Quy trình thiết kế dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” củaNguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 60)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Quy trình thiết kế dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” củaNguyễn

Nguyễn Minh Châu theo định hƣớng phát triển năng lực.

Để thiết kế một quy trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, cần xác định những nội dung sau:

- Xác định nội dung bài học: Xác định nội dung ý tưởng chủ đạo của bài

học, xác định số đối tượng cần tiếp cận.

- Xác định các điều kiện dạy học: Các điều kiện dạy học gồm: tài liệu tham khảo, đồ dùng, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất, thiết bị…

- Xác định đối tượng người học: Người học là trung tâm của quá trình dạy

học nên cần xác định được: kiến thức, kĩ năng, đặc điểm tâm lí người học, đặc điểm hoạt động của lớp, nhóm.

- Xác định mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học mô tả được dự định kết quả đầu ra khi kết thúc bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ).

- Xác lập các nội dung dạy học: Giáo viên cần xác định được số tình huống hay vấn đề học tập, nhu cầu cần tìm hiểu của người học, những nội dung chính cần cung cấp cho người học, nội dung cần nhấn mạnh.

- Xác định hoạt động dạy học: Cần tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp

để giờ học tích cực và phát triển năng lực HS như thuyết trình, thảo luận, đóng kịch, chia sẻ quan điểm.

- Phân bố thời gian: Cần chia thời gian như hoạt động trên lớp, những hoạt

động ngoài giờ lên lớp, thời gian cho hoạt động chung, cá nhân, nhóm, thực hành, luyện tập.

Trên cở sở xác định những nội dung dạy học trên chúng tơi xây dựng quy trình dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực với những bước như sau:

Bƣớc 1: Hoạt động khởi động

a. Mục đích của bước này là giúp HS: Huy động vốn kiến thức và kĩ năng để chuẩn bị tiếp nhận vốn kiến thức và kĩ năng mới, đồng thời tạo hứng thú cho HS và giúp GV nắm bắt được những hiểu biết của HS những vấn đề về cuộc sống có liên quan đến bài học.

b. Nội dung và hình thức khởi động:

- Câu hỏi, bài tập: HS có thể quan sát tranh ảnh đã sưu tầm về thiên nhiên, con người vùng biển để trao đổi, thảo luận cuộc sống ở nơi đây, hơặc HS trả lời những câu hỏi của GV đã thiết kế như “Em đã trải nghiệm trên biển chưa và có suy nghĩ gì về biển của nước ta?” những câu hỏi mang tính chất nhẹ nhàng, đơn giản để HS khám phá.

- Thi tìm hiểu về nghề biển và cuộc sống của người dân chài lưới.

- Trò chơi: GV thiết kế trị chơi như ơ chữ, nhìn hình đốn chữ với nội dung gần với bài học “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Bƣớc 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Mục đích của bước này: giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các hoạt động, bài tập, nhiệm vụ.

b. Nội dung và hình thức các hoạt động, bài tập, nhiệm vụ được tiến hành theo trình tự sau:

- Đọc hiểu văn bản: Bước này yêu cầu HS đọc văn bản và tìm hiểu những thơng tin về tác giả và tác phẩm trước ở nhà. Đến lớp GV cho HS trình bày dưới những câu hỏi nêu vấn đề để HS nắm được những kiến thức trọng tâm về:

+ Kiến thức về tác giả

+ Kiến thức về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, đề tài, chủ đề…) + Tìm hiểu về bố cục của tác phẩm (tóm tắt tác phẩm, chia đoạn, tìm ý chính)

+ Tìm hiểu nhan đề của tác phẩm.

+ Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa văn bản qua tình huống truyện, nhân vật, hình tượng, chi tiết nghệ thuật.

+ Tìm hiểu phong cách tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

- Các hoạt động của HS trong bước này gồm: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, một số trường hợp có thể có hoạt động chung cả lớp….

- Phương pháp thiết kế bao gồm:

+ Thiết kế các câu hỏi thảo luận, các tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ giải quyết.

+ Thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận.

+ Thiết kế các hoạt động kích thích khám phá, sáng tạo HS.

Bƣớc 3: Hoạt động thực hành

a) Mục đích của hoạt động này giúp HS củng cố và rèn luyện các KN đã có, hình thành những kiến thức mới và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ.

- Với tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” mục đích hoạt động thực hành chính là nhằm luyện tập kĩ năng đọc hiểu, phân tích, cảm thụ, giải quyết vấn đề của tác phẩm.

b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ

- Nội dung thực hành bao gồm các bài tập/ nhiệm vụ hướng tới các kĩ năng sau đây:

+ Đọc hiểu về tác giả và tác phẩm, những thông tin liên quan để hiểu nội dung của văn bản

+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật cuả tác phẩm.

+ Cảm thụ, thưởng thức, đánh giá được vẻ đẹp, ý nghĩa của tác phẩm văn chương.

