- Môi trường văn hóa, xã hộ
3.2. Đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh có ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
trường tiêu thụ sản phẩm
3.2.1. Đặc điểm về thị trường
Viettel đã phủ song và kinh doanh trên toàn quốc đến tận cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Sơn La là thị trường tiềm năng, thị trường Sơn La luôn phát triển được khoảng 55-60% khối lượng khách hàng so với các tỉnh còn lại chiếm khoảng 40% khối lượng khách hàng của Viettel theo kế hoạch Tập đoàn giao. Trên cơ sở tập trung vào thị trường Sơn La, Vietel Sơn La đã phát triển một mạng lưới kênh phân phối rộng khắp gồm có 13 cửa hàng, 24 Đại lý, hơn 1.256 điểm bán lẻ, 510 điểm đăng ký thông tin, 223 cộng tác viên trải khắp 11 huyện.
Trong thời gian qua tình hình cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam khá quyết liệt mà đặc điểm của thị trường này là đa dạng và phong phú, không những có nhà cung cấp trong nước mà còn có cả nhà cung cấp nước ngoài, sự thay
đổi nhu cầu của khách hàng hiện nay thì liên tục đòi hỏi sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhiều tiện ích. Do đó để đáp ứng được nhu cầu, Viettel đã không ngừng phát triển, tìm tòi những yếu tố mới lạ.
Thị trường các tỉnh Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung hiện có mức sử dụng dịch vụ viễn thông bình quân ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Cụ thể, mức sử dụng dịch vụ viễn thông đầu người của Việt Nam năm 2008- 2010 ở mức 140,3 triệu thuê bao trong đó di động chiếm 82%, mật độ điện thoại đạt 164,3 máy/100 dân. Vậy nên, thị trường viễn thông tỉnh Sơn La còn nhiều cơ hội để có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa trong những năm tới.
Bên cạnh đó, quy mô dân số Sơn La khá lớn với 1,1 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ. Các nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng dịch vụ viễn thông của người Việt Nam nói chung và người Tây Bắc nói riêng cũng chỉ ra rằng 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng điện thoại để kết nối Internet; dân cư khu vực thành thị cũng có xu hướng sử dụng nhiều hơn trong khi tỷ lệ dân cư thành thị ở Sơn La trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng do quá trình công nghiệp hóa đất nước. Mức thu nhập bình quân đầu người đang tăng trưởng nhanh và ổn định. Mức chi tiêu cho sử dụng dịch vụ sẽ tăng lên cùng với mức tăng thu nhập bình quân đầu người. Theo dự báo của BMI[5], trong vòng 5 năm tới thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng với mức trung bình là 8%/năm.
Thêm vào đó, việc sở hữu một thương hiệu mạnh, rất có uy tín trong ngành viễn thông như Viettel sẽ mở ra cho Viettel Sơn La nhiều cơ hội gia tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận tại Sơn La. Do đó, Viettel Sơn La cần thực hiện đồng bộ các chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh và hoàn toàn có khả năng chiếm được nhiều ưu thế trong hoạt động mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông 3G tại Sơn La.
3.2.2. Đặc điểm tình hình lao động của Chi nhánh
Do những yêu cầu đặc thù của sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông nên vấn đề lao động của Viettel có đặc điểm nổi bật là số lao động lớn và có xu hướng tăng lên hàng năm theo quy mô của doanh nghiệp. Do đó vấn đề quản lý lao động một cách hiệu quả là rất quan trọng của ban lãnh đạo Viettel Sơn La.
việc bán hàng, vận hành khai thác, kỹ thuật. Các lao động nữ được bố trí vào các công việc như quản lý, trực giao dịch, đòi hỏi khả năng chịu đựng bền bỉ.
Trong cơ cấu lao động của Viettel Sơn La cũng đã xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa bộ phận trực tiếp và bộ phận quản lý, kinh doanh.
Bộ phận kinh doanh chỉ chiếm 7/10 trong cơ cấu lao động. Số lượng lao động của Viettel Sơn La cũng tăng trong từng năm. Điều đó khẳng định Viettel phát triển nhanh cần nhiều lao động hơn.
