Tiến trình thực nghiệm dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 95)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.2. Tiến trình thực nghiệm dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng

hƣớng phát triển năng lực

3.2.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra, chứng minh tính khả thi và hiệu quả của để tài khi áp dụng trong thực tế thiết kế dạy bài “Chiếc thuyền

ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực.

Đánh giá được năng lực của HS, sự chủ động, tích cực của HS trong q trình dạy học theo định hướng mới.

3.2.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Thực nghiệm đảm bảo kết quả về mặt định lượng, đảm bảo tính khoa học, khách quan và phù hợp với thực tế.

Đối chiếu kết quả của lớp TN và lớp ĐC, để đánh giá được hiệu quả của quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực.

Thống kê, xử lí, phân tích kết quả thu được để có những đánh giá chính xác nhất về chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực.

3.2.2. Kế hoạch thực nhiệm

3.2.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Đề tài chọn đối tượng thực nghiệm là HS lớp 12 gồm 2 lớp 12A2 và 12A6 tại trường THPT Phùng Khắc Khoan (thuộc huyện Thạch Thất. Thành phố Hà Nội) để tiến hành thực nghiệm sư phạm.

Hai lớp được lựa chọn để tiến hành TN và ĐC có đặc điểm tương đương về số lượng, chất lượng. Lớp ĐC tiến hành dạy theo phương pháp truyền thống, lớp TN được giảng dạy theo định hướng tiếp cận năng lực. Sau đây là bảng tổng quan số lượng HS tham gia tại địa bàn thực nghiệm:

Bảng 3.1: Tổng quan đối tƣợng TN và ĐC

Tên trƣờng Tên lớp Số lƣợng HS tham

gia THPT Phùng Khắc Khoan 12A2 ĐC 46 12A6 TN 48 3.2.2.2. Chuẩn bị thực nghiệm

Tiến trình thực nghiệm được thực hiện với các bước như sau:

- Xây dựng phiếu điều tra về dạy học theo định hướng mới của GV trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT

- Xây dựng phiếu điều tra để khảo sát HS các lớp được lựa chọn về năng lực làm việc cá nhân, kết hợp và tương tác trong quá trình làm việc.

- Soạn thảo đề kiểm tra, cho HS kiểm tra để đánh giá năng lực của HS với các mức độ nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức của HS. Bài kiểm tra được thực hiện cả 2 lớp TN và ĐC trong 90 phút gồm phần đọc hiểu (3 điểm) và làm văn (7

điểm), bài kiểm tra được chấm và sắp xếp kết quả kiẻm tra theo các mức điểm từ thấp đến cao (1-10) phân theo 4 nhóm:

Nhóm giỏi: 9, 10 Nhóm khá: 7, 8 Nhóm trung bình: 5, 6 Nhóm yếu, kém: dưới 5 - So sánh kết 2 lớp TN và ĐC - Kết luận 3.2.3. Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cho học sinh làm hai bài kiểm tra 90 phút. Nội dung liên quan đến các kiến thức đã được học. Học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng được kiểm tra trong mỗi lần cùng đề với nhau và kiểm tra ở cùng một thời điểm để đảm bảo tính khách quan, chính xác. Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau

Hai bài kiểm tra, mỗi bài gồm hai phần: Đọc hiểu và làm văn. Kết quả bài kiểm tra được thống kê dưới bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả hai bài kiểm tra lớp 12A2 và 12A6 Lớp Số

HS

Bài kiểm tra

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số1 12A2TN 48 0 0 0 0 0 2 10 16 15 5 0 12A6ĐC 46 0 0 0 0 2 9 14 11 8 2 0 S 2 12A2TN 48 0 0 0 0 0 2 6 18 14 8 0 12A6ĐC 46 0 0 0 0 3 2 15 16 6 2 0

Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra số 1 và số 2 của HS 2 lớp TN và ĐC Bài kiểm tra Lớp Số HS % Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số1 12A2TN 48 0 0 0 0 0 4 21 33 31 11 0 12A6ĐC 46 0 0 0 0 4 20 30 24 18 4 0 Số 2 12A2TN 48 0 0 0 0 0 4 13 38 29 17 0 12A6ĐC 46 0 0 0 0 6,5 4,3 33 35 17 4,2 0

Biểu đồ 3.1. Đồ thị biểu diễn đƣờng tích lũy bài kiểm tra số 1

0 5 10 15 20 25 30 35 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Điểm Xi % số HS

Biểu đồ 3.2. Đồ thị biểu diễn đƣờng tích lũy bài kiểm tra số 2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC

Bảng 3.4. Kết quả phân loại học tập của học sinh

Bài KT

Phân loại kết quả học tập

Yếu kém(0- 4) Trung bình(5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10)

TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC

Số 1 0 4,3 25,2 42 64 50 10 4,3

Số 2 0 6,5 17,2 37,3 67 52 17 4,3

Điểm Xi

Biểu đồ 3.3. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài số 1) 0 10 20 30 40 50 60 70 Yếu kém Trung bình Khá Giỏi TN ĐC