+ Trình bày được suy nghĩ của mình về một vấn đề trong tác phẩm dưới ngơn ngữ nói và viết (một đoạn, bài)

Hoạt động thực hành luyện tập: học sinh có thể được làm các bài tập tại lớp hoặc giao về nhà để phù hợp điều kiện, khả năng hoặc sở thích của HS dưới những câu hỏi, kế hoạch của giáo viên.

Bƣớc 4: Hoạt động ứng dụng

a) Mục đích của hoạt động ứng dụng là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế học tập và trong cuộc sống của các em.

b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ

+ Vận dụng những kiến thức KN đọc hiểu để tiếp cận và đọc hiểu những văn bản truyện ngắn khác trong và ngồi chương trình.

+ Biết cách phân tích những khía cạnh của một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn như hình tượng nhân vật, chi tiết nghệ thuật quan trọng, tình huống truyện, nghệ thuật kể chuyện…

+ Vận dụng những kiến thức, KN đã học và thực hành có thể liên hệ để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống như: a/ các vấn đề phức tạp thời hậu chiến, gánh nặng mưu sinh, bạo lực gia đình và cách giải quyết; b/ biết nhìn nhận và đánh giá đa chiều về cuộc sống và con người; c/ biết rung động và cảm nhận cái đẹp mới trong cuộc sống đương đại: thấu hiểu, chịu đựng, vị tha, bao dung và d/ biết đồng cảm trước những bất hạnh con người và dám lên tiếng phê phán, lên án trước cái xấu cái ác.

Bƣớc 5: Hoạt động bổ sung

a) Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng KT, KN. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là khơng ngừng, do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể.

b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ

- Đọc thêm toàn văn bản “Chiếc thuyền ngồi xa” các đoạn trích, văn bản giới thiệu tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu (sách Nguyễn Minh Châu về tác

gia và tác phẩm, Tuyển tập tác phẩm của Nguyễn Minh Châu…).

- Đọc thêm các tác phẩm cùng đề tài trong văn học thời kì đổi mới.

- Trao đổi với bạn bè, người thân, về nội dung bài học như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi những băn khoăn và thắc mắc về nội dung của câu chuyện đó…

- Tìm đọc sách báo, mạng in-tơ-nét… một số nội dung theo yêu cầu.

Các nhiệm vụ của họat động bổ sung được thiết kế cho HS tự làm việc ở nhà. HS có thể thực hiện độc lập, hoặc kết hợp các bạn, nhóm bạn, tập thể lớp để thực hiện.

2.3. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền

ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu theo định hƣớng phát triển năng lực 2.3.1. Phương pháp

Để dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao chúng tôi lựa chọn và thực hiện những phương pháp dạy học đối với bài học này như sau:

2.3.1.1. Các phương pháp dạy học truyền thống

Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập một cách hợp lí và hiệu quả. Dù những phương pháp này còn nhiều những hạn chế nhưng nếu biết khắc phục những nhược điểm và phát huy được tác dụng của nó thì những phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học tác phẩm.

GV khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” có thể tiến hành các phương pháp truyền thống như sau:

- Dẫn dắt lời vào bài khi dạy học tác phẩm.

- Trình bày, bổ sung những thơng tin trong phần tác giả và tác phẩm.

- Giải thích những từ ngữ khó, cách đặt nhan đề tác phẩm của nhà văn, những kiến thức khó có liên quan đến tác phẩm.

- Áp dụng cách đặt câu hỏi, cách đặt ra các tình huống có vấn đề để HS suy ngẫm và trả lời, cách xử lí các câu trả lời trong đàm thoại như: “Đọc và quan sát nhân vật người đàn bà hàng chài em có nhận xét, cảm nhận gì?”, GV có thể gợi mở cho HS cách nhận xét, nêu cảm nhận về một nhân vật qua hoàn cảnh sống, lí lịch, tuổi tác, ngoại hình, đời sống nội tâm, hành động cử chỉ, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong tác phẩm.

2.3.1.2. Các phương pháp dạy học tích cực

Kết hợp đa dạng, linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực như: - Thảo luận nhóm:

+ GV có thể chia nhóm từ 4-6 HS một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ đích, nhóm tự bầu nhóm trưởng, nhóm trưởng có trách nhiệm phân cơng việc cho mỗi người, tổng hợp ý kiến.

+ GV giao đề tài, chủ đề, câu hỏi, hình thức trình bày, vật dụng, thời gian để HS thảo luận chẳng hạn: “Tại sao người đàn bà bị chồng đánh 3 ngày một trận nhẹ 5 ngày một trận nặng nhưng vẫn không muốn bỏ chồng?” , các nhóm suy nghĩ, thảo luận và trình bày ra giấy bằng bút dạ sau khi đã tập hợp được ý kiến của nhóm trong thời gian 5 phút. Đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả, nhóm khác bổ xung, GV đúc kết nhấn mạnh những nội dung quan trọng.

