên đây cũng là thách thức của Viettel trong việc đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ để phục vụ kinh doanh.
Công tác đầu tư chưa được đồng bộ vẫn phải khắc phục sửa chữa nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng còn chưa được chú trọng, chuyên nghiệp còn để xảy ra nhiều khiếu nại.
Sự suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu về sử dụng các dịch vụ, các sản phẩm thay thế như Internet cố định cũng có nhu cầu sử dụng cao, công nghệ 3,5G và 4G.
Tổng hợp lại ta có ma trận SWOT như sau:
Bảng 4.1: Ma trận SWOT về Viettel Sơn La
Điểm mạnh(Strengths) Điểm yếu(Weakness)
- Mạng lưới và diện tích phủ sóng, khả năng đáp ứng - Thị phần lớn - Tài chính có tiểm lực lớn - Uy tín, thương hiệu - Chính sách giá, sản phẩm dịch vụ cạnh tranh
- Cơ cấu tổ chức quản lý phụ thuộc, làm nhiệm quốc phòng, an ninh
- Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều và chưa cao
- Khách hàng trung thành thấp so với đối thủ
- Nguồn nhân lực đông phát triển nhanh chưa đáp ứng yêu cầu công việc
- GDP tăng trưởng cao liên tục trên 6% trong 10 năm.
- Chính trị ổn định, pháp luật về viễn thông, cạnh tranh dần hoàn thiện
- Chính sách về công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển
- Nhà cung cấp còn ít
- Dân số đông, trẻ, nhiều trí thức
- Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà cung cấp
- Kinh tế khó khăn, đa dân tộc, văn hóa - Áp lực khách hàng chuyển sang dùng dịch vụ nhà cung cấp khác
- Đối thủ gia nhập, hội nhập quốc tế trên thị trường viễn thông
- Sản phẩm thay thế dịch vụ 3G (Internet cố định, 3,5G, 4G)
4.1.2.Các dự báo về thị trường dịch vụ viễn thông 3G tại Sơn La
Kết thúc năm 2010, toàn Sơn La đã có tới hơn 1,5 triệu thuê bao di động thuộc 5 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau bao gồm: Vinaphone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline. Tuy nhiên, chiếm tới hơn 60% thị phần di động thuộc về ba nhà cung cấp là Vinaphone, Mobile, MobiFone và Viettel. Số còn lại là của các nhà cung cấp nhỏ: EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline. Với việc phân chia thị phần như vậy nhiều người nhận định vị thế của các mạng di động tại Sơn La đã được xác định khá rõ ràng.
Trong năm 2011, việc rút lui của EVN Telecom như một lời cảnh báo đối với các doanh nghiệp về một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Nhiều dự báo cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam trong năm 2010 tiếp xu thế sáp nhập, giải thể. Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa để có được một thị trường viễn thông thực sự cạnh tranh.
Năm 2011 là thời điểm mà thị trường viễn thông bắt đầu vào giai đoạn bão hòa, không còn nhiều cơ hội cho việc phát triển thuê bao mới. Những năm tới các nhà cung cấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp gìn giữ khách hàng cũng như mở rộng phát triển tận dụng triệt để nguồn tài nguyên. Để làm được viễc đó các nhà cung cấp cần đầu tư phát triển theo chiều sâu, cần tập trung hơn cho việc khẳng định thương hiệu bằng chất lượng và các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ nội dung.
Tại Sơn La thị trường viễn thông 3G đang có 3 nhà cung cấp có thị phần lớn, đa số. Tuy nhiên cơ hội phát triển mới và gìn giữ khách hàng vẫn còn rất lớn, bởi vì các thuê bao 3G có thể phát triển trên các thuê bao có sẵn và thị trường Sơn La đang còn cơ hội mở rộng tới vùng nông thôn, Sơn La đang trên đà phát triển GDP ngày càng tăng, dân trí được nâng cao, ngày càng gia tăng các doanh nghiệp đặc biệt Sơn La có rất nhiều tiềm năng cho phát triển dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí. Đây chính là cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để mở rộng và phát triển, đặc biệt phát triển Internet di động và các dịch vụ giá trị gia tăng, nội dung trên nền 3G để khai thác triệt để nguồn tài nguyên sẵn có.
Dự kiến mức tiêu dùng bình quân tháng dịch vụ viễn thông và các dịch vụ giá trị gia tăng từ 100.000đ năm 2015, 150.000đ năm 2020, 200.000đ năm 2025.