Biểu đồ 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài số 2)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Yếu kém Trung bình Khá Gii TN ĐC % %

3.2.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thơng qua việc sử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, tôi nhận thấy chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC cụ thể:

- Tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá và giỏi

Tỉ lệ % HS đạt điểm giỏi, khá ở lớp TN cao hơn tỉ lệ % HS đạt điểm giỏi ở lớp ĐC. Ngược lại, tỉ lệ % HS đạt điểm trung bình ở lớp TN thấp hơn tỉ lệ % HS đạt điểm trung bình ở lớp ĐC. Đặc biệt Lớp TN khơng có HS bị điểm yếu kém trong khi lớp ĐC ln có một tỉ lệ HS yếu kém nhất định (qua bảng số liệu: 3.2; 3.3; 3.4 và biểu đồ 3.1; 3.2; 3.3; 3.4)

- Đồ thị các đƣờng tích lũy

Đồ thị các đường tích lũy của lớp thực nghiệm ln nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của lớp đối chứng (biểu đồ hình: 3.1; 3.2). Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng (biểu đồ hình 3.3; 3.4). Điều đó chứng tỏ HS lớp thực nghiệm tiêpa thu bài, nắm vững kiến thức, năng lực được phát huy tốt hơn HS lớp đối chứng.

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Thời gian 90 phút) I. Phần đọc hiểu (3 điểm)

Khoanh đáp án đúng trong những câu sau:

Câu 1. Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Minh Châu viết sau 1975 a. Dấu chân người lính c. Bến quê

b.Cửa sông d. Những vùng trời khác nhau

Câu 2. Người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” khoảng bao nhiêu tuổi? a. 30 c. 40

b. 35 d. 45

Câu 3. Người đàn bà xuất thân từ gia đình hàng chài đúng hay sai? a. Đúng

b. Sai

Câu 4. Bà ta khơng muốn bỏ chồng vì sao?

a. Xấu gái c. Thương con

b. Quá yêu chồng d. Hạnh phúc của gia đình và con cái Câu 5. Lão chồng vũ phu cầm vật gì đánh vợ?

a. gậy c. cán chèo b. dây thừng d. dây thắt lưng Câu 6. Lão chồng vừa đánh vừa chửi ai?

a. chửi vợ c. chửi chúng mày b. chửi con d. chính mình

II. Phần làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của em về người đàn bà hàng chài.

ĐÁP ÁN I. Đọc hiểu

Câu 1 2 3 4 5 6

II. Làm văn

Ý Nội dung Điểm

1 Tên: Người đàn bà không được tác giả đặt tên như để tô đậm số phận của những người phụ nữ hàng chài trong một cuộc sống đầy ngang trái.

1

2 Ngoại hình: xấu xí, thơ kệch, khn mặt rỗ lúc nào cũng mệt mỏi, quần áo ướt sũng.

1

3 Vẻ đẹp tâm hồn:

+ Với chồng: cam chịu, thấu hiểu, cảm thông sâu sắc + Với con: hi sinh, hết lịng vì con cái

+ Với người ngoài: sắc sảo, từng trải

3

4 Nghệ thuật: xây dựng nhân vật thông qua hành động và ngơn ngữ, phân tích tâm lí nhân vật, nghệ thuật đối lập

1

5 Bố cục chặt chẽ, diễn đạt ít lỗi, có sự sáng tạo trong cách cảm nhận.

1

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (thời gian 90 phút) I. Phần đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi sau:

“Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhịe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thưc đơn giản và tồn bích khiến đứng trước nó tơi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”

a. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? b. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

c. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ láy đó?

d. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chính nào trong đoạn văn trên? e. Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn này.

f. Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên. II. Phần làm văn (7 điểm)

Từ tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” em suy nghĩ gì vấn nạn bạo lực gia đình đang diễn ra hiện nay.

ĐÁP ÁN I. Đọc hiểu

a. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự. b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

c. Những từ láy: lòe nhòe, hồng hồng, phăng phắc, khum khum, bối rối. Tác dụng: đây là những từ láy tượng hình diễn tả sinh động và tinh tế cảnh vật và cảm xúc con người.

d. Nghệ thuật so sánh

e. HS có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau sao cho phù hợp với nội dung của đoạn văn.

f. Yêu cầu về đoạn văn:

- Hình thức: biết cách trình bày một đoạn văn hồn chỉnh, có bố cục, câu chủ đề.

