Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay

1.2.1.1. Thiên hướng coi trọng lý thuyết, nặng tính hàn lâm qua chương trình dạy học và cách truyền thụ của người dạy.

Từ năm học 2006 - 2007 chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu được áp dụng, trong đó có chương trình mơn Ngữ văn. Như vậy tính đến nay (2015) chương trình Ngữ văn đã thực hiện được 9 năm, bên cạnh những ưu điểm chương trình mới cịn bộc lộ nhiều những bất cập và hạn chế cần bàn.

Chương trình Ngữ văn được thiết kế thành chương trình khung (Cụ thể đến số bài, số tiết, bài học…). Giáo viên thực hiện hoạt động giảng dạy đúng theo chương trình khung đã được biên soạn.

Chương trình khơng chỉ cứng nhắc, gị bó người dạy và người học mà cịn nặng về hướng triển khai kiến thức, chưa cụ thể hóa được mục tiêu năng lực, nội dung chương trình phù hợp với những tri thức có tính hệ thống và cập nhật của ngành Ngữ văn, tuy nhiên càng lên lớp trên, tính hàn lâm càng nặng, khả năng tác động đến sự phát triển và hoàn thiện năng lực của học sinh càng yếu. Chương trình chưa có sự phân hóa phù hợp với điều kiện vùng miền, HS… Đặc biệt nội dung chương trình quá tải, số lượng văn bản văn học rất nhiều, thời gian ít nhưng phải dạy quá nhiều nội dung như 1 tiết phải dạy đến 2 bài như Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi và Đơ-xtơi-epxki của X.Vaigơ. Kiến thức của văn bản quá khó vượt tầm nhận thức của HS, thời gian thì hạn chế khiến giờ học như cưỡi ngựa xem hoa. Ngồi ra, chương trình quy định chi tiết cả tên tác phẩm, thậm chí từng trích đoạn tác phẩm mặc dù đáp ứng một số những yêu cầu nhất định về quản lí nhưng tạo ra một xu hướng khép kín, xa rời thời sự văn học, khơng phù hợp với tâm lí và xu hướng đọc sách của HS hiện nay, do đó khơng khơi gợi được hứng thú học tập của các em. Vì vậy, sau khi học xong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, HS của Việt Nam đã được trang bị một khối lượng

về văn học rất lớn. Tuy nhiên, năng lực đọc và vận dụng những tri thức vào thực tế của HS lại rất hạn chế.

Bên cạnh đó cách truyền thụ của người dạy đang gây ra nhiều sự mất hứng thú cho HS. Nhiều GV Ngữ văn duy trì lối dạy truyền thống, theo hình thức đọc chép. Trong khi giảng dạy giáo viên vẫn truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều mang tính áp đặt những kiến thức và sự cảm thụ văn chương của mình cho HS chép vào vở. Trong tiết kiểm tra HS bê nguyên lời thầy giảng vào bài, HS như những cỗ máy sao chép lời giảng của thầy cô mà khơng biết mình cần đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm như thế nào.

1.2.1.2. Thiên hướng tiếp cận tri thức và lối tiếp thu bị động của người học

HS học môn Ngữ văn hầu hết đều thiếu sự chủ động mang tâm lí ép buộc hoặc học cho có, học cho xong, miễn cưỡng và nhiều HS có tâm lí coi thường mơn học này. Trong các giờ học, HS thường uể oải, khơng hứng thú, thậm chí cịn có tình trạng buồn ngủ ở HS khơng cịn lạ lẫm. HS tiếp thu một chiều, thầy dạy sao trò biết vậy khơng thắc mắc hay nghi vấn, khơng tìm tịi hay sáng tạo. Nên dễ thấy tình trạng HS khơng học bài cũ, khơng thuộc văn bản, khơng phân tích được vấn đề giáo viên kiểm tra, đặc biệt trong các giờ kiểm tra viết, HS lạm dụng sách học tốt, sách văn mẫu, bài giảng của thầy. HS đã hình thành thói quen tư duy lười suy nghĩ, dần dẫn đến thụ động, phụ thuộc, từ dó ngày càng chán ngán với môn học này.