Mức tiêu dùng tiền dịch vụ viễn thông bình quân tháng tốc độ tăng hàng năm từ 10-50%. Dự báo dịch vụ 3G tăng 30%
Bảng 4.2: Dự báo số lượng thuê bao dịch vụ viễn thông 3G tại Sơn La đến 2025
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025
1 Dịch vụ Mobi TV Thuê bao 18.968 47.419 85.354
2 Dịch vụ Imuzik 3G Thuê bao 33.390 83.475 150.255
3 Dịch vụ Imail Thuê bao 17.550 43.875 78.975
4 Dịch vụ Mobile Internet Thuê bao 52.448 131.119 236.014
5 Dịch vụ Game Thuê bao 33.413 83.531 150.356
6 Dịch vụ Video call Thuê bao 7.965 19.913 35.843
7 Dịch vụ D-com 3G Thuê bao 16.875 42.188 75.938
(Nguồn: Học viên tự tổng hợp từ số liệu của Sở Thông tin - Truyền thông)
Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu tiêu dùng dịch vụ viễn thông 3G tại Sơn La đến 2025
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025
1 Dịch vụ Mobi TV Nghìn đồng/tháng/TB 100 150 180 2 Dịch vụ Imuzik 3G Nghìn đồng/tháng/TB 80 120 144
3 Dịch vụ Imail Nghìn đồng/tháng/TB 20 30 36
Internet
5 Dịch vụ Game Nghìn đồng/tháng/TB 80 120 144
6 Dịch vụ Video call Nghìn đồng/tháng/TB 60 90 108 7 Dịch vụ D-com 3G Nghìn đồng/tháng/TB 100 150 180
(Nguồn: Học viên tự tổng hợp từ số liệu của Sở Thông tin - Truyền thông)
Để đạt được mục tiêu chiến lược là mở rộng thị trường đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng tại Sơn La thì Viettel Sơn La phải:
Đảm bảo hạ tầng mạng lưới, kịp thời cập nhật công nghệ hiện đại nhất của thế giới.
Coi trọng chất lượng và giá thành sản phẩm. Đó là điểm mấu chốt để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và cạnh tranh được trên thị trường.
Tiếp tục phủ sóng khu vực vùng sâu, vùng xa để phát triển thuê bao và khai thác triệt để khu vực đã được phủ sóng.
Đa dạng hóa sản phẩm, các tính năng sản phẩm phải phổ thông dễ sử dụng có sức hút đối với khách hàng.
Đào tạo đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư giỏi để tiếp thu công nghệ mới của thế giới. Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện để duy trì thương hiệu và gìn giữ thuê bao.
4.1.3. Mục tiêu của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, Chi nhánh Viettel Sơn La trong những năm sắp tới
Mục tiêu của Tập đoàn
Theo định hướng phát triển đến năm 2015, Viettel không chỉ muốn khẳng định vị thế chủ đạo quốc gia về viễn thông và công nghệ thông tin, mà còn khát vọng trở thành tập đoàn đa quốc gia, nằm trong tốp 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu đến năm 2015 khoảng 200.000-250.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng từ 15-17%/năm. Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn trong năm tới hướng vào 3 lĩnh vực chính: Viễn thông(trong nước và ngoài nước) chiếm 70%; Sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông; Đầu tư bất động sản.
Mục tiêu của Chi nhánh
Cùng với sự phát triển của Tập đoàn viễn thông Quân đội, Chi nhánh Viettel Sơn La là đơn vị phụ thuộc đóng góp vào sự phát triển chung của toàn Tập đoàn. Viettel Sơn La phấn đấu chiếm 60% thị phần viễn thông trên địa bàn tỉnh Sơn La. Doanh thu đến năm 2015 dự kiến 800 tỷ đồng, thuê bao di động hướng tới năm 2015 là 700.000 TB, trong đó 3G chiếm 200.000 TB.
Để đạt được những mục tiêu đề ra Viettel Sơn La đã xây dựng phương hướng cho sự phát triển của mình đáp ứng nhu cầu thời đại mới:
Giữ vững và phát triển thị phần dịch vụ thông tin di động và mở rộng kinh doanh thị trường 3G kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu.
Nâng cao chất lượng an toàn, hiệu quả, sử dụng khai thác triệt để nguồn tài nguyên mạng lưới hiện có, đồng thời mở rộng các dự án phát triển trọng điểm.
Không ngừng nâng cao phát triển kinh doanh các dịch vụ hiện có, dịch vụ có tỷ trọng doanh thu cao, tiếp tục hoàn thiện phương án kinh doanh và chính thức đưa vào khai thác các dịch vụ mới.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện chính sách giá cước, phương thức thanh toán cước với khách hàng có mức tiêu dùng lớn, với các dịch vụ có tính cạnh tranh cao, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kinh doanh, phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng đủ mạnh. Cải tổ bộ máy kinh doanh theo hướng năng động hơn, tăng tính chuyên nghiệp và chịu