Năng lực cảm thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Những năng lực cần đạt được sau khi dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa”

2.1.2. Năng lực cảm thụ

Cảm thụ là cảm nhận và phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm đào tạo, bồi dưỡng mĩ cảm phong phú và tinh tế cho độc giả. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, cuộc sống và con người. Thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện từ đó người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ

chính cánh cửa tâm hồn của mình.. Năng lực cảm thụ (cịn gọi là năng lực trí tuệ cảm xúc) thường dùng với hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân, chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ thường được thể hiện ở những nội dung sau:

- Nhận thức được các cảm xúc của bản thân: tức là nhận biết các cảm xúc của mình. Năng lực này có ý nghĩa căn bản đối với sự hiểu biết bản thân và trực giác tâm lí.

- Làm chủ các cảm xúc của bản thân: đó là năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hồn cảnh. Năng lực này giúp mỗi người biết cách tự trấn an tinh thần của mình trong những tình huống căng thẳng hoặc những thử thách của cuộc sống. Những người có năng lực làm chủ cảm xúc của bản thân có thể chấp nhận và vượt qua những cay đắng của thất bại, mất mát; những sự trái ý mà cuộc đời dành cho mình, biết ứng xử có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

- Nhận biết các xúc cảm của người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mĩ: đó là sự đồng cảm, nhạy cảm, trước những trạng thái cảm xúc của người khác xuất phát từ ý thức về bản thân là yếu tố căn bản tạo nên mối quan hệ gữa cá nhân và mối quan hệ xung quanh, từ đó có thái độ trước những cái đẹp, cái thiện cũng như cái ác, cái xấu trong cuộc sống.

- Làm chủ những liên hệ, những giá trị của con người và cuộc sống: đó là biết làm chủ, điều khiển các cảm xúc của mình ở múc cao nhất, biết nhận thức những giá trị sống từ phương diện thẩm mĩ, biết hành động vì những gì tốt đẹp trong cuộc sống của mình

Năng lực cảm thụ là năng lực quan trọng trong dạy học Ngữ văn, đây được coi là năng lực đặc thù của môn học này, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản và thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong q trình tiếp nhận văn chương năng lực này được thể hiện ở những phương diện sau:

- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm viết về thiên nhiên về con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.

- Nhận ra được giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả và thấp hèn… từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.

- Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học: hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ cá nhân; biết cảm nhận và và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp cận tác phẩm văn chương.

Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước các đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện khơng đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn…

Khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu, GV thơng qua các hoạt động học như đặt câu hỏi, cắt nghĩa, phân tích, giảng bình để dẫn dắt, khơi gợi, định hướng những rung động thẩm mĩ của HS nhằm giúp các em tiếp nhận cảm thụ sâu một văn bản văn học hoặc thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, định hướng bổ sung… GV giúp HS nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm như:

- Ngắm nhìn vẻ đẹp chiếc thuyền ngồi xa trong cảnh biển buổi sớm mờ sương cho em những cảm nhận nào? HS có thể cảm nhận đó là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và hồn hảo từ đường nét, hình ảnh, màu sắc. Ngắm nhìn nó vào một buổi sớm mai, bức tranh mang đến cho chúng ta cảm giác thật yên bình, tâm hồn như lắng đọng rồi lại bừng lên trong khoảnh khắc của một ngày mới, có lúc lại thấy xa xơi, chênh vênh, nhỏ bé như chiếc thuyền ở ngoài xa.

- Cảm nhận được vẻ đẹp người đàn bà hàng chài: HS trao đổi và đưa ra ý kiến khác nhau về người phụ nữ này: sau dáng vẻ lam lũ, nhẫn nhục là một người vợ thấu hiểu, thương xót chồng; người mẹ hết lịng vì con, sẵn sàng cam chịu những thiệt thịi đau khổ để con cái có một gia đình cả cha và mẹ. Cuộc đời người đàn bà hàng chài là những chuỗi dài bất hạnh, nhưng không lúc nào hết bà hết yêu thương và sự cảm thông, bà vẫn chắt chiu những hạnh phúc nhỏ bé của cuộc đời để sống và nuôi con. Bà là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ giàu sức chịu đựng, vị tha, bao dung. Bà đáng thương và tội nghiệp nhưng cũng khiến người khác thấy khâm phục.

- HS thấy bất bình trước hành động vũ phu của người đàn ông hàng chài, một hành động đáng bị lên án và pháp luật trừng trị khi anh ta tự cho mình cái quyền hành hạ, đánh đập người khác để thỏa màn những uất ức, bực dọc và bế tắc của bản thân. Hành động của anh ta là hiện thân của cái xấu cái ác của bạo lực đang tồn tại trong các gia đình Việt.

Tác phẩm cịn có rất nhiều chi tiết, hình ảnh, ngơn ngữ... gợi lên những rung cảm thẩm mĩ cho người đọc, từ đó người đọc hình thành và phát triển năng lực cảm thụ, thưởng thức những giá trị của văn bản văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)