1.2.2. Thực tiễn dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Minh Châu

Dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu hiện

nay đã thâm nhập vào giá trị của tác phẩm, GV và HS đã tiếp cận được nội dung , nghệ thuật ngôn ngữ, hệ thống nhân vật. Tuy nhiên việc dạy học tác phẩm còn nhiều bất cập, để tác phẩm gần hơn với thực tế cuộc sống và phát huy được những những năng lực của người học trong q trình dạy học tác phẩm, chúng

tơi tiến hành dạy học tác phẩm theo định hướng phát triển năng lực người học dựa trên những khảo sát về thực trạng dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trong nhà trường phổ thơng hiện nay.

1.2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát được tiến hành nhằm mục đích nắm bắt được thực tế giảng dạy của GV và khả năng tếp nhận truyện ngắn của Chiếc thuyền ngoài xa HS đồng

thời nhìn nhận lại những thuận lợi và khó khăn, những mặt được và chưa được trong q trình tiếp cận tác phẩm.

Thơng qua quá trình khảo sát, người viết tìm ra những biện pháp khắc phục quá trình dạy học tác phẩm nhằm năng cao hiệu quả dạy học tác phẩm nói riêng và bộ mơn Ngữ văn nói chung, thúc đẩy sự tích cực, hứng thú cho HS đối với môn học.

1.2.2.2. Đối tượng khảo sát

- HS THPT lớp 12

- GV giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12, SGK Ngữ văn ban cơ bản, các tài liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

1.2.2.3. Địa điểm khảo sát, số lượng GV- HS THPT tham gia

Chúng tôi tiến hành điều tra và lấy ý kiến của GV và HS ở 3 trường THPT: Phùng Khắc Khoan, Hai Bà Trưng, Thạch Thất tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Địa bàn và số lượng GV, HS tham gia khảo sát được thể hiện trong bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1. Địa điểm, số lƣợng GV THPT tham gia khảo sát

TT Tên trƣờng Số lƣợng GV Số lƣợng HS Ghi chú

1 Trường THPT Phùng Khằc Khoan 11 135

2 Trường THPT Hai Bà Trưng 10 86

3 Trường THPT Thạch Thất 12 95

1.2.2.4. Thời gian khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát việc dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài

xa” của GV và HS trong học kì II năm học 2014 – 2015. 1.2.2.5. Nội dung khảo sát

Chúng tôi khảo sát việc dạy và học cụ thể trong tiết dạy học “Chiếc thuyền

ngoài xa” của GV và HS lớp 12 với việc tập trung vào các nội dung sau:

- Tỉm hiểu quy trình dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” hiện nay. - Các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học

- Hiệu quả, hứng thú, mức độ tiếp nhận tác phẩm, khả năng vận dụng, thực hành của HS.

- Những thuận lợi và khó khăn của GV khi dạy học tác phẩm “Chiếc

thuyền ngoài xa”.

- Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm.

1.2.2.6. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng các hình thức phỏng vấn, phát phiếu điều tra đối với GV và HS, khảo sát vở ghi của HS và giáo án của GV, dự các buổi thảo luận giữa GV- HS, GV- GV, HS- HS, chấm bài kiểm tra của HS để từ đó rút ra được kết quả khách quan nhất của việc dạy học tác phẩm.

Cụ thể:

Đối với GV, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp với một số GV đã và đang dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” và phát phiếu điều tra bằng cách ghi sẵn các câu hỏi, các phương án trả lời, GV lựa chọn và đánh dấu vào các ô vuông bên cạnh.

Các câu hỏi được đưa ra với nội dung như sau:

Câu 1: Khi dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, thầy (cơ) xác định quy trình bài học dựa vào những yếu tố nào sau đây?