- Đóng vai: Tổ chức cho học sinh nhập một vai giả định để trình bày những suy nghĩ và cảm nhận của mình, giúp các em suy nghĩ sâu sắc hơn về một

vấn đề trong tác phẩm. Với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, phương pháp đóng vai được tiến hành với một số nội dung học tập sau: nhập vai một nhân vật kể lại câu chuyện như nhân vật Phùng hoặc người đàn bà, hoặc một giao tiếp giả định như bạn đọc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Minh Châu về để tìm hiểu ý đồ nghệ thuật của ơng. HS đóng vai tác giả để trao đổi với bạn đọc, hình thức tổ chức là một HS đảm nhiệm vai trò tác giả, các HS khác sẽ đặt cho HS này những câu hỏi về nghệ thuật truyện những, vấn đề về nội dung trong tác phẩm mà HS băn khoăn, HS này có thể hỏi lại các bạn đọc trực tiếp tham gia.

- Nghiên cứu tình huống: là một phương pháp dạy học, trong đó trọng tâm

của quá trình dạy học là phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp được lựa chọn trong thực tiễn. Phương pháp này HS chủ yếu làm việc nhóm, HS tự nghiên cứu tình huống có vấn đề hoặc nghiên cứu tình huống mà GV đặt ra từ trong tác phẩm hơặc xuất phát từ thực tế cuộc sống. Để giải quyết các vấn đề phải dựa trên những giải pháp được đưa ra để giải quyết mà HS đã nghiên cứu, tìm tịi. Đối với tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” phương pháp tình huống được thực hiện như sau:

+ Nhận biết tình huống: GV cho HS xác định tình huống hoặc nêu ra tình huống cụ thể: “Làm thế nào để chấm dứt được bi kịch gia đình hàng chài?” .

+ Thu thập các thông tin liên quan đến tình huống: GV yêu cầu HS huy động các thông tin trong tác phẩm và cuộc sống để giải quyết vấn đề nàỳ. HS cần xác định được nguyên nhân của bi kịch, bi kịch xuất phát từ đâu, từ đó tập hợp các thơng tin.

+ Tìm phương án giải quyết: HS có thể tìm giải pháp từ phía người đàn bà, người đàn ơng, pháp luật, địa phương, những chính sách từ xã hội... Những phương án đó cá nhân có thể giải quyết được hay cần kết hợp đồng bộ các phương án để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Như bản thân người đàn bà, đàn ơng hàng chài có thể tự giải quyết bi kịch của mình khơng hay cần sự phối hợp đồng bộ từ phía khách quan và chủ quan.

+ Phân tích đánh giá: sau khi các nhóm đưa ra phương án giải quyết và cách lập luận của mình, bảo vệ được quan điểm trình bày, HS sẽ đối chiếu và đánh giá, kết hợp định hướng của thầy cô để cân chắc và lựa chọn phương án tối ưu cho vấn đề cần giải quyết theo chiều hướng nào.

2.3.1.2. Kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực

Muốn sử dụng thành cơng, hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, GV cần vận dụng và kết hợp thuần thục các kĩ thuật dạy học tích cực.Với tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” chúng tơi sẽ sử dụng các kĩ thuật dạy học sau:

- Kĩ thuật chia nhóm: GV sẽ tổ chức hoạt động theo nhóm cho HS để gây hứng thú, tạo cơ hội cho HS học tập, GV tiến hành chia theo nhiều tiêu chí như điểm danh, theo sở thích (màu sắc, loài hoa, các mùa trong năm…), chia theo hình ghép, theo nhóm cùng trình độ, hỗn hợp, giới tính. Với tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” chúng tơi chia nhóm theo sở thich sắc màu, và mỗi nhóm là 6 HS.

- Kĩ thuật cơng đoạn: sau khi HS được chia thành các nhóm và được giao nhiệm vụ khác nhau, các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 cho nhau, cụ thể: nhóm 1-2, nhóm 3-4, nhóm 5-6. Các nhóm đọc và đóng góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn, sau đó tiếp tục luân chuyển để các nhóm khác góp ý, hồn thiện kết quả.

- Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”: kĩ thuật này tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi cịn băn khoăn, thắc mắc bằng cách trình bày ngắn gọn cơ đọng. Kĩ thuật này có thể tiến hành vào cuối tiết học (giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, HS suy nghĩ và viết ra giấy. Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học, những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tìm hiểu. Trong bài học “Chiếc thuyền ngồi xa” GV có thể đặt câu hỏi ở cuối tiết học “Qua tác phẩm này em học được những gì? Tác phẩm này cịn vấn đề gì chưa thể giải quyết”. HS sẽ trình bày giấy trong vịng 1 phút, GV thu lại để kiểm tra sự hiểu bài của HS.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi: trong dạy học, GV phải thường xuyên sử dụng câu hỏi để gợi mở và dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá những thơng tin, kién thưuc và kĩ năng. HS cũng phải sử dụng câu hỏi để nêu những thắc mắc làm sáng tỏ nội dung bài học. Khi đặt câu hỏi cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu + Đúng lúc và đúng chỗ + Phù hợp với trình độ HS + Kích thích được suy nghĩ + Phù hợp với thời gian thực tế

+ Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, khơng ghép nhiều câu hỏi thành một câu móc xích, khơng hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

Cụ thể khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” GV có thể xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)