Năng lực đọc hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 43 - 50)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Những năng lực cần đạt được sau khi dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa”

2.1.1. Năng lực đọc hiểu

Năng lực đọc hiểu được hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay coi là năng lực chung cốt lõi cần trang bị cho HS phổ thơng. Đó cũng là một trong những năng lực cần có của một cơng dân để tồn tại và phát triển trong một xã hội văn minh. Vì thế đọc hiểu đã trở thành một nội dung trọng tâm của chương trình mơn Ngữ văn ở trường phổ thông của hầu hết các quốc gia trên thế giới từ thế kỉ XX đến nay và trở thành một nội dung của nhiều chương trình đánh giá kết quả giáo dục mang tính tồn cầu như TIMS, PILSR, PISA…

Về năng lực đọc hiểu, hiện nay có rất nhiều quan niệm:

Theo PISA “năng lực đọc hiểu được hiểu là khả năng biết đọc, có trình độ đọc hiểu”, “là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một bài đọc viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội ”. Từ định nghĩa này có thể hiểu đọc hiểu là sự giải mã, thấu hiểu, tư liệu bao hàm cả việc hiểu, sử dụng phản hồi về những thơng tin với mục đích khác nhau. Đây là quan niệm mà hơn 70 quốc gia tham gia trong chương trình đánh giá PISA trong đó có Việt nam, những yêu cầu của PISA có quan hệ mật thiết với việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam, để từ đó cần có những điều chỉnh phù hợp cho việc dạy đọc hiểu trong nhà trường phổ thông.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là khái niệm bao trùm có nội dung quan trọng trong q trình dạy học văn”; “Đọc hiểu là khái niệm khoa học

chỉ ra mức đọ cao nhất của hoạt đọng đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc”; đọc hiểu là phạm trù khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. bản thân nó là khái niệm có quan hệ với năng lực đọc, hoạt động đọc, kĩ năng đọc để nắm vững ý nghĩa của văn bản nghệ thuật ngơn từ. Đọc chính xác thì hiểu đúng. Đọc kĩ đọc phân tích thì hiểu sâu. Đọc trải nghiệm thẩm mĩ thì hiểu được vẻ đẹp nhân tình. Đọc sâu, đọc sáng tạo thì hiểu được cái mới”. Cịn hiểu được tác giả lí giải: “Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu là bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu tức là phải trả lời được câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Vì sao? Làm như thế nào?” Từ đó, tác giả nêu lên những nội dung cần hiểu trong tác phẩm văn học với những tiêu chí :

- Khám phá ý nghĩa nội dung chứa đựng trong văn bản. Ý nghĩa này do tác giả bày tỏ, biểu lộ trong văn bản.

- Hiểu mối quan hệ ý nghĩa cảu văn bản do tác giả xây dựng và tổ chức nên. - Khẳng định được mục đích, ý đồ, nội dung thực hiện, tiền giả định.

- Đánh giá tư tưởng của tác giả.

- Sáp nhập, hịa đồng thơng tin và tư tưởng của tác giả với tri thức và kinh nghiệm phù hợp của người đọc. [5]

GS.TS Trần Đình Sử đã chỉ ra một số những nội dung quan trọng về đọc hiểu: “Một, đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất phải hiểu ngôn ngữ của văn bản (ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thể loại văn bản); phải dựa vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, nhu cầu năng lực) và tác động qua lại giữa chủ thể và văn bản. Hai, đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản (tác giả, xã hội, văn hóa). Ba, đọc là q trình tiêu dung văn hóa văn bản (hưởng thụ, giải trí, học tập). Bốn, đọc là q trình tạo ra các năng lực (năng lực hiểu mình, hiểu văn hóa và hiểu thế giới). Như thế đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và ý nghĩa giáo dục sâu sắc”. Và theo ơng hiểu có

nội hàm rất rộng: “một, là cảm thụ (tiếp nhận) kí hiệu vật chất (màu sắc, con chữ …) hai là nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó được lặp lại trong ngơn ngữ, ba là hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh, bốn là đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối) trong nhận thức bao gồm cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng. Bản chất tâm lí của sự hiểu, là biến cái của người khác thành cái vừa của mình vừa của người khác. Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái tự hiểu thành kiến thức, quan điểm niềm tin của mình.” [4]