- Hướng dẫn trong SGV và kết hợp các tài liệu tham khảo khác - Dựa vào năng lực của từng đối tượng HS

- Các ý kiến khác

Câu 2: Những phương pháp dạy học chủ yếu nào được thầy cô vận dụng khi tiến hành dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”?

- Thuyết trình - Vấn đáp

- Tổ chức thảo luận, hoạt động nhóm

- Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực

Câu 3: Khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa”, thầy (cơ) tiến hành tổ chức dạy học theo hình thức nào?

- Lớp bài

- Ngoài giờ lên lớp - Dự án

- Kết hợp các hình thức

Câu 4: Khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa”, thầy (cơ) có chú ý đến vận dụng dạy học phát triển năng lực cho HS hay khơng?

- Có vận dụng - Chưa chú ý đến

- Rất ít khi, cịn lúng túng - Ý kiến khác

Câu 5: Trước khi dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa”, thầy cơ u cầu HS chuẩn bị những việc gì?

- Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK

- Tìm hiểu trước về tác giả, tác phẩm, các nhân vật, các chi tiết - Tìm hiểu các vấn đề về văn hóa, xã hội, sưu tầm tranh ảnh - Các ý kiến khác

Câu 6: Mục đích cuối cùng mà GV hướng tới sau khi học xong tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” là gì?

- Giúp HS nhớ và hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - HS biết cách đọc hiểu một truyện ngắn

- Có kĩ năng, liên hệ thực tế, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống - Phát triển được những năng lực của người học

Ngoài ra chúng tôi tham ra các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn, những buổi thảo luận nhóm, lắng nghe những bàn luận của thầy (cô) về cách tiếp cận truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát một số giáo án về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” và trực tiếp dự giờ tại các lớp.

Đối với HS: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các em HS trước và sau khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” để nắm được sự chuẩn bị bài cũng như đánh giá được mức độ tiếp nhận tác phẩm của HS. Bên cạnh đó chúng tơi tham gia các buổi hội thảo của HS về truyện ngắn này, khảo sát vở ghi, chấm các bài làm văn của HS sau tiết học (gồm bài kiểm tra 15 phút, bài viết 90 phút). Đồng thời phát phiếu điều tra cho các em HS dưới hình thức các câu hỏi và lựa chọn phương án trả lời bằng cách đánh vào các ô vuông ở bên cạnh.

Các câu hỏi được đặt ra như sau:

Câu 1: Trước mỗi giờ văn, anh (chị) thường chuẩn bị gì lên lớp: - Đọc, tìm hiểu văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu theo hướng dẫn của thầy (cơ)

- Tự tìm hiểu các thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm - Khơng chuẩn bị gì cả

Câu 2: Trong giờ học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” anh chị có cách học như thế nào?

- Trao đổi, thảo luận để khám phá giá trị của tác phẩm

- Được trải nghiệm và tự khám phá, giải quyết các vấn đề trong tác phẩm - Ý kiến khác

Câu 3: Khi học truyện ngắn này khó khăn nhất với các em là gì? - Thời lượng học trên lớp q ít

- Học nghiêng nhiều về lí thuyết ít có cơ hội rèn luyện kĩ năng

- Tác phẩm có nhiều những nghịch lí trong cuộc sống mà HS chưa thể giải quyết

- Ý kiến khác

Câu 4: Sau khi học xong tác phẩm này, em nắm bắt được gì? - Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Biết cách đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn

- Rút ra những bài học cho bản thân, có thể liên hệ thực tế và giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống.