Người lao động được tạo điều kiện nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên môn; an toàn lao động. Cán bộ quản lý, kỹ thuật hầu hết có trình độ đại học, đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển của Viettel Sơn La nói chung và công tác mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ 3G của chi nhánh nói riêng.
Số lượng người lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp của Viettel Sơn La tăng đều qua các năm, người lao động thường xuyên được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng quản lý đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung cho toàn doanh nghiệp. Hiện nay Vietel Sơn La, số người có trình độ đại học là hơn 70 người, cao đẳng 50 người, trung cấp khoảng hơn 41 người, còn lại là trường nghề 20 người. Ngoài lực lượng lao động trong biên chế Viettel Sơn La còn có đội ngũ cộng tác viên hùng hậu với 41 lao động là công nhân kỹ thuật đội, bảo vệ tạp vụ và hơn 230 lao động tại tuyến xã, bản. Lực lượng nhân viên làm công tác nghiên cứu thị trường và nghiên cứu phát triển sản phẩm còn rất thiếu về nhân lực.
Bảng 3.1: Tổng hợp lao động của Viettel Sơn La năm 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh %
Số lượng cấuCơ Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 2010/2011(▲) 2012/2011(▲) BQ
(Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)
Tổng số lao động 166 100 190 100 181 100 14,46 -4,74 4,86
I. Theo tiêu chuẩn lao động
1. Lao động trực tiếp 129 77,71 152 80,00 150 82,87 17,83 -1,32 8,26
2. Lao động gián tiếp 37 22,29 40 21,05 31 17,13 8,11 -22,5 -7,20
II. Theo trình độ lao động
1. Đại học 52 31,33 58 30,53 70 38.67 11,54 20,69 16,11
2. Cao đẳng 55 33,13 64 33,68 50 27,62 16,36 -21,88 -2,76
3. Trung cấp 45 27,11 50 26,32 41 22,65 11,11 18,00 -3,44
4. Công nhân 14 8,43 18 9,47 20 11,05 28,57 11,11 19,84
3.2.3. Đặc điểm tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Chi nhánh
Về khả năng tài chính
Khả năng tài chính của Viettel Sơn La tương đối lớn mạnh đặc biệt khi có sự hậu thuẫn của Tập đoàn. Tổng tài sản của Viettel Sơn La năm 2012 là 42.912 triệu đồng. Chỉ tiêu về hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, lượng tồn kho được kiểm soát tốt, cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của Viettel Sơn La tương đối tốt. Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 và có xu hướng tăng dần qua các năm, cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của Viettel Sơn La được kiểm soát tốt và đây là tín hiệu tốt cho đầu tư. Khả năng tự chủ về tài chính và khả năng thanh toán của Viettel Sơn La cũng được đảm bảo với các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hợp lý.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tài chính của Viettel Sơn La
Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm
Tính 2008 2009 2010 2011 2012
1. Vốn điều lệ Triệu vnđ
2. Tổng tài sản Triệu vnđ 10.346 17.243 68.694 42.155 42.912 3. Khả năng thanh toán
- Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 2,50 4,49 3,82 1,90 1,34 - Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,43 1,13 1,84 1,55 1,21 4. Cơ cấu vốn - Hệ số nợ / Tổng tài sản Lần 0,20 0,21 0,27 0,43 0,44 - Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu Lần
(Bản cáo tài chính của Viettel Sơn La năm 2008-2012)
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Sơn La
Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông đóng vai trò là kênh tạo nguồn thu chủ yếu cho Viettel Sơn La. Ngoài kinh doanh lĩnh vực viễn thông, Viettel còn kinh doanh đi kèm là các thiết bị đầu cuối vừa tạo ra nguồn thu vừa đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Sơn La năm 2008-2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2008Năm 2009Năm Năm 2010 2011Năm Năm 2012
So sánh % 2009/2008
(▲) 2010/2009(▲) 2011/2010(▲) 2012/2011(▲) BQ