Trong mỗi quan niệm trên đây, có thể thấy đọc được coi một q trình tổng hợp địi hỏi nhiều kĩ năng: hiểu là đích đến của hoạt động đọc và người đọc phải tích cực, chủ động khám phá văn bản. Như vậy, một người có năng lực đọc hiểu văn bản là người đó biết tự mình đọc và hiểu được một văn bản. Có nhiều loại văn bản khác nhau và cũng có nhiều cấp độ hiểu khác nhau. Tuy nhiên có thể nêu một số cấp độ hiểu như sau:

- Nắm được các thơng tin chính của văn bản, nằm trong văn bản; tức là trả lời câu hỏi: văn bản ấy/ viết về vấn đề gì?

- Hiểu được vai trị, tác dụng của các hình thức biểu đạt (nghệ thuật) được sử dụng trong văn bản.

- Hiểu được những ẩn ý sâu xa (mục đích của tác giả) được gửi gắm phía sau những câu chữ của văn bản, nhất là với các văn bản văn học, văn hình tượng. - Phát hiện những nội dung, ý nghĩa vượt ra ngoài văn bản và cả ý đồ tác giả, do vốn sống, hoàn cảnh và điều kiện riêng của người đọc…

- Đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản.

- Biết vận dụng những gì mình hiểu vào giải quyết các tình huống tương tự trong học tập và cuộc sống.

Không chỉ hiểu như trên mà năng lực đọc hiểu văn bản còn thể hiện ở chỗ người đọc biết cách đọc một văn bản (có phương pháp đọc hiểu); tự đọc được và

có thể hướng dẫn người khác để đọc đúng một văn bản. Vì thế, giáo viên sẽ dựa vào quan niệm về đọc hiểu văn bản nêu trên để tổ chức giờ dạy đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực tự đọc hiểu cho học sinh. Như thế mục tiêu của bài dạy đọc hiểu sẽ có hai yêu cầu: Hiểu được văn bản được học; Biết cách đọc loại văn bản này. Để tổ chức các hoạt động đọc hiểu, giáo viên có thể triển khai từng yêu cầu, trước hết là yêu cầu hiểu văn bản. Để hiểu văn bản cần thông qua một số hoạt động (HĐ) sau:

HĐ 1: Đọc văn bản và xác định thể loại (văn bản văn học hay văn bản thông tin, đặc điểm nào của thể loại văn bản cần chú ý trong việc đọc hiểu).

HĐ 2: Tổ chức tìm hiểu nội dung chính của văn bản: tóm tắt văn bản, nêu ý chính của văn bản.

HĐ 3: Tổ chức tìm hiểu vai trị, tác dụng của hình thức văn bản. u cầu học sinh tìm, nêu lên các biểu hiện về hình thức của văn bản: tên văn bản, bố cục, cấu trúc văn bản; các từ ngữ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, chi tiết… chỉ ra một số yếu tố hình thức nổi bật nhất và phân tích vai trị, tác dụng của các yếu tố đó.

HĐ4: Tìm hiểu mục đích của văn bản: mục đích của văn bản là gì? Mục đích ấy thể hiện ở chỗ nào, qua câu chữ nào? ... Với văn bản văn học, mục đích phức tạp hơn, có khi khơng nằm trong những câu chữ cụ thể.

HĐ5: Tìm hiểu ý nghĩa của văn bản. Văn bản chỉ có một, bất biến, nhưng ý nghĩa thì rất nhiều (nhất là văn bản văn học). Sau khi HS đã xác định được nội dung chính (HĐ2), GV u cầu tìm hiểu ý nghĩa với câu hỏi: Văn bản nói về nội dung này, nhưng có phải chỉ để nói về nội dung cụ thể ấy không? Chẳng hạn: truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” viết về nỗi khốn khổ của người đàn bà hàng chài, nhưng có phải chỉ để nói về nỗi khổ của người phụ nữ ấy khơng hay cịn muốn nói những gì? Hoạt động này sẽ mất nhiều thời gian và kết quả tìm hiểu của học sinh sẽ rất đa dạng, phong phú…

HĐ 6: Yêu cầu học sinh đánh giá giá trị của văn bản và rút ra cách đọc văn bản này: cần chú ý gì khi đọc loại văn bản này?