- Khám phá những năng lực của bản thân mình

Câu 5: Em có hứng thú học tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” khơng? - Rất hứng thú

- Khơng có hứng thú - Ít hứng thú

- Ý kiến khác

1.2.2.7. Kết quả khảo sát

Sau khi tiến hành khảo sát GV và HS chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Về phía GV: Thực trạng dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được phản ánh qua bảng kết quả sau (Bảng 1.2)

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV Câu hỏi Đáp án trả lời Nội dung phỏng vấn Số GV trả lời Số phiếu sử dụng % Câu 1

a Văn bản tác phẩm và câu hỏi trong SGK tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

33 12 36

b Hướng dẫn trong SGV và kết hợp các tài liệu tham khảo khác

33 15 46

c Dựa vào năng lực của từng đối tượng HS 33 3 9

d Các ý kiến khác 33 3 9

Câu 2

a Thuyết trình 33 16 49

b Vấn đáp 33 9 27

c Tổ chức thảo luận, hoạt động nhóm 33 5 15 d Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực 33 3 9 Câu

3

a Lớp bài 33 29 88

b Các hoạt động ngoài giờ lên lớp 33 2 6

c Dự án 33 1 3 d Kết hợp các hình thức 33 1 3 Câu 4 a Có vận dụng 33 3 9 b Chưa chú ý đến 33 25 76 c Rất ít khi, còn lúng túng 33 2 6 d Ý kiến khác 33 3 9 Câu 5

a Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK

b Chủ động tìm hiểu trước và sâu về tác giả, tác phẩm, các nhân vật, các chi tiết

33 4 22

c Tìm hiểu các vấn đề về văn hóa, xã hội, sưu tầm tranh ảnh

33 5 15

d Các ý kiến khác 33 2 6

Câu 6

a Giúp HS nhớ và hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

33 19 58

b HS biết cách đọc hiểu một truyện ngắn 33 6 18 c Có kĩ năng, liên hệ thực tế, giải quyết các

vấn đề trong cuộc sống

33 5 15

d Phát triển được những năng lực của người học

33 3 9

Về phía HS: Cuộc khảo sát mang lại cho chúng tơi những kết quả khách quan và được thể hiện cụ thể dưới bảng kết quả sau (Bảng 1.3)

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát HS Câu hỏi Đáp án trả lời Nội dung phỏng vấn Số HS trả lời Số phiếu sử dụng % Câu 1

a Đọc, tìm hiểu văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK

316 150 47

b Tìm hiểu theo hướng dẫn của thầy (cơ) 316 130 42 c Tự tìm hiểu các thơng tin liên quan đến tác

giả, tác phẩm

316 20 6

Câu 2

a Nghe và ghi chép những lời thầy (cô) giảng

316 200 64

b Trao đổi, thảo luận để khám phá giá trị của tác phẩm

316 80 25

c Được trải nghiệm và tự khám phá, giải quyết các vấn đề trong tác phẩm

316 26 8

d Ý kiến khác 316 10 3

Câu 3

a Thời lượng học trên lớp quá ít 316 190 60 b Học nghiêng nhiều về lí thuyết ít có cơ hội

rèn luyện kĩ năng

316 62 20

c Tác phẩm có nhiều những nghịch lí trong cuộc sống mà HS chưa thể giải quyết

316 54 17

d Ý kiến khác 316 10 3

Câu 4

a Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 316 230 73 b Biết cách đọc hiểu một tác phẩm truyện

ngắn

316 20 6

c Rút ra những bài học cho bản thân, có thể liên hệ thực tế và giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống.

316 36 11

d Khám phá những năng lực của bản thân mình 316 30 10 Câu 5 a Rất hứng thú 316 230 73 b Không hứng thú 316 20 6 c Ít hứng thú 316 55 17 d Ý kiến khác 316 11 4

1.2.2.8. Phân tích kết quả khảo sát

Đối với GV:

Thứ nhất: Qua phỏng vấn GV, khảo sát giáo án, dự thảo luận nhóm và sinh hoạt chuyên đề chúng tôi nhận thấy:

- Các GV đều khẳng định “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn đặc sắc có sức hấp dẫn nhưng khơng dễ tiếp cận. Khi dạy truyện ngắn này có nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)