- Nội dung:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống. + Cảm nhận được cảm xúc của người nghệ sĩ

II. Làm văn

Ý Nội dung Điểm

1 Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 0.5

2 Thực trạng của vấn nạn này hiện nay 1,5

3 Hậu quả, tác động của bạo lực gia đình (cá nhân, con cái, gia đình, xã hội)

1,5

4 Nguyên nhân: thói quen, quan niệm, áp lực của cuộc sống, hạn chế trong hiểu biết …

1,5

5 Giải pháp: từ phía xã hội, gia đình, bản thân những người bị bạo lực.

1

6 Bài học: với bản thân 0,5

7 Gửi gắm thông điệp để ngăn chặn vấn nạn này 0,5

Tiểu kết Chƣơng 3

Trong chương 3, luận văn đã triển khai giáo án dạy bài “Chiếc thuyền ngoài

xa” theo định hướng phát triển năng lực và tiến hành thực nghiệm tại trường

THPT Phùng Khắc khoan. Chúng tôi đã thu được những kết quả xác thực và tin cậy khi thực hiện dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực. Kết quả các lớp thực nghiệm HS phát huy được sở trường, năng lực của bản thân, nhất là HS rất có hứng thú với bài học và có kết quả học tập tốt hơn các lớp đối chứng về các mặt thực hành và ứng dụng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một hướng đi mới trong dạy học nói chung hiện nay và dạy học Ngữ văn nói riêng. Xu hướng dạy học này góp phần đổi mới tồn diện nền giáo dục nước nhà, tạo ra những bước đi đột phá trong hội nhập với nền giaó dục thế giới trong đào tạo nhân lực. Đối với bộ môn Ngữ văn, dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ khắc phục những tồn tại lâu nay, đẩy lùi được tình trạng chán học văn, học kiểu bắt ép. Kích thích, tạo hứng thú, động cơ học tập cho HS, đồng thời giúp các em vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống, giải quyết được những vấn đề, tình huống của cuộc sống.

Luận văn đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học một tác phẩm văn học theo định hướng phát triển năng lực. Thành công nhât của luận văn là đã xác định được những năng lực cần đạt cho người học sau khi dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu với năm năng lực cần thiết như năng lực đọc hiểu, cảm thụ, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản. Đồng thời xây dựng được một qui trình dạy học gồm năm bước: Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, thực hành, ứng dụng cuối cùng là hoạt động bổ sung. Từ đó lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp với bài học để đem đến hiệu quả cao nhất khi dạy học. Đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cao góp phần cho sự thay đổi phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay, qua đó khẳng định tính hiệu quả của đề tài khi được triển khai rộng rãi.

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những bước đi đầu tiên trong nghiên cứu dạy học phát triển năng lực cả về lí luận và thực tiễn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Hơn nữa đề tài thực hiện khi nội dung chương trình cịn chưa thay đổi, mơ hình trường học mới chưa được triển khai nên hiệu quả của đề tài cịn hạn chế. Rất mong sự đóng góp của giới chun mơn để đề tài cần được hoàn thiện và đi vào thực tế.

2. Khuyến nghị

Thứ nhất: Để thực hiện được giờ dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cần hội tụ nhiều yếu tố:

- Cơ sở vật chất phải được trang bị đầy đủ, đầu tư nhiều hơn cho những giờ hoạt động ngoài lớp.

- Cần giảm sĩ số của mỗi lớp học để có thể ứng dụng thành công phương pháp dạy học mới.

- Phân bố thời gian trong mỗi bài học phải có sự linh hoạt, tránh rơi vào khuôn khổ.

Thứ hai: Các cấp quản lí cần có kế hoạch bồi dưỡng chun mơn hiệu quả để giáo viên không bỡ ngỡ khi dạy học theo định hướng mới.

Thứ ba: Chương trình cần thay đổi cho phù hợp với tâm sinh lí HS tránh tình trạng quá hàn lâm và xa rời thực tế khó áp dụng khi dạy theo định

hướng mới.

Thứ tư: Cần có những nghiên cụ thể, toàn diện về dạy học theo định hướng phát triển năng lực để hướng đi mới trong dạy học thực sự mang lại hiệu quả trong giáo dục.

Thứ năm: Đội ngũ giáo viên cần phải nỗ lực tự học và thay đổi tư duy trong giảng dạy để tiếp thu, lĩnh hội được sự thay đổi mới trong giảng dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách, tài liệu hƣớng dẫn

1. Bernd Meir, Nguyễn Văn Cƣờng (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, tài liệu tập huấn.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), “Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, môn Ngữ văn, cấp THPT, tài liệu tập huấn.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Ngữ văn 12 (tập 2), NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Sách giáo viên Ngữ văn 12(tập 2), NXB Giáo dục 5. Nguyễn Minh Châu, Truyện ngắn, NXB Văn học, 2003

6. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo

dục, 2009

7. Nguyễn Trọng Hoàn, Tuyển chọn Nguyễn Minh Châu, tác giả và tác phẩm,

NXB Giáo dục, 2002

8. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, Phương pháp tiếp cận tác văn học ở nhà trường

THPT, NXB Giáo dục Hà Nội 1998.

9. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, Dạy học văn chương ở trong trường phổ thông,

NXB Đại học Quốc gia, 2001.

10. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường,

NXB Giáo dục, Hà Nội 2008.

11. Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu văn, NXB Đại học Sư phạm.

12. Nguyễn Trọng Khanh (2013), Chuyên đề sau đại học - phát triển năng lực

và tư duy kĩ thuật Đại học Sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)