Xuất phát từ lí thuyết về đọc hiểu, năng lực đọc hiểu và đặc điểm của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa”, chúng tơi định hướng dạy học đọc hiểu tác phẩm này cho HS với những hoạt động chính sau:

- Hoạt động chuẩn bị: Yêu cầu HS đọc toàn bộ phần tiểu dẫn, văn bản tác phẩm, đọc nhiều lần những đoạn văn, câu văn quan trọng của tác phẩm để xác định được những tri thức chung về tác giả, tác phẩm:

+ Tự tìm hiểu được những thông tin về tác giả như cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của nhà văn, đặc biệt dấu ấn riêng và phong cách nghệ thuật của tác giả.

+ Xác định được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước khi đổi mới), văn hóa xã hội vùng biển miền Trung trong thời kì đó, thuộc giai đoạn sáng tác nào của nhà văn, tác phẩm có vị trí như thế nào trong tồn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu.

+ Kiểu văn bản với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, đây là văn bản văn học (còn gọi văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương), kiểu văn bản sử dụng ngơn từ một cách nghệ thuật, có sự sắp xếp các sự kiện, chi tiết và tạo ra các hình tượng nghệ thuật để gửi gắm những hiện tượng của đời sống như hình tượng chiếc thuyền ngồi xa, hình tượng người đàn bà hàng chài… những hình tượng mang nhiều ý nghĩa, gửi gắm nhiều thông điệp nghệ thuật và nhân sinh.

+ Thể loại tác phẩm: là truyện ngắn, một thể loại văn xuôi tự sự, ngắn về dung lượng nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Thể loại này có đặc điểm như cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của nó khơng chia làm nhiều tầng, nhiều tuyến. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội hoặc trạng

thái tồn tại của con người. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất là chi tiết cô đúc, mang nhiều ẩn ý tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.

+ Nhan đề văn bản: Cắt nghĩa và lí giải được nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” theo những lớp nghĩa khác nhau.

+ Cốt truyện: HS phải tóm tắt được cốt truyện, nắm được diễn biến của câu chuyện, cách mở đầu và kết thúc của tác phẩm, hiểu sâu những tình tiết đặc sắc của tác phẩm. Có thể dùng sơ đồ, hình ảnh, bản đồ tư duy để tóm tắt tác phẩm, nhắc lại cốt truyện, xác định được những sự kiện chính của một tác phẩm truyện hoặc trình bày dưới hình thức viết một đoạn văn: Theo yêu cầu của trưởng phịng về bộ lịch năm mới, tơi (Phùng) - nghệ sĩ nhiếp ảnh vượt qua hàng trăm km về bãi biển miền Trung, vốn là chiến trường xưa để phục kích một cảnh biển trong sương sớm, sau nhiều ngày phục kích, cuối cùng Phùng đã săn được bức ảnh trời cho, nhưng ngay sau đó là một cảnh tượng đau lịng của gia đình hàng chài. Tại tịa án huyện người đàn bà đã kể lại câu chuyện về cuộc đời đầy bất hạnh mà bà phải chấp nhận khiến Phùng và Đẩu phải suy nghĩ. Phùng trở về Hà Nội mang theo tấm ảnh nghệ thuật nhưng trong anh vẫn không thể quên những ám ảnh về vùng đầm phá nước và người đàn bà hàng chài.

+ Xác định được đề tài của tác phẩm: Viết về cuộc sống của những người ngư dân vùng biển.