1. Tổng tài sản 10.346 17.243 68.694 42.155 42.912 66,67 298,39 -38,63 1,80 82,05 2. Doanh thu thuần 141.606 201.081 265.427 322.214 361.620 42,00 32,00 21,39 12,23 26,91 3. Doanh thu từ hoạt
động tài chính
4. Giá vốn hàng bán 34.318 48.389 65.809 86.817 98.918 41,00 36,00 31,92 13,94 30,72 5. Chi phí bán hàng 5.417 8.125 12.188 14.378 11.596 50,00 50,00 17,97 -19,35 24,65 6. Chi phí quản lý
doanh nghiệp 12 14 14 16 36 16,67 14,29 125,00 38,99
7. Lợi nhuận kế toán
trước thuế 101.859 144.553 187.416 221.003 251.070 41,91 29,65 17,92 13,60 25,77
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp
9. Lợi nhuận kế toán
sau thuế 101.859 144.553 187.416 221.003 251.070 41,91 29,65 17,92 13,60 25,77
Doanh thu thuần của Viettel năm 2012 tăng 155,37% so với năm 2008, nhưng tỷ lệ Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần giảm từ 75,76% năm 2008 xuống 72,65% năm 2012 là do Viettel Sơn La phát triển nhanh và đạt doanh thu cao đồng thời giá vốn hàng bán tăng. Trong giai đoạn năm 2008 - 2012, Viettel Sơn La đã từng bước phát triển hạ tầng mạng lưới, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần di động trên địa bàn. Chính yếu tố này đã góp phần giúp Viettel Sơn La tăng doanh thu khá cao trong năm 2008-2012.
Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 của Viettel Sơn La chỉ đạt xấp xỉ 102 tỷ đồng là do Viettel Sơn La đang trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới. Lợi nhuận kế toán trước thuế qua các năm tăng cao lúc này Viettel Sơn La đang phát triển mạnh với số lượng khách hàng tăng nhanh nên thúc đẩy tăng doanh thu, bên cạnh đó đầu từ dần ít đi và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giá vốn hàng bán được xác định bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa xuất bán, chi phí nhân công và chi phí chung. Chi phí giá vốn hàng bán của Viettel Sơn La được kiểm soát chặt chẽ và tỷ trọng Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần biến động theo xu hướng tăng dần qua các năm tương ứng qua năm năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012 là 24,24%, 24,06%, 24,79%, 26,94%, 27,35%. Trong năm 2011 và năm 2012, giá trị hàng hóa biến động theo xu hướng tăng dần theo thời gian. Vì vậy, với lợi thế phát triển nhanh lượng hàng xuất bán nhiều, nhân công có xu hướng tăng nên đã đẩy giá vốn lên cao, tuy nhiên Viettel Sơn La đã tiết kiệm được khá tốt chi phí.
Cơ cấu chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2008 - 2012. Tỷ trọng chi phí bán hàng/doanh thu thuần biến động theo hướng giảm dần từ 3,83% (2008) và tăng nhẹ lên 4,04% (2009); 4,59% (2010) ; giảm nhẹ 4,46%(2011) và xuống còn 3,21% (2012). Việc giảm tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu thuần một phần là do trong năm năm 2008-2012 doanh thu tăng cao, Viettel Sơn La đã sử dụng chi phí tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng bán hàng tùy theo từng thời kỳ phát triển. Viettel đã thực hiện khuyến mãi đối với khách hàng toàn quốc (theo chính sách chung của Viettel) và cả khuyến mãi tại cửa hàng bán hàng của các đại lý và các điểm bán lẻ, cộng tác viên.
Tỷ trọng chi phí bán hàng qua các năm tăng, giảm nhẹ, Viettel Sơn La đã thực hiện chính sách chi phí hoa hồng bán hàng cho các kênh để đẩy nhanh hoạt động bán hàng. Chính điều này đã tạo nên sự tăng nhẹ của tỷ trọng chi phí bán hàng so với tổng doanh thu của Viettel Sơn La. Trong những năm tới, nếu không có yếu tố đột biến thì việc thay đổi tỷ trọng của chi phí bán hàng của Viettel Sơn La là không mạnh.
Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của Viettel Sơn La trong năm năm 2008-2012 không thay đổi nhiều về giá trị tuyệt đối, thậm chí còn giảm đi tương đối khi xét về tỷ trọng doanh thu. Điều này cho thấy Viettel Sơn La luôn chú trọng kiểm soát chi phí quản lý của mình.
3.3. Thực trạng tình hình mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông 3G của Viettel Sơn La