+ Nhận biết được các nhân vật chính của truyện là nhân vật tơi - nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong hành trình tìm đến cái đẹp đã phát hiện ra quy luật của nghệ thuật và quy luật của cuộc sống, nhân vật người đàn bà hàng chài bất hạnh với những phẩm chất tốt đẹp. Ngồi ra truyện cịn có các nhân vật phụ như người đàn ông hàng chài, thằng Phác, chánh án Đẩu… góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.

+ Tìm được bố cục của tác phẩm: có thể dựa vào sự gợi ý của SGK, căn cứ vào nội dung của tác phẩm, đặc điểm riêng của thể loại truyện ngắn để phân chia bố cục của tác phẩm.

- Hoạt động trên lớp:

+ Tìm kiếm thơng tin: Xác định được nội dung chính của các đoạn văn trong tác phẩm, xác định được ý chính của văn bản như mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, những vấn đề của đời sống nhân sinh qua bi kịch của gia đình hàng chài. Xác định được những đoạn văn tiêu biểu, đặc sắc, dồn nén thông tin như cảnh thiên nhiên và cuộc sống lúc bình minh trên biển, câu chuyện giữa người đàn bà với chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, tấm ảnh mà Phùng mang về. Tìm được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc mang tính chất “nghịch lý đời thường” in đậm phong cách và cá tính sáng tạo Nguyễn Minh Châu như: chi tiết người đàn bà đứng im lặng chịu đòn chồng, vái lạy con là thằng Phác, người đàn ông vừa đánh vợ vừa rên rỉ…

+ Tìm hiểu, cắt nghĩa, phân tích, lí giải, so sánh, kết nối… thơng tin, chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật tác phẩm, để đọc hiểu cụ thể những nội dung chính của tác phẩm như: hình ảnh đẹp như mơ của chiếc thuyền trong buổi sáng mờ sương trên biển, cảnh bạo lực gia đình đầy phũ phàng, những câu nói sâu sắc của người đàn bà, suy nghĩ của Phùng và Đẩu... Hiểu mối quan hệ giữa các thơng tin, hình ảnh của tác phẩm đó như: nghệ thuật và cuộc đời, đẹp - xấu, thiện - ác, hạnh phúc - bạo lực - nghèo đói. Các ý chính của văn bản: hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, câu chuyện của người đàn bà, tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy. Qua đó thấy được những tồn tại nghịch lí và sự phũ phàng của cuộc sống mà con người đang phải chấp nhận, những chuyển biến trong nhận thức của Phùng và Đẩu sau câu chuyện của người đàn bà, những nạn nhân của nghèo đói và bạo lực gia đình: người đàn bà, lão chồng vũ phu, chị em thằng Phác. Đưa ra được kết luận chung về văn bản: Qua hai phát hiện, câu chuyện của người đàn bà, qua nhận thức của

Phùng và Đẩu nhà văn định hướng cách nhìn nhận và tiếp cận cuộc đời cho người nghệ sĩ, cho con người nói chung.

+ Phản hồi và đánh giá các thông tin trong văn bản về nội dung và hình thức, ý nghĩa văn bản, phong cách tác giả một cách khách quan: qua việc xây dựng một loạt những nghịch lí, tình huống nghệ thuật độc đáo những chí tiết nghệ thuật đắt giá, tác phẩm đã phản ánh nội dung cô đọng về cuộc sống của những người dân chài, và những phát hiện có tính khám phá của người nghệ sĩ, tác phẩm đã mang đến những thông điệp sâu sắc về cuộc đời, con người và nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu khẳng định là một cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng thế sự đời tư, luôn trăn trở về cuộc đời và con người, ông cũng là nhà văn tiên phong cho xu hướng tìm tịi và khám phá những cái mới trong sáng tạo văn chương nghệ thuật.

+ Vận dụng những tri thức, kĩ năng có liên quan đến trong bài học để thực hiện những nhiệm vụ học tập và các hoạt động đời sống như: tìm đọc các văn bản ngồi chương trình cùng thể loại, đề tài. Giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống như vấn đề bạo lực gia đình, giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, cảnh báo vấn đề giáo dục, hình thành, phát tiển nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)